Tổng Quan Về Các Phương Pháp Nghiên Cứu Áp Dụng Trong Nghiên Cứu Về Hành Vi Tuân Thủ Thuế


Như vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của (i) các yếu tố tâm lý xã hội (tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng, nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế, nhận thức về thuế, niềm tin vào cơ quan thuế); (ii) các yếu tố thuộc về thể chế (sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế); (iii) các yếu tố thuộc về kinh tế (xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế); (iv) các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới tính, trình độ); (v) các yếu tố khác (thu nhập, số năm hoạt động kinh doanh) đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam sẽ: (1) đảm bảo tính kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước khi đã kết hợp cả các yếu tố kinh tế, yếu tố phi kinh tế và đây là những yếu tố được nhiều nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT; (2) kết quả nghiên cứu sẽ giúp thu hẹp khoảng trống về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Bởi vì đây là các yếu tố mà kết quả các nghiên cứu trước chưa hoàn toàn đồng thuận về ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp; hoặc chưa có cơ sở khẳng định về mối quan hệ) của yếu tố đó với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.

1.4. Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế có lẽ là thuật ngữ trung lập nhất để mô tả sự sẵn sàng nộp thuế của người nộp thuế (Kirchler, 2007) và khó có thể nhìn nhận theo một góc độ, quan điểm chung về tuân thủ thuế (Devos, 2008). Vì thế, có lẽ điểm khó khăn nhất với các tác giả trong nghiên cứu tuân thủ thuế là hành vi của người nộp thuế có giải thích được đó là hành vi tuân thủ (hay không tuân thủ) và làm thế nào để đánh giá, đo lường mức độ tuân thủ của người nộp thuế (Alm, 2012). Chính vì thế, với mục tiêu nghiên cứu, hướng nghiên cứu khác nhau thì các nhà khoa học đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu khác nhau (hay có thể nói rất đa dạng) trong nghiên cứu về tuân thủ thuế và hành vi tuân thủ thuế (Slemrod, 2016). Các phương pháp đó bao gồm:

(i) phương pháp nghiên cứu định lượng (dựa trên dữ liệu thống kê của cơ quan thuế, phương pháp thử nghiệm, phương pháp khảo sát, thống kê mô tả);

(ii) Phương pháp định tính (phỏng vấn);

(iii) phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (Khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn).


Trong đó, với từng phương pháp số lượng công trình đã áp dụng như sau:

Bảng 1.4: Thống kê số lượng công trình theo phương pháp nghiên cứu



TT

Phương pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu thực hiện (theo tên tác giả/ nhóm tác giả)

Số lượng nghiên cứu

1

PPNC định lượng dựa trên dữ liệu thống kê

Mas’ud và cộng sự (2014) Nagel và cộng sự (2018) Mas’ud et al (2019)

3

2

Phương pháp

thống kê mô tả

Fjeldastad và Semboja (2001)

Fagbemi và cộng sự (2010)

2

3

Phương pháp thử nghiệm

Park và Hyun (2003); Trivedi và cộng sự (2005); Kastlunger và cộng sự (2009); Alan Lewis và cộng sự (2009); Kirchler và Wahl, 2010); Wahl, Kastlunger và Kirchler, (2010); Alm và cộng sự (2010); Casagrande và cộng sự (2015); Kogler và cộng sự (2015); Alm và cộng sự (2016); Casal và cộng sự (2016); Choo và cộng sự (2016); Andi Nurwanah và cộng sự (2018); Yasa và Martadinata

(2018); Robbins và Kiser (2020).

15

4

Phương pháp khảo sát

Khasawneh và cộng sự. (2008); Hai và See (2011); Benk và cộng sự (2010); Benk và cộng sự (2012); Damayanti (2012); Fadjar O.P. Siahaan (2012); Natrah Saad (2012); Kastlunger và cộng sự (2013); Eichfelder và cộng sự (2014); Damayanti và cộng sự (2015); Lidija Hauptman và cộng sự (2015); Azmi và cộng sự (2016); Gobena và cộng sự (2016); Jimenez và Iyer, (2016); Olsen,và cộng sự (2018); Siglé và cộng sự (2018); Manchilot Tilahun (2018); Fjeldstad và cộng sự (2020); Abba Ya’u, Natrah Saad (2019); Da Silva và cộng sự (2019); Malik và Younus (2020); Sikayu và cộng sự (2020); Taing và Chang, (2020); Hassan và cộng sự (2021);

Swee Kiow Tan và cộng sự (2021)

