Hỗ Trợ Cho Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Và Xuất Khẩu:


+ Công nghiệp nhẹ và dầu khí: Các chính sách như tăng cường giảm chi phí xuất khẩu, nới rộng các hỗ trợ về tài chính và tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các chính sách đầu tiên trong gói kích cầu của Trung Quốc đối với ngành công nghiêp nhẹ. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ tăng tiêu dùng và tăng nguồn cung các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ đối với thị trường trong nước, duy trì khối lượng hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu, chú trọng phát triển các kỹ thuật then chốt và tiến hành công nghiệp hóa ngành công nghiệp nhẹ. Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành phải tự phát triển thương hiệu và cải thiện chất lượng sản phẩm của chính mình. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng để đẩy mạnh nhu cầu cho các sản phẩm từ dầu thô nhằm duy trì tốc độ phát triển của ngành dầu khí. Chính sách này bao gồm việc đảm bảo nguồn cung cho các sản phẩm nông nghiệp như phân bón, xây dựng các nhà máy lọc dầu, xây dựng chính sách thuế hợp lý và giúp các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn.

1.1.3. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

- Cắt giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu:

Kể từ ngày 1-12-2008, hơn 3.700 loại hàng hóa xuất khẩu - tương đương 27,9% tổng số loại hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ được tăng hoàn thuế. Đây là chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Mở đường cho doanh nghiệp tìm các thị trường mới:

Mỹ và phương Tây là các thị trường chủ đạo của Trung Quốc, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên nhu cầu từ các thị trường này giảm mạnh. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm


các thị trường mới ổn định hơn và tiềm năng hơn. Đồng thời tìm nguồn cung ổn định cho Trung Quốc.

Trong lúc Mỹ và phương Tây đang bận đối phó với tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bắt đầu chuyến thăm đến đến Ả-rập Xê-út và bốn nước châu Phi là Mali, Senegal, Tanzania và Mauritius từ ngày 10-18/2/2009. Mục đích xuyên suốt trong các chuyến công du này của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là tìm kiếm nguồn cung dầu ổn định cho Trung Quốc. Châu Phi và Trung Đông đều là các nhà cung ứng dầu khí hàng đầu của Trung Quốc. Dầu khí từ Lục địa đen đáp ứng 1/3 nhu cầu dầu khí cho Trung Quốc. Riêng Ả-rập Xê-út đáp ứng 20% tổng lượng dầu khí từ bên ngoài vào Trung Quốc. Trung Quốc luôn tìm cách để giữ được nhịp độ tăng trưởng cao bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy và đa dạng. Trung Quốc đặt nhiều hy vọng vào việc ký hợp đồng với Nga về việc cung cấp dầu lửa qua đường ống dẫn dầu đang được xây dựng ở Đông Siberi - Thái Bình Dương. Song, lợi ích của Trung Quốc đối với Châu Phi và Trung Đông không chỉ là về dầu khí. Lợi ích kinh tế khác, đặc biệt về xuất khẩu của Trung Quốc vào Trung Đông và Châu Phi ngày càng quan trọng trong bối cảnh nguồn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và Châu Âu đang giảm sút. Vì thế, việc đẩy mạnh tiếp cận thị trường rộng lớn đầy tiềm năng của Trung Đông và Châu Phi sẽ góp phần bù đắp cho sự giảm sút đó. Trong thập kỷ qua, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi tăng mạnh nhờ nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc về dầu mỏ và các sản phẩm khai khoáng của Châu Phi, cũng như nhu cầu của châu lục này đối với xe hơi, hàng dệt may, viễn thông và các hàng hóa giá rẻ khác của Trung Quốc. Năm 2008, kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 106,8 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2007.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Các nước Trung Đông cũng đều là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc với tổng giá trị kim ngạch thương mại rất lớn như Brazil (khoảng 29,7 tỷ USD), Mexico (14,9 tỷ USD), Argentina (9,9 tỷ USD), Venezuela (5,8 tỷ USD), Colombia (3,4 tỷ USD) và Ecuador (1 tỷ USD).

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 9

1.1.4. Đưa ra các chính sách giải quyết việc làm:

Để giải quyết việc làm, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đề ra chính sách việc làm tích cực hơn với 3 phương án phòng ngừa thất nghiệp:

Một là, cho Doanh nghiệp Nhà nước không cắt giảm nhân công, bao gồm cả chấp nhận giảm lương nhưng không giảm nhân công.

Hai là, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội để hỗ trợ hai nhóm đối tượng có nguy cơ thất nghiệp cao nhất là nông dân từ nông thôn ra thành thị làm công việc đơn giản và sinh viên mới tốt nghiệp.

Nhờ tăng trưởng cao liên tục trong vòng 5 năm, quỹ bảo hiểm xã hội của Trung Quốc đã có khoản ngân sách tương đối lớn. Trong 3 năm, Chính phủ sẽ dùng quỹ để đầu tư đào tạo và bồi dưỡng cho hai nhóm đối tượng này. Với người nông dân ra thành thị, chỉ cần họ mong muốn và sẵn sàng tham gia thì sẽ được đào tạo nghề, từ đó tìm việc làm, tăng thu nhập.

Nhu cầu đội ngũ lao động kỹ thuật cao của Trung Quốc rất lớn. Trong khó khăn kinh tế, nước này sẽ tập trung chuẩn bị lực lượng đáp ứng nhu cầu đó. Nông dân tham gia các khóa đào tạo được miễn học phí và có khoản trợ cấp sinh hoạt nhất định.

Việc này được tiến hành song song với đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng trên cơ sở điều tra thị trường lao động của Trung Quốc. Lao động sau đào tạo sẽ được phân bổ về các đơn vị có nhu cầu.

Ba là, có chính sách tăng tính tự chủ, sáng tạo của đối tượng có nguy cơ thất nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp muốn kinh doanh, mở Doanh nghiệp sẽ


được hỗ trợ về thuế, chính sách và cơ chế tiếp cận vốn ngân hàng... Trung Quốc hy vọng với chính sách này, sau 3 năm, nước này sẽ tạo được lớp Doanh nghiệp vừa và nhỏ mới, nhất là ở khu vực nông thôn và khu vực người trẻ.

Mặt khác, Trung Quốc cũng tăng cường chính sách để bảo vệ người lao động. Chính phủ Trung Quốc quy định: Doanh nghiệp muốn cắt giảm từ 20 người trở lên hoặc chưa đến 20 người nhưng chiếm 10% tổng số lao động trở lên thì phải thông báo rõ với toàn thể nhân viên hoặc Công đoàn trước 30 ngày. Sau khi có ý kiến của Công đoàn hoặc toàn thể nhân viên, doanh nghiệp phải báo cáo phương án cắt giảm lao động cho cơ quan phụ trách nhân lực tại địa phương.

1.1.5. Giảm thuế để thúc đẩy tiêu dùng trong nước:

Trung Quốc giảm thuế để thúc đẩy tiêu dùng như một trong các biện pháp mới nhằm đưa nước mình vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính. Theo đó, Chính phủ Trung Quốc trong thời gian tới sẽ thông qua một loạt chính sách, trong đó có biện pháp giảm thuế, tăng lương và bảo hiểm, để thúc đẩy tiêu dùng và đối phó với xu hướng kinh tế suy giảm hiện nay trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.

1.1.6. Tăng các khoản vay để kích thích nền kinh tế:

Cắt giảm lãi suất ngân hàng và tỉ lệ dự trữ bắt buộc để tăng các khoản cho vay, kích thích nền kinh tế đang khủng hoảng. Trung Quốc cắt giảm lãi suất 5 lần chỉ trong 3 tháng( tính từ tháng 10-12/2008), lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm giảm 0,27% xuống 5,31%. Cùng mức cắt giảm tương tự, lãi suất tiết kiệm còn 2,25

Từ 25/12/2008, tỷ lệ dự trự bắt buộc đối với các Ngân hàng lớn sẽ còn 15,5%, đối với các Ngân hàng nhỏ là 13,5%.


1.1.7. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế vĩ mô: Hướng tới các ngành công nghệ cao, ít hao tổn năng lượng, và dịch vụ.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã nhanh chóng xác định được chiến lược và đối sách đối với tình hình mới, biến thách thức thành thời cơ thúc đẩy cải cách mở cửa vào giai đoạn mới. Ở điều kiện bình thường, với tầng tầng lớp lớp cơ chế từ trung ương xuống địa phương, không dễ dàng thực hiện những thay đổi mạnh mẽ và sâu rộng. Khủng hoảng là thời điểm để đẩy mạnh cải cách, chuyển đổi phương thức phát triển và điều chỉnh có tính chiến lược cơ cấu kinh tế, tạo cơ sở cho quá trình phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Đây là bước chuyển biến quan trọng sang xác lập mô hình phát triển mới, với cơ cấu kinh tế phù hợp với thực tiễn mới của tình hình hậu khủng hoảng trong nước và quốc tế. Từ tầm nhìn toàn diện, tiền rót vào cứu trợ nền kinh tế trước mắt, cũng tính tới thực hiện các mục tiêu dài hạn.Từ trong khủng hoảng đã thiết kế chiến lược cho hậu khủng hoảng.

Về cơ cấu ngành, hiện nay, Trung Quốc đang phát triển nghiêng về các ngành CN, ngành tiêu hao năng lượng lớn. Xu hướng của nước này là hướng tới các ngành công nghệ cao, ít tiêu hao năng lượng và ngành dịch vụ.

Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của Trung Quốc gắn với câu chuyện thời sự hiện nay ở nước này với những chính sách mà Microsoft ở Mỹ đang thực hiện ở Trung Quốc. Nếu máy tính ở Trung Quốc sử dụng sản phẩm của Microsoft không có bản quyền, công ty này sẽ khiến màn hình máy tính đó không hiển thị bất kỳ cái gì. Hành động mạnh tay đó của Microsoft đặt Trung Quốc trước mối lo khác về an ninh khi Doanh nghiệp nước ngoài có khả năng điều chỉnh cả hệ thống máy tính lớn của các ngành của Trung Quốc. Mối lo ngại này khiến Trung Quốc phải quan tâm lớn hơn đến sản phẩm công nghệ cao, lấy công nghệ là hạt nhân để nâng cao trình độ của kinh tế Trung Quốc.


Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sẽ dần cải thiện về cơ cấu sản phẩm, từ các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, tiêu hao năng lượng, ô nhiễm môi trường sẽ chuyển sang các sản phẩm công nghệ cao. Không chỉ tìm thị trường khó, bản thân việc tìm nơi sản xuất cho dạng sản phẩm này cũng không đơn giản.

Trung Quốc cũng không tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp gia công mà chuyển dịch lĩnh vực gia công sang các nền kinh tế khác như Việt Nam

1.1.8.Ổn định lòng dân:

Tưởng chừng như phương pháp này nằm ngoài các biện pháp để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng thực ra đó lại là một biện pháp hết sức quan trọng. Trong bối cảnh hiện tại, kinh tế bị suy thoái, người dân hết sức hoang mang, nếu tình hình tham nhũng không được kiềm chế thì ắt hẳn người dân sẽ không còn tin tưởng vào Chính phủ, vào các chính sách của Chính phủ nữa. Chính vì thế ban lãnh đạo Bắc Kinh đã đẩy mạnh chống tham nhũng.

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương công bố, năm 2008, xử lý 144.000 sự vụ khác nhau với 151.000 quan chức bị kỷ luật, thu hồi thất thoát kinh tế trên 6 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 889,6 triệu USD). Các quan chức liên quan vụ melamine bị xử lý nghiêm khắc trước pháp luật, cho các xí nghiệp phá sản hoặc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân vụ sữa bột pha chất độc hại. Để đảm bảo khoản đầu tư( từ gói kích cầu) sử dụng đúng mục đích, Trung Quốc đã thành lập 24 tổ kiểm tra. Các tổ kiểm tra giám sát này có sự tham gia của nhiều cơ quan: Uỷ ban cải cách, các Bộ ngành. Tổ này sẽ đến từng địa phương, từng công trình đầu tư thực tế, kiểm tra tiến độ, đảm bảo không đầu tư lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả.


Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xây dựng được hệ thống chống tham nhũng nhiều tầng bậc. Ngoài hệ thống chống tham nhũng theo cơ quan nhà nước còn huy động được các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia chống tham nhũng. Các đơn tố cáo, phát hiện tham nhũng sẽ đăng tải trực tiếp trên các trang thông tin điện tử và tiến độ xử lý các vụ việc đó cũng được cập nhật đầy đủ. Kinh nghiệm cho thấy đây là cách làm hiệu quả.

1.1.9. Tham gia các hội nghị khu vực và thế giới:

Tăng cường trao đổi đầu tư giữa các nước là biện pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng tài chính không chỉ tác động đến một nước, mà nó tác động đến toàn cầu. Các nước trên thế giới cùng chung tay đối phó với cuộc khủng hoảng sẽ tạo ra một mạng lưới để bảo vệ nền kinh tế toàn thế giới. Đây chính là lúc các nước giàu thể hiện vai trò tiên phong của mình.

- Tích cực thúc đẩy các mối quan hệ song phương và đa phương: Trung Quốc đã ký các hợp đồng trị giá hơn 13 tỷ USD với các nước Anh, Ðức, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha sau chuyến thăm và làm việc của đoàn quan chức và 200 doanh nghiệp Trung Quốc tới châu Âu hồi tháng 2/2009. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn "tận dụng" cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và châu Âu để tìm cách mua lại các doanh nghiệp công nghệ và đầu tư vào các thị trường nước ngoài.

- Thành lập các quỹ dự trữ ngoại hối khu vực: Trung Quốc đã cùng với ba đối tác là Hàn Quốc, Nhật Bản và Asean đồng ý thành lập quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 120 tỷ đô la, hoạt động dưới dạng gọi là « currency swap ». Về khoản đóng góp của các bên, trên nguyên tắc Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ đóng góp đến 80% cho quỹ dự trữ ngoại hối. Năm nước phát triển nhất của Asean là Singapor, Malaysia, Inđônêxia, Philippines và Thái Lan, mỗi thành viên này sẽ tham gia khoảng ba tỷ rưỡi đô la. Năm nước nhỏ nhất


của Asean (Brunei, Cam Bốt Lào, Miến Điện, Việt Nam) sẽ phải gánh vác sáu tỷ rưỡi cuối cùng trên tổng số 120 tỷ đô la.

Trung Quốc đang chuẩn bị thành lập quỹ hợp tác đầu tư 10 tỷ USD với ASEAN và cho các nước khu vực này vay 15 tỷ USD, trong bối cảnh khu vực đang nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tuyên bố cũng cho biết Trung Quốc dự định viện trợ cho Campuchia, Lào và Myanmar 39,5 triệu USD và tặng 300.000 tấn gạo cho quỹ dự trữ gạo khẩn cấp Đông Á để tăng cường an ninh lương thực.

1.2. Giải pháp của doanh nghiệp:

1.2.1: Tăng cường đổi mới công nghệ:

Nhấn mạnh vai trò động lực của khoa học công nghệ và đòi hỏi các nhà khoa học giúp các doanh nghiệp nội địa giải quyết khó khăn, cải tiến quản lý, phát triển sản phẩm mới và tạo ra công nghệ mới. Chủ trương ưu tiên đầu tư và phát triển mọi tiềm lực khoa học công nghệ phục vụ sản xuất là nhằm tạo ra sự phát triển chất lượng của nền kinh tế.

1.2.2. Phát huy mạnh mẽ vai trò các doanh nghiệp tư nhân:

Nhiệm vụ của thành phần kinh tế này là tiếp tục thực hiện chiến lược “vươn ra toàn cầu” và mở rộng thị trường quốc tế, đồng thời chia sẻ trách nhiệm tạo việc làm trong nước và giúp nền kinh tế đạt được sự phát triển lành mạnh. Đây là một phần của cách tiếp cận mới, tiếp thu bài học khủng hoảng hiện nay, nhằm tiếp tục mở cửa và mở rộng thị trường thế giới, nhưng không để bị phụ thuộc quá mức vào thị trường thế giới.

1.2.3. Chú trọng phát triển thị trường nội địa:

Năm 2008, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại do phải đối mặt sức ép lạm phát và giá trị đồng nhân dân tệ tiếp tục tăng so với đồng USD. Ðiều này tác động tiêu cực đến lợi ích của các nhà xuất khẩu Trung Quốc. Hơn

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí