và 272 làng được công nhận với 116 nghệ nhân và hàng ngàn thợ giỏi; với gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi với đậm đặc các giá trị văn hóa - lịch sử. Với số lượng làng nghề hiện có, Hà Nội đã chiếm tới 59% tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có xu hướng phát triển như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai... Trong đó, có không ít làng nghề nổi tiếng gắn với quá trình 1000 năm hình thành và phát triển Thăng Long - Hà Nội, với nhiều đặc tính riêng của truyền thống lịch sử và văn hóa. Đó là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, hơn nữa lại có thể khai thác sử dụng ở hai hình thức: du lịch thương mại và du lịch nhân văn.
Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý -Trần, 36 phố phường thời Lê-Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất. Đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn đóng góp quan trọng trong đời sống, là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ dựng nước và giữ nước.
Những người làng Hòe Thị (Từ Liêm) và Ða Sỹ (Hà Ðông) không chỉ đưa hàng hoá ra Hà Nội bán mà họ còn kéo nhau ra thôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương mở lò rèn sắt, bán nhiều loại bừa nên đổi thôn thành phố Hàng Bừa. Về sau không chỉ có bừa mà còn rèn ra nhiều loại sản phẩm khác nên đổi thành phố Lò Rèn. Thợ Hòe Thị còn mở Lò Rèn ở phố Sinh Từ, Kim Mã, Ðê La Thành... nay vẫn còn một số nhà ở phố Nguyễn Khuyến (Sinh Từ cũ), sản xuất các loại dao kéo Sinh Tài nổi tiếng. Các lò rèn
không chỉ đỏ lửa trong phố Sinh Từ, Lò Rèn... do người Ða Sỹ, Hòe Thị lập nên mà còn có cả ở phố Lò Sũ do tốp thợ làng Ða Hội (Ðông Anh) kéo đến chuyên làm các loại gươm đao, giáo mác. Gần phố Lò Rèn là phố Hàng Thiếc, xưa chuyên sản xuất và bán các loại hàng thiếc như đèn dầu, ấm trà... Ngày nay, sản phẩm được thay bằng các loại nhôm kính, bể nước treo... ở gần phố Hàng Thiếc có phố Hàng Ðồng nguyên là đất thôn Yên Phú tổng Tiền Túc do dân làng Cầu Nôm (Mỹ Hào, Hưng Yên) đến đây mở hiệu buôn bán các loại đồ đồng. Phố Hàng Quạt trước đây sản xuất và bán các loại quạt do thợ làng Vác (Canh Hoạch, Hà Tây) làm ra, nay chuyển sang sản xuất và bán các loại bàn thờ, đồ thờ, câu đối...
Cuối thế kỷ XIX, một số người dân làng Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm), sang mở hiệu đóng yên ngựa giầy da, guốc dép, lập nên phố Hà Trung. Hiện nay phố này vẫn làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn nhịp. Nghề làm tàn lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Ðộng (Thường Tín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở các phố Hàng Lọng (nay là đoạn đầu đường Lê Duẩn) và Hàng Thêu (nay ở đoạn giữa phố Hàng Trống). Người thợ làng Chắm (Tứ Lộc, Hải Dương) đã đưa nghề làm đồ da, đóng giầy, dép đến Thăng Long lập nên thôn Hài Thượng (thợ giầy) sau đổi là phố Hàng Giầy và ngõ Hài Thượng. Ông tổ nghề giầy được thờ ở đình phả Trúc Lâm nằm trên phố Bảo Khánh.
Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện đang tập trung ở phố Hàng Bạc chính là do thợ làng Ðịnh Công (Thanh Trì), thợ làng Ðồng Sâm (Thái Bình) kéo nhau ra lập nghiệp. Cuối thế kỷ XV một số người làng Châu Khê (Hải Dương) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bạc càng trở nên nhộn nhịp. Hàng Tiện là nơi buôn bán các hàng tiện gỗ như mâm bồng, ống hương, đài rượu, khuôn oản, chân bàn... do người làng Nhị Khê làm nay trở thành các phố Hàng Hành, Tô Tịch và một đoạn Hàng Gai, và vẫn còn một vài nhà ở phố Tô Tịch làm nghề dũi gỗ. Phố Hàng Khay bán các sản
phẩm vẽ làng Nhót (Ðông Mỹ, Thanh Trì), sản phẩm khảm trai của làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), đồ gỗ Ðồng Kỵ (Bắc Ninh)...
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Của Một Số Địa Phương Ở Việt Nam.
- Phát Triển Làng Nghề Gắn Với Du Lịch Ở Quảng Nam.
- Chính Sách Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Với Phát Triển Du Lịch.
- Tỷ Lệ Lao Động Sản Xuất, Kinh Doanh Nghề Truyền Thống
- Thực Trạng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Làng Gốm Bát Tràng.
- Quan Điểm, Phương Hướng Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Ở Hà Nội
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
Không chỉ nghề thủ công, Hà Nội còn là một trung tâm văn hoá ẩm thực nổi tiếng, đồng thời là nơi sản xuất và chế biến các món ăn hấp dẫn. Chả cá Lã Vọng nổi tiếng đến mức phố Hàng Sơn có quán chả cá của gia đình họ Ðoàn, trước cửa có tượng Lã Vọng ngồi câu cá nên dân quen gọi là chả cá Lã Vọng. Tên phố cũng bị đổi thành phố Chả Cá. Phở Hà Nội, một món ăn bình dân được tả rất thi vị trong văn Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng... Rồi bánh quấn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, bún Tứ Kỳ, bún Phú Ðô, cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì... Qua thời gian, trên các phố phường xưa nay có phố mở thêm nghề sản xuất mới như: nghề khắc bia mộ ở phố Hàng Mắm, nghề may ở phố Hàng Trống, phố Khâm Thiên. Về ẩm thực thì các phố Hàng Mành đã thành phố bún chả, Hàng Hành thành phố cà phê...
Ða số những phố xưa đã mất đi nhiều, trở thành các phố buôn bán dịch vụ, du lịch... Nghề xưa cũng đã thay đổi, xuất hiện thêm những ngành nghề mới hiện đại. Ngày trước sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề, phố nghề, nay sản phẩm được sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp có thiết bị công nghệ hiện đại. Duy chỉ còn cái tinh thần "khéo tay hay nghề" là chẳng bao giờ mất. Qua khảo sát tại các phố nghề thì hiện nay các nghệ nhân cao tuổi ngày càng thưa vắng, lớp trẻ ít gắn bó với nghề truyền thống lại không được đào tạo đến nơi đến chốn đã làm giảm sút hàm lượng văn hoá trong sản phẩm nghề truyền thống. Sản phẩm không còn được chú ý khắt khe về chất lượng như trước đây, bị cuốn hút bởi cơn lốc thương mại hoá.
Người Hà Nội phải gắng giữ nghề quý của cha ông để lại, hun đúc thêm truyền thống, nâng thêm nghị lực và tài hoa cho lớp cháu con. "Hà nội - phố nghề" là sự hội tụ tài năng, bản sắc văn hoá và từ lâu đã trở thành niềm tự hào của cả nước. Có thể, giá trị vật chất của mỗi sản phẩm trong phố nghề sẽ
dần không thích hợp nữa nhưng giá trị văn hoá thì mãi mãi in đậm trong lòng những người yêu Hà Nội.
2.1.2.2. Tình hình sản xuất, kinh doanh của làng nghề ở Hà Nội
Từ tháng 8 năm 2008, Hà Nội sát nhập thêm Hà Tây, do đó Hà Nội có số làng nghề nhiều nhất cả nước hiện nay. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu của làng nghề trên địa bàn thành phố (tính cả Hà Tây cũ) là 159 triệu USD, chiếm 4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Hàng năm, giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề đạt trên 7.650 tỷ đồng/năm, chiếm 26% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố. Tạo việc làm, thu hút hơn
626.557 lao động với thu nhập bình quân 13,1 triệu đồng/người/năm. Sản phẩm làng nghề Hà Nội không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính hiện nay của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội là Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, các nước ASEAN và đang tiếp tục mở rộng sang các khu vực thị trường khác.
Trong số hơn 1.200 làng nghề của Hà Nội kể trên, có gần 100 làng nghề đạt doanh số 10 - 20 tỷ đồng/năm, 70 làng nghề đạt 20 - 50 tỷ đồng/năm, 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, một số làng nghề đạt doanh số rất cao như làng gốm sứ Bát Tràng đạt 283 tỷ đồng/năm; làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức) chuyên dệt kim và làm bánh kẹo đạt 587 tỷ đồng/năm; làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt 105 tỷ đồng... Với hàng chục nhóm ngành nghề đang có hướng phát triển mạnh như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, các làng nghề của Hà Nội đã thu hút được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phố với thu
nhập bình quân tăng thêm khoảng 700.000 đ/người/tháng. Nhiều làng nghề đang trở thành trung tâm thu hút lao động như gốm sứ Bát Tràng, chẻ tăm hương Quảng Phú Cầu (huyện ứng Hòa)..., nổi bật như mộc Chàng Sơn, gốm sứ Bát Tràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù…
Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, việc phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nội còn mang tính tự phát, phân tán thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chạy theo thị trường, hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, điện, nước chưa đáp ứng được yêu cầu mở rộng và phát triển, thị trường tiêu thụ chưa được mở rộng, các sản phẩm thủ công còn đơn điệu về mẫu mã, chưa có thương hiệu, nhãn mác, nhiều làng nghề chưa gắn kết được với hoạt động du lịch. Đặc biệt, một số làng nghề còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến việc lựa chọn làng nghề không phải hướng phát triển chủ đạo ở địa phương.
Thời gian gần đây, nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ mai một như làng nghề Triều Khúc chỉ còn vài gia đình giữ nghề tơ tằm và dệt thổ cẩm. Người làng đã chuyển sang dệt nhãn mác, nhuộm chỉ, hoặc làm các nghề tự do... Làng đào Nhật Tân biến động trước xu thế đô thị hoá, mất dần đất trồng đào. Làng đúc đồng Ngũ Xã mai một do thiếu diện tích sản xuất…Một nguyên nhân khiến các làng nghề dần biến mất là do không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống đương đại. Đầu ra cho các sản phẩm truyền thống không nhiều, lại phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm sản xuất hàng loạt trong và ngoài nước. Vì vậy, các hộ sản xuất phải tìm nghề khác để mưu sinh. Quá trình đô thị hoá khiến những làng nghề ven đô trở thành phố phường. Không còn mặt bằng sản xuất, chỉ còn tên làng, nghề thì mai một quá nhiều và có nguy cơ mất hẳn.
Hà Nội với gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi mang đậm các giá trị văn hóa - lịch sử, đây là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào.
Nhưng những năm qua, kể từ khi có chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch, các làng nghề gần như bị bỏ quên, mặc dù có chủ trương từ chính quyền địa phương. Các làng nghề không thể phát triển, gắn kết được với du lịch là do cách làm chưa đúng đắn, chưa có những chính sách phù hợp để phát triển du lịch. Với thực tế, các công ty du lịch chỉ quan tâm đến việc khai thác tiềm năng du lịch ở các làng nghề mà không đầu tư đích đáng cho khu vực này, các làng nghề còn không xác định được lợi ích gì nếu phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch.
2.2. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở Hà Nội hiện nay (Khảo cứu qua hai làng nghề: Làng lụa Vạn Phúc và làng gốm Bát Tràng)
2.2.1. Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng lụa Vạn Phúc.
2.2.1.1. Đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của làng lụa Vạn Phúc.
* Lịch sử và đặc điểm
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng. Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.
Cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km về phía nam, Vạn Phúc như một dải lụa uốn quanh bờ sông Nhuệ. Vạn Phúc được biết đến với những sản phẩm
lụa chất lượng cao thể hiện sự tinh tế, tinh xảo của người thợ. Nghề canh cửi, tằm tơ Hà Ðông đã có gần 1.000 năm tuổi. Làng lụa Vạn Phúc còn nổi tiếng là “Làng cách mạng” bởi trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, đây là một trong các cơ sở cách mạng vững mạnh nằm trong ATK (An toàn khu) của Xứ ủy Bắc Kỳ. Người Vạn Phúc hiện nay vẫn giữ được nhiều di tích cách mạng quý giá: nhà cụ Nguyễn Quang, xóm Quyết Tiến, nơi các đồng chí lãnh đạo của Đảng như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh… đã từng ở và làm việc. Nhà cụ Ba Niệm, cụ Bính Thu xóm Hạnh Phúc, là nơi đặt cơ quan và xưởng in báo Cứu quốc do đồng chí Xuân Thủy phụ trách. Nhà cụ Ba Niệm cũng là nơi Xứ ủy Bắc Kỳ họp Hội nghị phát động khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Nhà cụ Tý Hà xóm Độc Lập, nơi ở và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh…
Cuối năm 1946, trong những ngày khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến ở và làm việc ở Vạn Phúc, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Dương, từ ngày 3/12 đến 9/12/1946. Tại ngôi nhà này, trong hai ngày 18 và 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban thường vụ Trung Ương mở rộng, phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hội nghị cũng đã thông qua “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo. Ngôi nhà Bác ở và làm việc trong thời gian ở Vạn Phúc nay trở thành Nhà lưu niệm Bác Hồ.
Trải qua bao thăng trầm đổi thay, làng Vạn Phúc ngày nay vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị cổ truyền trên từng vân lụa, thớ vải. Nghề dệt vẫn được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần tạo nên một nét văn hóa trang phục của người dân Việt Nam.
* Tình hình sản xuất, kinh doanh
Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề. Làng nghề đã mang lại trên 60% lao động trên địa bàn có việc làm và thu nhập ổn định. Làng Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt với khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Trong làng nghề hình thành nhiều doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất kinh doanh lụa. Năm 2000 Làng nghề Vạn Phúc thành lập Hiệp hội dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc; năm 2008 thành lập thêm Hiệp hội tơ tằm Hà Nội. Từ năm 1990 chỉ có 1 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã; năm 1993 có 4 cửa hàng, năm 2009 làng nghề Vạn Phúc có 107 của hàng và hiện nay có 150 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Trung bình mỗi ngày có từ 200 - 300 khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, mua sắm. Hiện Vạn Phúc có tới 70% sản phẩm lụa được tiêu thụ nội địa và bán buôn, 30% được bán cho khách du lịch và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Lụa Vạn Phúc đã nhận được nhiều giải thưởng: Huy chương vàng tại hội chợ Giảng Võ (1988-1990), Huy chương vàng tại hội chợ Quang Trung - TP Hồ Chí Minh (1991 - 1992), danh hiệu Sản phẩm được người tiêu dùng bình chọn tại hội chợ Hải Phòng - Expo năm 2002...
Những năm qua, làng nghề Vạn Phúc đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, theo đó, tỷ trọng dịch vụ chiếm 45.5%, nông nghiệp 3,3%, tiểu thủ công nghiệp 51,2% .
Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, số lượng lao động thu hút và nghề truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động trong làng nghề truyền thống