25

5

Phương pháp

phỏng vấn

Saad, Natrah (2014); Darmayasa và Aneswari

(2015); Xin He và Huina Xiao (2019)

3

6

Phương pháp

nghiên cứu tại bàn

Lilia và Nicholas (2016)

1

7

Phương pháp hỗn hợp (Khảo sát + Phỏng vấn)

Raihana và Pope (2014), Abdul Hamid, (2014),

Cechovsky, N. (2018), Deyganto (2018),

Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019)

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 5

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tổng quan nghiên cứu


Như vậy, từ kết quả tổng quan về phương pháp nghiên cứu được các công trình áp dụng chỉ ra:

Thứ nhất, PPNC định lượng dựa trên dữ liệu thống kê mặc dù là phương pháp được nhìn nhận là cách tiếp cận tiêu chuẩn để phân tích về tuân thủ thuế nhưng lại chỉ có 3/54 công trình nghiên cứu áp dụng, bởi vì đây là phương pháp chỉ phù hợp với một số hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế mà các yếu tố ảnh hưởng và hành vi tuân thủ thuế được đo lường thông qua các dữ liệu, số liệu mà cơ quan thuế thống kê và cung cấp11. Phương pháp này không chỉ đơn giản là kiểm tra một mẫu tờ khai thuế ngẫu nhiên để ước tính mức độ trốn tránh trong dân chúng, mà khi thực hiện phương pháp này đòi hỏi nguồn kinh phí, thời gian và kết quả nghiên cứu chưa thể hoàn toàn giải thích hành vi tuân thủ của người nộp thuế (Slemrod, 2016). Hay như, Kirchler và Wahl (2010) cho rằng nếu đánh giá tác động của thuế suất, xác xuất kiểm tra, thanh tra thuế, tiền phạt, thu nhập đến mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế thì có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu của cơ quan thuế về đối tượng trốn thuế sẽ đảm bảo tính khoa học nhất định, tuy nhiên với phương pháp này chưa chỉ ra được nhiều khía cạnh của người nộp thuế trong việc giải thích hành vi tuân thủ thuế. Hallsworth (2014) cũng đồng thuận với quan điểm trên khi đã chỉ ra phương pháp này tốn kém để tiến hành; các cán bộ thuế có thể không phát hiện được hết các thu nhập không được kê khai; kiểm tra viên có thể không phân biệt được giữa gian lận và sai sót không cố ý; các xét đoán không phải lúc nào cũng nhất quán từ kiểm tra viên này sang kiểm tra viên khác; và các cuộc kiểm tra không giải quyết được những điều tiềm ẩn bên trong hành vi mà đôi khi biểu hiện đơn giản chỉ là không khai thuế. Chính vì vậy, đối với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế, thì phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu thống kê của cơ quan thuế chưa giải thích được nhiều khía cạnh (tâm lý, xã hội) của người nộp thuế đến hành vi tuân thủ thuế của họ.



11 Ví dụ: một trong những công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này khá tiêu biểu là công trình nghiên cứu của Mas’ud và cộng sự (2019) với hướng nghiên cứu về niềm tin và quyền lực như những yếu tố dự báo tuân thủ thuế. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu thống kê năm 2016 từ 158 quốc gia. Trong đó, biến phụ thuộc tuân thủ thuế được đo lường bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm của nguồn thu ngân sách từ thuế/GDP cho tất cả các quốc gia. Tỷ lệ phần trăm này được hiểu là tỷ lệ này thấp thì đó là một dấu hiệu của việc tuân thủ thuế thấp (trốn thuế, tránh thuế cao hơn); tương tự như vậy tỷ lệ phần trăm cao biểu thị sự tuân thủ cao (trốn thuế, tránh thuế thấp hơn). Đối với biến độc lập đầu tiên là sự tin cậy vào các cơ quan chức năng được sử dụng thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế. Đối với biến độc lập thứ hai là quyền lực của chính quyền thông qua chỉ số về pháp quyền trong các Chỉ số Quản trị Toàn cầu.


Thứ hai, Kirchler và Wahl (2010) cho rằng phương pháp thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp có giá trị cung cấp các ước tính đáng tin cậy trong nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự tuân thủ thuế. Ở đây, thách thức là tìm ra các nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm để có thể so sánh và kiểm soát có thể so sánh được trong dân số và kiểm soát các biến số điều trị và gây nhiễu. Trong khi đó, phương pháp thử nghiệm tại phòng thí nghiệm (ví dụ, Alm, Jackson, và McKee, 1992; Kastlunger và cộng sự, 2009,..) cần thực hiện trong môi trường được kiểm soát cao. Do đó, khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại phòng thí nghiệm trong điều kiện thực tiễn hoặc với đối tượng khác luôn là một câu hỏi đáng chú ý ( bởi vì đa số các nghiên cứu áp dụng đối tượng thử nghiệm là sinh viên – xem bảng 5 của phụ lục 01).

Thứ ba, kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hành vi tuân thủ thuế chỉ ra: phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi có cấu trúc thông qua yêu cầu người nộp thuế tự báo cáo (lựa chọn các phương án từ 1-rất không đồng ý/ Rất không có có khả năng xảy ra 5 – Rất đồng ý/ Rất có khả năng xảy ra dựa trên nhận thức của người nộp thuế) được nhiều (30/54) công trình nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế.

Phương pháp khảo sát được thực hiện bằng cách yêu cầu người trả lời tự báo cáo về các vấn đề liên quan đến hành vi tuân thủ thuế. Khi áp dụng phương pháp khảo sát qua hình thức người trả lời tự báo cáo, thì một vấn đề chính là người trả lời có thể không nhớ lại chính xác hành vi đóng thuế trong quá khứ của họ hoặc - ngay cả khi họ có thể - có thể không nhận ra hành vi đó là không tuân thủ (Haging, Elffers và Weigel, 1988 và 1989). Chính vì vậy, việc lựa chọn thang đo phản ánh được khái niệm đối với từng biến và thực tiễn bối cảnh nghiên cứu là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng với cuộc khảo sát đo lường các hành vi tuân thủ thuế (đặc biệt là đối với các tình huống giả định) thì phải lưu ý bằng chứng về đôi khi những ý định đó có thể không thành hiện thực trong thực tế (Elffers, Weigel và Haging, 1987; Webb và Sheeran, 2006). Tuy nhiên, Ajzen (1991) mô tả ý định là mức độ mà một cá nhân sẵn sàng cố gắng để thực hiện hành vi, hoặc một nỗ lực phối hợp để huy động hành động để thực hiện hành vi. Ý định cá nhân về một hành vi sẽ ảnh hưởng đến hành vi được thực hiện, bởi vì mối liên hệ giữa ý định thực hiện hành vi và hành vi được thực hiện trong thực tế được điều chỉnh bởi nhận thức kiểm soát hành vi của cá nhân (Xem hình 1.2). Khi đó, các ý định được hiểu không chỉ là những phản ứng nhất thời nhất đối với một hành vi, mà còn là sự hội tụ của quá trình nhận thức, thúc đẩy và các cảm xúc có liên quan đến một hành vi nào đó (Casper, 2007). Chính vì vậy,


luận án hướng đến khảo sát về nhận thức của hộ kinh doanh cá thể về hành vi tuân thủ thuế là phù hợp và đảm bảo tính khoa học.

Thứ tư, đối với phương pháp khảo sát thì phương pháp chọn mẫu cũng được các tác giả áp dụng rất đa dạng, bao gồm: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống (Malik và Younus, 2020), chọn mẫu phân tầng (Natrah Saad, 2012; Raihana, và Pope, 2014; Robbins và Kiser, 2020), chọn mẫu ngẫu nhiên (Hai và See, 2011; Saad, Natrah; 2014; Casagrande và cộng sự, 2015; Jimenez và Iyer, 2016; Fjeldstad và cộng sự, 2020), chọn mẫu nhiều giai đoạn (Damayanti và cộng sự , 2015), chọn mẫu “quả bóng tuyết” (Taing và Chang, 2020) hay phương pháp chọn mẫu thuận tiện – đây là phương pháp chọn mẫu được khá nhiều công trình nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế áp dụng kể cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển (Xem bảng 1.5)

Bảng 1.5: Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện



TT

Tác giả

Quốc gia

Chủ đề nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Đối tượng khảo sát

Phương pháp chọn mẫu

Qui mô mẫu

1

Kastlunger và cộng sự. (2009)

Ý

Các chuỗi kiểm toán, tuân thủ thuế và chiến lược nộp thuế

Thử nghiệm

Sinh viên

Thuận tiện

120

2

Alm và cộng sự (2010)


Dịch vụ hỗ trợ thông tin người nộp thuế và hành vi TTT

Thử nghiệm

Người nộp thuế

Thuận tiện

131

3

Alm và cộng sự (2016)

Hoa Kỳ và Ý

Hành vi người nộp thuế: văn hóa, tuân thủ và bảo mật

Thử nghiệm

Sinh viên

Thuận tiện

170 (với 92 ở Mỹ và 78 ở Ý)

4

Olsen,và cộng sự (2018)

Thổ Nhĩ Kỳ

Cảm xúc và tuân thủ thuế

Khảo sát

Người nộp thuế tự kinh doanh

Thuận tiện

411

5

Cechovsky, N. (2018)

Áo

Tầm quan trọng của kiến thức về thuế đối với tuân thủ thuế

Hỗn hợp (phỏng vấn + khảo sát)

Sinh viên

Thuận tiện

Phỏng vấn (n = 22),

Khảo sát (n = 688)

6

Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019)

Việt Nam

Tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Hỗn hợp (phỏng vấn + khảo sát)

Kế toán trưởng hoặc giám đốc tài chính

Thuận tiện

200

7

Sikayu và cộng sự (2020)

Malaysia

Tác động định hướng vị tha hoặc vị kỷ tới tuân thủ thuế tự nguyện

Khảo sát

Người nộp thuế

Thuận tiện

244

8

Hassan và cộng sự (2021)

Pakistan

Hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

Khảo sát

Người nộp thuế

Thuận tiện

435

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả tổng quan nghiên cứu


1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan và hướng nghiên cứu của đề tài

1.5.1. Các nội dung kế thừa

Nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế được nhiều học giả trong nước và ngoài nước thực hiện. Một số nội dung mà luận án sẽ kế thừa từ các nghiên cứu trước:

Mô hình SSF về tuân thủ thuế mô hình được nhiều nghiên cứu về hành vi TTT áp dụng (Xem bảng 1.1), trong đó mô hình SSF cho rằng hành vi TTT có thể được phân loại thành hành vi tuân thủ thuế tự nguyện và hành vi tuân thủ thuế bắt buộc. Bên cạnh đó, SSF xác định hai yếu tố trung tâm ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người nộp thuế, đó là nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế và niềm tin vào cơ quan thuế. Chính vì vậy, luận án hướng đến hành vi TTT được nhìn nhận ở 2 khía cạnh là hành vi tuân thủ tự nguyện hoặc hành vi tuân thủ bắt buộc; trong đó nhận thức về quyền lực của cơ quan thuế và niềm tin vào cơ quan thuế cũng là những yếu tố được kế thừa và được áp dụng trong mô hình nghiên cứu (Xem hình 2.6)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991) chỉ ra ý định của một cá nhân về một hành vi sẽ ảnh hưởng đến hành vi được thực hiện. Ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: Thái độ với hành vi, chuẩn mực chủ quan (nhận thức về áp lực xã hội hay ảnh hưởng của xã hội tới hành vi) và nhận thức kiểm soát hành

vi. Harinurdin (2009) chỉ ra nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng không đáng kể đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế, nhưng chính thành phần nhận thức kiểm soát hành vi có tác dụng tích cực để ý định thành hành vi, và khi đó các ý định được hiểu không chỉ là những phản ứng nhất thời nhất đối với một hành vi, mà còn là sự hội tụ của quá trình nhận thức, thúc đẩy và các cảm xúc có liên quan đến một hành vi nào đó và khi đó ý định thành hành vi được thực hiện (Casper, 2007). Kế thừa quan điểm trên, luận án hướng đến khảo sát về nhận thức của hộ kinh doanh cá thể về hành vi tuân thủ thuế để làm cơ sở đánh giá, đo lường hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT thay vì đo lường hành vi tuân thủ thuế thông qua số tiền thuế đã nộp/số tiền thuế lẽ ra phải nộp; hay tỷ lệ khai đúng số thu nhập (hay doanh thu) kê khai với số thu nhập (hay doanh thu) thực tế12 của đối tượng nộp thuế.



12 Phương pháp đánh giá hành vi tuân thủ thuế này rất tốn kém về nguồn lực và thiếu tính khả thi khi áp dụng đánh giá hành vi tuân thủ của chủ hộ KDCT


Bên cạnh đó, kết quả tổng quan chỉ ra nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng không đáng kể đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế, nhưng chính thành phần nhận thức kiểm soát hành vi có tác dụng tích cực để ý định thành hành vi (Harinurdin, 2009). Trong khi nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế, quyền lực của cơ quan thuế, nhận thức về thuế... là sự hội tụ của quá trình nhận thức, thúc đẩy và các cảm xúc có liên quan đến hành vi tuân thủ thuế, hay có thể hiểu những nhận thức về các khía cạnh trên về thuế kiểm soát hành vi TTT được thực hiện ở người nộp thuế. Do đó, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi thường không được áp dụng trực tiếp vào mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT mà được thay bằng các yếu tố như nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế, quyền lực của cơ quan thuế, nhận thức về thuế (Xem bảng 3 – Phụ lục 01). Chính vì thế, luận án sử dụng lý thuyết TPB với hai thành phần thái độ (tinh thần thuế), chuần mực chủ quan và mở rộng các yếu tố nhận thức (cảm nhận) về tính công bằng, quyền lực của cơ quan thuế, niềm tin vào cơ quan thuế, nhận thức về thuế, nhận thức về khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế, nhận thức về xử phạt, nhận thức về sự phức tạp về thuế đến hành vi TTT của người nộp thuế (gọi là lý thuyết TPB mở rộng thêm một số yếu tố).

Lý thuyết răn đe kinh tế và mô hình Allingham và Sandmo (1972) về tuân thủ thuế, lý thuyết thể chế, lý thuyết công bằng cũng là các cơ sở lý thuyết nền tảng trong đề xuất các yếu tố ảnh hưởng và giải thích ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT.

Kết quả tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế cho thấy có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Dựa trên phương pháp thống kê tần suất xuất hiện và các yếu tố mà kết quả nghiên cứu trước chưa hoàn toàn động thuận về ảnh hưởng đến hành vi TTT, do đó luận án sử dụng những kết quả này để để xuất mô hình nghiên cứu.

Kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy, tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế có thể được định nghĩa theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Vì thế, luận án hướng đến kế thừa các định nghĩa được nhiều nghiên cứu về tuân thủ thuế sử dụng và thang đo đo lường đúng định nghĩa của các biến, ưu tiên lựa chọn các thang đo được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng.

Bên cạnh đó, kết quả tổng quan các phương pháp nghiên cứu áp dụng trong hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chỉ ra phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để cá nhân tự báo cáo về về hành vi tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế là phương pháp được nhiều nghiên cứu áp dụng. Vì vậy, xét trên sự khoa


học và phù hợp của phương pháp với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu thì phương pháp này được tác giả kế thừa trong việc thực hiện luận án.

1.5.2. Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, với hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế thì đối tượng nghiên cứu rất đa dạng từ doanh nghiệp (lớn, vừa và nhỏ, siêu nhỏ; doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, đại lý thuế), cá nhân (người nộp thuế, chuyên gia thuế, nhân viên). Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế với đối tượng hộ KD cá thể làm nghề và kinh doanh nghề tại các làng nghề thì chưa được nghiên cứu nào thực hiện và đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những nhóm đối tượng kinh doanh khá phổ biến và đặc trưng riêng của kinh tế xã hội Việt Nam.

Thứ hai, các yếu tố (tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế, niềm tin vào CQ thuế, quyền lực của CQ thuế, nhận thức về thuế, sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế, tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, số năm hoạt động KD) là các yếu tố được nhiều nghiên cứu trước sử dụng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước chưa hoàn toàn đồng thuận về ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp; hoặc chưa có cơ sở khẳng định về mối quan hệ) của các yếu tố đó với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Đây chính là khoảng trống trong nghiên cứu và cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố này đến hành vi tuân thủ thuế với hộ KD cá thể (làm nghề và kinh doanh nghề nghề tại các làng nghề) để thu hẹp khoảng trống nghiên cứu trên.

Thứ ba, ảnh hưởng của nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế, niềm tin vào CQ thuế đến hành vi tuân thủ thuế cũng chưa hoàn toàn đồng thuận. Khi kết quả tổng quan nghiên cứu đã chỉ ra: (i) Nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế giúp gia tăng niềm tin vào cơ quan thuế của người nộp thuế và qua đó gia tăng hành vi tuân thủ thuế (Alm và cộng sự, 2012; Kogler và cộng sự, 2013; Lisi, 2014); (ii) niềm tin vào cơ quan thuế có ảnh hưởng đáng kể đến cả nhận thức về tính công bằng của hệ thống thuế và các quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế (Jimenez và Iyer, 2016);

(iii) niềm tin vào cơ quan thuế điều chỉnh mối quan hệ giữa nhận thức công bằng và tuân thủ thuế (Fadjar O.P. Siahaan,2012; Abba Ya’u và Natrah Saad, 2019). Đây chính là khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức về tính công bằng, niềm tin vào cơ quan thuế và hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Thứ tư, biện pháp răn đe thông qua kiểm tra, thanh tra thuế và xử phạt (hình phạt) vẫn những biện pháp cơ bản mà nhiều chính phủ (cơ quan thuế) áp dụng nhằm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023