Tiến Độ Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu


2.5 Tóm tắt chương 2

Trong chương 2 đã giới thiệu 4 lý thuyết: Lý thuyết quốc tế hóa, lý thuyết dựa trên nguồn lực, lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu bao gồm: Kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ, sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh, rào cản kỹ thuật thương mại, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu. Trong đó, chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi đóng vai trò trung gian trong mô hình các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp. Mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Tổng cộng bao gồm 17 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết (Bảng 2.2).


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giới thiệu chương:

Trong chương 3, luận án trình bày quy trình và phương pháp nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ được trình bày chi tiết ở chương này nhằm thiết kế thang đo lường cho các khái niệm sẽ được kiểm định trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp xử lý dữ liệu định tính, định lượng và phương pháp chọn mẫu cũng được diễn giải ở chương 3.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Luận án được thực hiện thông qua 3 bước: Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Quy trình nghiên cứu (Hình 3.1) cụ thể như sau:

BƯỚC 1: Nghiên cứu định tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Nghiên cứu định tính triển khai nhằm khám phá các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ của chúng trong ngành XKRQ của doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên tổng hợp cơ sở lý thuyết (lý thuyết nền, khái niệm và các nghiên cứu trước) về kết quả xuất khẩu, mô hình nghiên cứu, giả thuyết và biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm được hình thành. Một tập thang đo chọn lọc, kế thừa từ nghiên cứu trước được tổng hợp dùng làm dàn bài cho bước điều chỉnh và bổ sung thang đo. Các khái niệm này được xây dựng và kiểm định tại nước ngoài, nơi mỗi quốc gia có sự phát triển kinh tế và văn hóa ở cấp độ khác nhau. Hơn nữa, mô hình và các thang đo được nghiên cứu của sản phẩm công nghiệp có thể chưa phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm XKRQ của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, nghiên cứu định tính được triển khai qua 2 giai đoạn: (1) Khám phá sự tồn tại khái niệm nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và mối quan hệ giữa các khái niệm này của doanh nghiệp XKRQ; (2) điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu phù hợp điều kiện và TTXK rau quả Việt Nam.

Cả hai giai đoạn nghiên cứu định tính đều dùng kỷ thuật thảo luận tay đôi cùng các chuyên gia là các giám đốc doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, giảng viên là các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, đại diện cơ quan nhà nước và Hiệp hội, mô hình

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 12


nghiên cứu đề xuất chuẩn hoá mô hình lý thuyết, khám phá yếu tố mới và điều chỉnh/bổ sung thang đo cho rõ ràng, phù hợp với ngữ cảnh. Kết quả nghiên cứu định tính giai đoạn 1 nhằm giúp xây dựng thang đo nháp 1, sau đó thang đo nháp 2 được hình thành từ kết quả định tính giai đoạn 2. Trên cơ sở thang đo nháp 2, thang đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp đã được điều chỉnh/bổ sung phù hợp tình hình XKRQ Việt Nam, luận án thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo (Phụ lục 1).

Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu


Bước Giai đoạn


1 Nghiên cứu định tính

Phương pháp

Định tính

Kỹ thuật thu thập dữ liệu Phỏng vấn tay đôi


Cỡ mẫu


n= 14 (GĐ1)

n= 13 (GĐ2)

Thời gian


Tháng 8/2018 đến tháng 10/2018

2 Nghiên cứu sơ bộ

3 Nghiên cứu chính thức

Định lượng Định lượng

Phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, email

n = 116 Tháng 11/2018 đến tháng 01/2019

N = 339 Tháng 02/2019

đến tháng 08/2019 (Nguồn: Tính toán của tác giả)

BƯỚC 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ sử dụng thang đo nháp 2 thông qua phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại và gửi bảng câu hỏi qua email với số mẫu hợp lệ 116 doanh nghiệp (Ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh ngành XKRQ) theo phương pháp lấy mẫu định mức vào giai đoạn từ tháng 11/2018 đến tháng 01/2019 (Bảng 3.1). Những hoạt động cần thực hiện trong bước nghiên cứu này là: (1) điều tra sơ bộ, (2) đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, (3) phân tích nhân tố khám phá và thiết kế bảng câu hỏi chính thức. Mục đích của giai đoạn này là điều tra sơ bộ đáp viên nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định lý thuyết khoa học của mô hình nghiên cứu. Các biến quan sát thỏa mãn các điều kiện đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng cho nghiên cứu định lượng chính thức.


Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính GĐ1



Thang đo nháp 2


Nghiên cứu định tính GĐ2


Thang đo nháp 1


Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n=116)


Kiểm tra tương quan biến tổng Cronbach’s

Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha alpha


Kiểm tra trọng số EFA nhỏ loại

Kiểm tra yếu tố trích được EFA

Kiểm tra phương sai trích được


Thang đo chính thức

Nghiên cứu chính thức (N=339)


Đánh giá mô hình PLS SEM

- Hệ số xác định

- Độ tương thích dự báo (Q2)

- Mức độ tác động (f2)

Đánh giá mô hình đo lường

- Độ tin cậy tổng hợp

- Giá trị hội tụ

- Giá trị phân biệt



Đánh giá phân loại nhóm

- Kiểm định hoán vị

- PLS-MGA


Kết luận và hàm ý quản trị



Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chung

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


BƯỚC 3: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức triển khai trên cơ sở điều tra các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp khảo sát trực tiếp, gọi điện và gửi bảng câu hỏi qua email sau khi đối tượng khảo sát chấp nhận tham gia. Các khái niệm trong mô hình nghiên cứu được đánh giá, kiểm định trên cơ sở dữ liệu đã được điều tra với cỡ mẫu 339 doanh nghiệp. Thời gian khảo sát chính thức được tiến hành từ tháng 02/2019 đến tháng 08/2019. Các phần tử của mẫu là ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.

Phương pháp PLS-SEM sử dụng ước lượng đồng thời mô hình đo lường và cấu trúc. Đây là phương pháp triển khai phổ biến trong các nghiên cứu hiện nay (Hair và cộng sự, 2018) và cho thấy một số mức độ phù hợp trong một số trường hợp (Hair và cộng sự, 2016a). Đầu tiên, mô hình đo lường được phân tích độ tin cậy nhất quán nội tại, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm đo lường trong mô hình (loadings, Cronbach’s alpha / composite reliability rho A, AVE, HTMT). Kế tiếp, mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương bé nhất riêng phần (PLS-SEM) được kiểm định thông qua các hệ số (VIF, hệ số xác định (R2), dự đoán mức độ dự báo (Q2), mức độ tác động (f2), hệ số tác động (q2), các mức ý nghĩa và mối quan hệ). Công cụ được dùng để thực hiện các phân tích là phần mềm SPSS 25 cho thống kê mô tả, và phần mềm SmartPLS 3.2.7 cho cả mô hình đo lường và phương trình cấu trúc tuyến tính.

3.2 Nội dung nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính thực hiện nhằm xây dựng, bổ sung các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa các khái niệm, đồng thời điều chỉnh/bổ sung thang đo phù hợp với điều kiện và đặc điểm thị trường XKRQ của doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu định tính triển khai qua 2 bước: (1) Khám phá các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa các khái niệm, (2) điều chỉnh/bổ sung thang đo nghiên cứu. Cả hai giai đoạn đều sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi với các đối tượng thảo luận là giám đốc doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, giảng viên là các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, đại diện cơ quan nhà nước và Hiệp hội.


3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính

Đối tượng và phương pháp thực hiện

Nghiên cứu định tính được triển khai qua 2 bước: (1) Khám phá các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ giữa các khái niệm, và (2) điều chỉnh bổ sung/thang đo (Hình 1, Phụ lục 4). Đối tượng thảo luận tay đôi là giám đốc doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, giảng viên là các nhà nghiên cứu trong cùng lĩnh vực, đại diện cơ quan nhà nước và Hiệp hội. Khi chọn đúng đối tượng, tác giả mời chuyên gia thảo luận với thời gian ước lượng báo trước và tiến hành phỏng vấn khi chuyên gia sẵn sàng tham gia. Trước khi cuộc thảo luận bắt đầu, tác giả giới thiệu chủ đề trao đổi và lưu ý với đối tượng tham gia là tinh thần thoải mái, tự nhiên và thẳng thắn chia sẻ những gì họ nghĩ và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu ngành XRRQ Việt Nam mà không quan tâm đến việc trả lời đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp.

Nghiên cứu định tính giai đoạn 1: Phương pháp thảo luận tay đôi và chọn mẫu thuận tiện được triển khai để khám phá các khái niệm nghiên cứu cùng mối quan hệ giữa các khái niệm. Buổi trao đổi được thực hiện trong không khí thoải mái, để các đối tượng nghiên cứu thuận tiện chia sẻ các trải nghiệm. Tác giả chỉ có vai trò khơi gợi về các khía cạnh của chủ đề nghiên cứu, đặc biệt là quá trình tìm kiếm các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam, mà không tác động vào câu trả lời của đối tượng. Vì vậy, tác giả đã sử dụng một bản câu hỏi theo dạng bán cấu trúc thảo luận tay đôi và đưa ra là những câu hỏi mở để các chuyên gia trả lời (Dàn bài nghiên cứu định tính giai đoạn 1, Phụ lục 1).

