với hàng loạt các rào cản xuất khẩu, được xác định trong tất cả các giai đoạn của quá trình quốc tế hóa, từ giai đoạn ban đầu đến giai đoạn cam kết hơn. Tuy nhiên, bản chất của những trở ngại cũng như tần suất liên quan, cường độ hoặc tầm quan trọng, có xu hướng khác nhau một cách có hệ thống ở các giai đoạn khác nhau. Hơn nữa, sự khác biệt về rào cản không chỉ tồn tại giữa các giai đoạn, mà còn giữa các doanh nghiệp trong cùng một giai đoạn xuất khẩu (Leonidou, 1995a, 1995b). Tiếp theo, lý thuyết RBV đã luận giải lợi thế nguồn lực giúp doanh nghiệp chống lại các rào cản thị trường, do đó thúc đẩy mở rộng nhanh chóng (Wernerfelt, 1984). Tiếp cận theo RBV, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với rào cản xuất khẩu; ngược lại, các doanh nghiệp có nguồn lực lớn càng ít bị ảnh hưởng (Kahiya, 2018). Cuối cùng, lý thuyết thể chế đặt ra các tác nhân (cơ quan chính phủ hoặc thương mại), chứng minh các rào cản bắt nguồn từ chất lượng của môi trường thể chế (Kahiya, 2018). Hơn nữa, sự khác biệt trong các thiết lập hoặc sự thay đổi chất lượng thể chế, tác động đến rào cản xuất khẩu và ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu.
Một động lực lớn cho mục tiêu mở rộng và thiết lập thành công tại các TTXK tạo lập nhu cầu cần thiết để quản lý các rào cản xuất khẩu (Mavrogiannis và cộng sự, 2008). Các rào cản xuất khẩu ngăn cản sự phát triển TTXK doanh nghiệp và được chứng minh có mối quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu (Leonidou, 1995a; Katsikeas và cộng sự, 1996; Altıntaş và cộng sự, 2007; Mavrogianni và cộng sự, 2008; Koksal & Kettaneh, 2011; Sinkovics và cộng sự, 2018). Cụ thể, Katsikeas và cộng sự (1996) minh họa ảnh hưởng tiêu cực của các rào cản xuất khẩu đối với kết quả xuất khẩu là do việc thiếu thông tin và truyền thông của TTXK. Altintas và cộng sự (2007) đề xuất các rào cản xuất khẩu liên quan đến thủ tục và cạnh trạnh. Thêm nữa, Sinkovics và cộng sự (2018) chứng minh ảnh hưởng tiêu cực của rào cản xuất khẩu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu.
Hơn nữa, nghiên cứu Mavrogianni và cộng sự (2008) đã chứng minh sự liên kết đáng kể giữa rào cản thương mại, trong đó có rào cản kỹ thuật thương mại (hạn ngạch, tình hình chính trị, rào cản văn hóa xã hội) và kết quả xuất khẩu. Chính phủ nước ngoài áp đặt các hàng rào thuế quan / phi thuế quan như hạn ngạch, tẩy chay và
các rào cản tiền tệ để bảo vệ hoặc khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước (Koksal & Kettaneh, 2011). Leonidou (1995) đã công bố việc áp dụng các hàng rào thuế quan / phi thuế quan cao, như thuế đặc biệt, hải quan và thủ tục nhập cảnh và kiểm soát tài chính, là một yếu tố gây ức chế không kém; trở ngại này được nhận thức có ảnh hưởng đối với các tổ chức nhỏ hơn, do đó nhấn mạnh các hạn chế thương mại đối với quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp và từ đó ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Tương tự, nghiên cứu của Koksal & Kettaneh (2011) đồng thời xác định rằng các doanh nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon gặp vấn đề với các rào cản bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; trong đó, rào cản bên ngoài chính là việc áp đặt hàng rào thuế quan / phi thuế quan của các nước sở tại đối với các doanh nghiệp. Trong các rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) quy định trong các lĩnh vực chất lượng, ghi nhãn và tiêu chuẩn kỹ thuật làm tăng chi phí xuất khẩu vào nước áp dụng các phương pháp đó. Việc áp dụng TBT có thể làm tăng chi phí biến đổi sản xuất hàng hóa xuất khẩu bởi tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu nâng cấp hoặc ít nhất là thích nghi sản phẩm hoặc bao bì, và các tiêu chuẩn khác nhau giữa các điểm đến, dẫn đến giảm cơ hội, gia tăng chi phí và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Fontagne & Orefice, 2018). Từ các lập luận, giả thuyết H8a, H8b được đề xuất như sau:
H8a: “Rào cản kỹ thuật thương mại có mối quan hệ ngược chiều với kết quả xuất khẩu”.
H8b: “Rào cản kỹ thuật thương mại có mối quan hệ cùng chiều với chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi”.
2.3.9 Vai trò của biến trung gian
Từ các giả thuyết (H1; H2a; H2b; H3a; H3b; H4a; H4b; H5a; H5b; H6a; H6b; H7a; H7b; H8a; H8b) cho thấy các yếu tố nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp không những có tác động trực tiếp mà còn có tác động gián tiếp đến kết quả xuất khẩu thông qua khái niệm EMS. Do đó nghiên cứu này cũng tập trung làm rõ vai trò trung gian của EMS trong quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, kinh nghiệm quốc tế có thể giúp các quản lý doanh nghiệp phát triển năng lực, cho phép họ hiểu rõ hơn về thị trường nước ngoài và thiết kế các EMS hiệu quả dẫn đến kết quả xuất khẩu cao hơn (Katsikeas và cộng sự, 1996; Johanson & Vahlne, 2009). Kinh nghiệm quốc tế của doanh nghiệp là một nguồn lực liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các quyết định chiến lược trong xuất khẩu (Sousa và cộng sự, 2008). Điều này ngụ ý rằng các nhà quản lý có kinh nghiệm quốc tế sẽ phân bổ các nguồn lực đáng kể để điều chỉnh EMS của họ nhằm tác động đến kết quả xuất khẩu. Do đó, dựa trên các lập luận từ H1; H2a; H2b EMS làm trung gian mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu. Điều này dẫn đến sự thích ứng của chiến lược marketing xuất khẩu củng cố mối quan hệ giữa kinh nghiệm quốc tế và kết quả xuất khẩu.
Thứ hai, cam kết xuất khẩu của doanh nghiệp là một năng lực quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thái độ chủ động của các nhà quản lý để phát triển EMS hiệu quả nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu và tạo LTCT trong các hoạt động nước ngoài (Wheeler và cộng sự, 2008). Khi mức độ gia tăng nguồn lực được cam kết cho hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có vị thế tốt hơn, cải tiến quy trình lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả EMS, từ đó thúc đẩy cả doanh số xuất khẩu và sự hài lòng về xuất khẩu của các nhà quản lý (Navarro và cộng sự, 2010b). Vì thế, dựa trên các lập luận từ H1; H3a; H3b EMS củng cố mối quan hệ giữa cam kết xuất khẩu và kết quả xuất khẩu, và là cơ chế giải thích mối quan hệ giữa cam kết xuất khẩu và kết quả xuất khẩu.
Thứ ba, nghiên cứu này lập luận thêm rằng các tính chất của đặc điểm sản phẩm như tính độc đáo, đặc thù văn hóa như một nguồn lực đáng kể để điều chỉnh EMS nhằm nâng cao kết quả hoạt động xuất khẩu. Để có cơ hội tăng trưởng kết quả khả thi, đặc điểm sản phẩm rau quả xuất khẩu phải phù hợp với điều kiện của TTXK, đóng gói dán nhãn và cách tiếp cận quảng cáo phải được tùy chỉnh để phù hợp với các đặc điểm văn hóa (ví dụ: ngôn ngữ và biểu tượng) tại TTXK (Cavusgil và cộng sự, 1993; O'cass & Julian, 2003b). Do đó, dựa trên các lập luận từ H1; H4a; H4b EMS làm trung gian mối quan hệ giữa đặc điểm sản phẩm và kết quả xuất khẩu.
Thứ tư, vai trò của năng lực công nghệ hỗ trợ từng thành phần của EMS: Trong chiến lược sản phẩm, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ để đổi mới trong sáng tạo và cải tiến sản phẩm, cũng như thích nghi chiến lược sản phẩm ở TTXK (Knight & Cavusgil, 2004; Jin & Cho, 2018); Trong chiến lược phân phối, năng lực công nghệ gia tăng hỗ trợ cho các nhà phân phối nước ngoài, để sản phẩm có thể được xử lý, truyền thông và bảo quản đúng cách (Cavusgil & Zou, 1994); Trong chiến lược giá, năng lực công nghệ có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh về giá, các sản phẩm của doanh nghiệp có năng lực công nghệ càng lớn càng có nhiều lựa chọn các nhà xuất khẩu điều chỉnh giá để duy trì tính cạnh tranh (Sousa & Novello, 2014). Năng lực công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình marketing của doanh nghiệp toàn cầu (Knight & Cavusgil, 2004). Điều này ngụ ý rằng EMS củng cố mối quan hệ giữa năng lực công nghệ để nâng cao kết quả xuất khẩu, dựa trên các lập luận từ H1; H5a; H5b.
Thứ năm, sự khác biệt môi trường giữa TTTN và TTXK được phát hiện có tác động đáng kể đến EMS và kết quả xuất khẩu (Theodosiou & Leonidou, 2003), vì sự khác biệt môi trường đặt ra những thử thách khiến doanh nghiệp phải đáp ứng linh hoạt và năng động. Thị trường của các quốc gia phản ánh các tính năng, đặc điểm độc đáo và sự khác biệt môi trường cấu thành nên các quyết định chiến lược và kết quả xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994). Hơn nữa, các quyết định chiến lược được thay đổi khi có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường (Sousa & Bradley, 2008). Do đó, dựa trên các lập luận từ H1; H6a; H6b, vai trò trung gian của EMS được kỳ vọng làm giảm tác động tiêu cực của sự khác biệt môi trường đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp.
Thứ sáu, cạnh tranh khốc liệt hơn ở TTXK có liên quan tích cực đến mức độ thích nghi chiến lược sản phẩm và truyền thông tiếp thị (Cavusgil và cộng sự, 1993). Khi cường độ cạnh tranh ở TTXK gia tăng thì nhu cầu của doanh nghiệp càng phải điều chỉnh các chiến lược phù hợp với đặc điểm thị trường. Đồng thời, Fuchs & Köstner (2016) xác nhận cường độ cạnh tranh ở TTXK có liên quan tích cực đến các thành phần của EMS (sản phẩm, truyền thông tiếp thị, giá cả, phân phối). Theo lập luận từ H7a, khi áp lực cạnh tranh cao, các doanh nghiệp có xu hướng chuẩn bị gia nhập thị trường chính xác hơn và buộc phải phân bổ các nguồn lực hiện có một cách
chọn lọc hơn, từ đó dẫn đến gia tăng kết quả xuất khẩu (Lages & Montgomery, 2005; Fuchs & Köstner, 2016). Do đó, dựa trên các lập luận từ H1; H7a; H7b, EMS củng cố mối quan hệ giữa cường độ cạnh tranh và kết quả xuất khẩu, và là cơ chế giải thích mối quan hệ giữa cường độ cạnh tranh và kết quả xuất khẩu.
Cuối cùng, các nhà quản lý thực hiện các EMS, giúp doanh nghiệp giảm tác động tiêu cực của rào cản kỹ thuật thương mại ở TTXK đến kết quả xuất khẩu. Khi rào cản kỹ thuật thương mại càng cao yêu cầu doanh nghiệp cần phải gia tăng mức độ thích nghi các thành phần chiến lược marketing xuất khẩu. Do đó, dựa trên các lập luận từ H1; H8a; H8b, vai trò trung gian của EMS được kỳ vọng làm giảm tác động tiêu cực của rào cản kỹ thuật thương mại đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp.
2.3.10 Vai trò của biến điều tiết
Số năm kinh nghiệm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chính được giả thuyết là biến điều tiết có tác động đến mối quan hệ giữa EMS và kết quả xuất khẩu. Hơn nữa, biến điều tiết được đề xuất có ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và kết quả xuất khẩu. Biến điều tiết trong mô hình nghiên cứu đề xuất là biến điều tiết theo nhóm. Do đó, sau khi khảo sát, mẫu sẽ được chia làm các nhóm đồng nhất và được tiến hành kiểm định để xác định vai trò của biến điều tiết. Từ các lập luận, các giả thuyết được đề xuất như sau:
H9a: “Biến điều tiết có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu”.
H9b: “Biến điều tiết có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và kết quả xuất khẩu”.
Giả thuyết
Bảng 2.2: Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu
Giải thích Kỳ vọng dấu
Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi / Kết quả xuất khẩu | + | |
H2a | Kinh nghiệm quốc tế / Kết quả xuất khẩu | + |
H2b | Kinh nghiệm quốc tế / Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | + |
H3a | Cam kết xuất khẩu / Kết quả xuất khẩu | + |
H3b | Cam kết xuất khẩu / Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | + |
H4a | Đặc điểm sản phẩm/ Kết quả xuất khẩu | + |
H4b | Đặc điểm sản phẩm/ Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | + |
H5a | Năng lực công nghệ/ Kết quả xuất khẩu | + |
H5b | Năng lực công nghệ/ Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | + |
H6a | Sự khác biệt môi trường/ Kết quả xuất khẩu | _ |
H6b | Sự khác biệt môi trường/ Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | + |
H7a | Cường độ cạnh tranh / Kết quả xuất khẩu | + |
H7b | Cường độ canh tranh / Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi | + |
H8a | Rào cản kỹ thuật thương mại / Kết quả xuất khẩu | _ |
Có thể bạn quan tâm!
- Rào Cản Xuất Khẩu – Rào Cản Kỹ Thuật Thương Mại
- Cam Kết Xuất Khẩu Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xuất Khẩu Và Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Sự Khác Biệt Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Xuất Khẩu Và Chiến Lược Marketing Xuất Khẩu Thích Nghi
- Tiến Độ Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu
- Kết Quả Hiệu Chỉnh Thang Đo Nghiên Cứu Định Tính Giai Đoạn 2
- Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Của Các Thang Đo Sơ Bộ
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
H8b
H9a
H9b
Rào cản kỹ thuật thương mại / Chiến lược marketing xuất khẩu
+
thích nghi
Biến điều tiết có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu
Biến điều tiết có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và kết quả xuất khẩu
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên lý thuyết quốc tế hóa, lý thuyết dựa trên nguồn lực, lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên. Trong đó, lý thuyết dựa trên nguồn lực và ngẫu nhiên giải thích cho mối quan hệ giữa EMS và kết quả xuất khẩu.
Lý thuyết quốc tế hóa và lý thuyết dựa trên nguồn lực giải thích cho mối quan hệ giữa các yếu tố nội bộ như kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm, năng lực công nghệ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và EMS của doanh nghiệp. Lý thuyết thể chế giải thích mối quan hệ giữa sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và kết quả xuất khẩu. Lý thuyết ngẫu nhiên giải thích mối quan hệ giữa sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh và EMS. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết quốc tế hóa, dựa trên nguồn lực và thể chế để giải thích mối quan hệ giữa rào cản kỹ thuật thương mại và kết quả xuất khẩu.
Thông qua việc kết hợp các lý thuyết nền tảng, lược khảo các nghiên cứu trước và đặc điểm của lĩnh vực xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam, các giả thuyết nghiên cứu được hình thành (Bảng 2.2) thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Nhìn chung, mô hình nghiên cứu Cavusgil & Zou (1994), O’cass & Julian (2003b), Navarro và cộng sự (2014), Fuchs & Köstner (2016) có thể vận dụng phù hợp đối với mô hình các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau quả Việt Nam. Kết hợp kết quả nghiên cứu định tính với cơ sở lý thuyết, rút ra kết quả xuất khẩu được xác định chịu sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của 7 yếu tố:
(1) Kinh nghiệm quốc tế, (2) cam kết xuất khẩu, (3) đặc điểm sản phẩm, (4) năng lực công nghệ, (5) sự khác biệt môi trường, (6) cường độ cạnh tranh, (7) rào cản kỹ thuật thương mại. Bên cạnh đó, mô hình giả định 7 yếu tố sẽ có ảnh hưởng đến EMS (sản phẩm, giá cả, truyền thông tiếp thị và phân phối), đồng thời EMS được xem xét giữ vai trò trung gian giữa 7 yếu tố và kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam.
Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp được đề xuất trong Hình 2.2, mô hình này mô tả các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của cả các yếu tố nội bộ và môi trường bên ngoài doanh nghiệp được đưa ra giả thuyết tác động đến kết quả xuất khẩu. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp bao gồm kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu, đặc điểm sản phẩm và năng lực công nghệ. Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm sự khác biệt môi trường, cường độ canh tranh và rào cản kỹ thuật thương mại. Thị trường xuất khẩu chính và số năm kinh nghiệm xuất
khẩu là biến điều tiết, được giả thuyết có ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và kết quả xuất khẩu.
Trong 7 yếu tố ảnh hưởng, có 2 yếu tố là năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại là kết quả đề xuất từ bước nghiên cứu định tính. Như vậy, so với mô hình lý thuyết, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam có thêm 2 yếu tố nữa đó là năng lực công nghệ và rào cản kỹ thuật thương mại. Đây chính là tính mới và đặc trưng của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Các yếu tố nội bộ
Kinh nghiệm quốc tế Cam kết xuất khẩu Đặc điểm sản phẩm
Năng lực công nghệ
H2b H3b
H4b H5b
H2a H3a
H4a H5a
Các yếu tố bên ngoài
Chiến lược marketing
xuất khẩu thích nghi
H1
Kết quả
xuất khẩu
Sự khác biệt môi trường
H9a
H6b H7b H8b
Cường độ cạnh tranh
H6a H7a H8a
H9b
H9b
Rào cản kỹ thuật
thương mại
- Thị trường xuất khẩu
- Kinh nghiệm xuất khẩu
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)