Nghiên cứu định tính giai đoạn 2: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kỹ thuật thảo luận tay đôi được triển khai để điều chỉnh thang đo. Trước khi cuộc thảo luận bắt đầu, tác giả giới thiệu chủ đề trao đổi và tinh thần thẳng thắn chia sẻ những gì thực sự nghĩ về các thang đo của từng khái niệm và thoải mái sáng tạo, đóng góp những ý kiến, thang đo mới cho từng khái niệm nghiên cứu mà không bận tậm đến việc nó đúng hay sai. Buổi thảo luận tay đôi được thực hiện như là cuộc trao đổi thẳng thắn về cách dùng từ, nội dung, ý nghĩa của các thang đo được kế thừa và phần quan trọng là chia sẻ những ý kiến, đóng góp mới cho các thang đo. Tác giả chỉ có vai trò


lắng nghe, khuyến khích đối tượng phỏng vấn đưa ra càng nhiều đánh giá, ý tưởng đóng góp cho thang đo mới (Dàn bài nghiên cứu định tính giai đoạn 2, Phụ lục 1).

Thu thập và phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận tay đôi là các bảng ghi chép đầy đủ theo đúng toàn bộ các nội dung đã thảo luận. Các cuộc trao đổi được tiến hành trong không khí thoải mái về chủ đề kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

Sau khi triển khai thảo luận tay đôi cùng các chuyên gia, dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp lại để phân tích những kết quả quan trọng và có tính thống nhất nhằm đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam ở nghiên cứu định tính giai đoạn 1; tiếp đến, ở bước nghiên cứu định tính giai đoạn 2, các ý kiến đánh giá thang đo nghiên cứu được ghi nhận lại, sau đó tác giả kiểm tra các thang đo và chọn ra những thang đo chung và ghi nhận lại kết quả nghiên cứu, để điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính giai đoạn 1

Mục tiêu nghiên cứu định tính giai đoạn 1 là khám phá sự tồn tại các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Các câu hỏi thảo luận được phát triển theo trình tự logic (dàn bài nghiên cứu định tính giai đoạn 1, Phụ lục 1), những câu hỏi mở này nhằm khám phá ra các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả thảo luận tay đôi với các đối tượng nghiên cứu cho thấy, khi hỏi đến đối tượng thứ 14 thì không phát hiện nội dung gì mới, những người tham gia đều hiểu rõ khái niệm kết quả xuất khẩu và vai trò đóng góp của các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.

Một trong những phát hiện trong quá trình thảo luận tay đôi là phần lớn các chuyên gia nhận định kết quả xuất khẩu không những bị tác động chi phối bởi kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, sự khác biệt môi trường,


cường độ cạnh tranh mà còn chịu sự tác động từ một số yếu tố khác, trong đó có 02 chuyên gia đề nghị yếu tố chất lượng mối quan hệ, 02 chuyên gia đề nghị yếu tố cấu trúc tổ chức, và có 10 chuyên gia đề nghị hai yếu tố năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại. Các đề nghị của chuyên gia về các yếu tố là phù hợp, tin cậy và nên được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đồng tình và chú trọng nhiều hơn đối với yếu tố năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại. Mặc dù hai yếu tố năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại chưa được nghiên cứu nhiều, nhưng nhìn chung đã được tìm thấy trong một số lĩnh vực như xuất khẩu hàng hóa công nghiệp hoặc xuất khẩu đa ngành. Điều này có nghĩa là việc đề nghị của các chuyên gia về năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu rau quả có tác động đến kết quả xuất khẩu là có cơ sở.

Bảng 3.2 Thống kê kết quả định tính giai đoạn 1


Mối quan hệ Tỷ lệ chuyên gia đồng ý

Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu

Kinh nghiệm quốc tế tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi

Cam kết xuất khẩu tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi

Đặc điểm sản phẩm tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi

Sự khác biệt môi trường tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu và tích cực đến chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi Cường độ cạnh tranh tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi

Năng lực công nghệ tác động tích cực đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi (Đề xuất mới)

Rào cản kỹ thuật thương mại tác động tiêu cực đến kết quả xuất khẩu và tích cực đến chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi (Đề xuất mới)

(14/14) 100%


(14/14) 100%


(14/14) 100%


(14/14) 100%


(14/14) 100%


(14/14) 100%


(10/14) 71,43%


(10/14) 71,43%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí