Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1: Chiến lược xử lý tuân thủ thuế của CQT theo các mức độ tuân thủ thuế của NNT 41

Hình 2.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lí (TRA) 49

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 50

Hình 2.4: Mô hình tuân thủ thuế của Fischer 52

Hình 2.5: Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế - SSF 54

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất 77

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 79

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Hình 4.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) – dạng chuẩn hóa 126

Hình 4.2. Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) 131

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 2

Hình 4.3. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 135

Hình 4.4. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 136

Hình 4.5. Mối quan hệ giữa độ tuổi và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện 139

Hình 4.6. Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện...140 Hình 4.7. Mối quan hệ giữa số năm hoạt động kinh doanh và TTT tự nguyện 142

Hình 4.8. Mối quan hệ giữa số năm hoạt động kinh doanh và hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của hộ KDCT 143

Hình 4.9. Mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm của hộ KDCT và hành vi tuân thủ thuế tự nguyện 144

Hình 4.10. Mối quan hệ giữa thu nhập hàng năm và hành vi tuân thủ thuế bắt buộc của hộ KDCT 144


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Lý thuyết, mô hình nền tảng trong các nghiên cứu về hành vi TTT 13

Bảng 1.2. Kết quả tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế 17

Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo công trình nghiên cứu 20

Bảng 1.4: Thống kê số lượng công trình theo phương pháp nghiên cứu 23

Bảng 1.5: Một số nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện 26

Bảng 2.1: Tuân thủ thuế theo quan điểm của Kirchler và Wahl (2010) 38

Bảng 2.2. Giả thuyết nghiên cứu 78

Bảng 3.1: Số lượng khảo sát dự kiến theo tỉnh 102

Bảng 4.1: Số lượng cơ sở SXKD cá thể qua các kỳ tổng điều tra 106

Bảng 4.2: Số lượng cơ sở SXKD cá thể của Đồng bằng Sông Hồng và cả nước 107

Bảng 4.3: Kết quả thu thuế từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh của Cục thuế Hà Nội, năm 2020 113

Bảng 4.4.: Kết quả thu thuế với Hộ, cá nhân KD nộp thuế theo phương pháp khoán tại một số tỉnh thuộc ĐB Sông Hồng 114

Bảng 4.5: Kết quả thu thuế với hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng 114

Bảng 4.6: Kết quả thu thập phiếu khảo sát theo Tỉnh và Thành phố 115

Bảng 4.7. Thống kê mẫu nghiên cứu định lượng 116

Bảng 4.8. Độ tin cậy của thang đo với các biến độc lập 117

Bảng 4.9: Độ tin cậy của thang đo với các biến phụ thuộc 119

Bảng 4.10. Kiểm định KMO and Bartlett 120

Bảng 4.11. Tổng phương sai giải thích các yếu tố (Total Variance Explained) 121

Bảng 4.12. Ma trận xoay các yếu tố 122

Bảng 4.13. Thang đo hoàn chỉnh để đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam 123

Bảng 4.14. Bảng trọng số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa 127

Bảng 4.15. Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các yếu tố 129

Bảng 4.16. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 132

Bảng 4.17. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với biến trung gian 133

Bảng 4.18. Hành vi TTTN và TTBB theo giới tính 138

Bảng 4.19. Tính đồng nhất của các phương sai với hành vi TTTN theo nhóm tuổi.139 Bảng 4.20. Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc theo độ tuổi 140

Bảng 4.21. Tính đồng nhất của các phương sai với hành vi TTTN theo trình độ 140

Bảng 4.22. Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc theo trình độ 141

Bảng 4.23. Tính đồng nhất của các phương sai với hành vi TTTN theo trình độ 141

Bảng 4.24: Kiểm định khác biệt về hành vi tuân thủ thuế bắt buộc theo số năm hoạt động kinh doanh của hộ KDCT 142

Bảng 4.25: Kiểm định khác biệt về hành vi TTTN theo thu nhập hàng năm 143

Bảng 1 – Phụ lục 01: Thống kê các công trình, hướng nghiên cứu về tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế 171

Bảng 2 – Phụ lục 01: Tổng quan về lý thuyết nền tảng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế 174

Bảng 3 – Phụ lục 01: Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế từ kết quả tổng quan nghiên cứu 186

Bảng 4 – Phụ lục 01: Kết quả tổng quan nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế 192

Bảng 5 – Phụ lục 01: Kết quả tổng quan về phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế 195

Bảng 1 – Phụ lục 03: Kết quả phỏng vấn và xin ý kiến chuyên gia về thang đo (chỉ báo) với các biến trong mô hình 202

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Thuế và hệ thống thuế là rất cần thiết trong xây dựng đất nước và thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là với các quốc gia đang phát triển (Bautigam và cộng sự, 2008). Mục tiêu quan trọng của quản lý thuế là đảm bảo sự tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế. Nhưng trên thực tế, một số cá nhân có xu hướng tránh xa trách nhiệm thuế của mình (Kirchler và cộng sự, 2014). Vì thế, quản lý thuế sẽ tập trung vào việc phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu các hành vi không tuân thủ của người nộp thuế để gia tăng hành vi tuân thủ thuế (trong kê khai, nộp các tờ khai và nộp thuế). Do đó, việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hành vi TTT của người nộp thuế sẽ giúp phòng ngừa và giảm thiểu hành vi không tuân thủ thuế, gia tăng tuân thủ thuế ở người nộp thuế. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ đã qua và cho đến những năm gần đây, hướng nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế vẫn là chủ đề có sức hút và được các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện (Xem bảng 3 – Phụ lục 01).

Allingham và Sandmo (1972), Alm (1991), Clotfelter (1983), Eriksen và Fallan (1996), Evans và cộng sự (2005) và Kirchler (2007) là một số nghiên cứu trước về tuân thủ thuế ở các nước phát triển với việc sử dụng lý thuyết răn đe kinh tế và mô hình Allingham và Sandmo (1972) về tuân thủ thuế trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế. Tuy nhiên, sự răn đe của thể chế dẫn đến chi phí quản lý cao hơn, dễ bị tham nhũng (Muthukrishna và cộng sự, 2017) và thậm chí có thể làm giảm việc tuân thủ thuế (Slemrod và cộng sự, 2001; Bergman và Nevarez, 2006). Vì thế, bên cạnh các biến số kinh tế, các biến phi kinh tế là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi TTT (Muehlbacher và cộng sự, 2011; Kirchler và cộng sự, 2008) và được nhiều nghiên cứu áp dụng. Tuy nhiên, kết quả tổng quan nghiên cứu các công trình có liên quan (mà tác giả có thể tiếp cận) chỉ ra: (i) các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế chưa hoàn toàn thống nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của NNT (thông thường với mục tiêu nghiên cứu, khung lý thuyết áp dụng mà các tác giả sử dụng các yếu tố khác nhau – Xem bảng 3, phụ lục 01), và chưa có sự thống nhất hoàn toàn về mức độ ảnh hưởng (trực tiếp/gián tiếp; thuận chiều/ nghịch chiều) của từng yếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế (Xem bảng 1.3 và bảng 4 – Phụ lục 01), (ii) hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở Việt


Nam chưa từng được nghiên cứu (xem bảng 1- Phụ lục 01) và là khoảng trống trong nghiên cứu về hành vi TTT của người nộp thuế.

Cùng với các loại hình kinh doanh khác, cơ sở SXKD cá thể nói chung và hộ KDCT đang hoạt động trong các làng nghề nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm giảm bớt sự cách biệt về kinh tế và xã hội giữa các vùng, miền, các địa bàn trong cả nước; đồng thời góp phần rất lớn vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống, một phần của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021, số cơ sở SXKD cá thể năm 2020 gần 5,2 triệu cơ sở với số lao động 8,5 triệu người, tăng 5,7% về số đơn vị và tăng 3,0% về số lao động so với năm 2016. Khu vực hộ kinh doanh đã chiếm một cấu phần quan trọng trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng tương đối ổn định, bình quân 30% GDP trong gian đoạn 2015-2019)1, nhưng chỉ đóng góp 1,6% ngân sách2.

Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 (công bố năm 2018) chỉ ra: cả nước có 5,1 triệu hộ kinh doanh, gồm 4,6 triệu cơ sở có địa điểm ổn định và 0,6 triệu cơ sở không ổn định; tỷ trọng các cơ sở có đăng ký kinh doanh (ĐKKD) chiếm 25,9% (1,326 triệu hộ) và còn lại các cơ sở chưa có ĐKKD (khoảng 3,774 triệu hộ). Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2021 chỉ ra: hiện nay cả nước có khoảng 5,2 triệu cơ sở sản xuất KDCT. Số cơ sở SXKD cá thể hiện nay ngành Thuế đang quản lý khoảng 1,5 triệu cơ sở (theo số liệu đăng ký thuế) tương đương với số cơ sở đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, số liệu quản lý về hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm (không phải nộp thuế) là 711.394 hộ3. Như vậy, còn một số lượng khá lớn hộ KDCT đang “lọt sổ thuế”, chưa tự nguyện tuân thủ thuế về khía cạnh tự nguyện đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.

Theo báo cáo về công tác quản lý thuế đối với HKD (trong đó có hộ KDCT trong các làng nghề) đã chỉ ra: bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý thuế HKD cá thể rất phức tạp, tốn nhiều công sức, số thu từ HKD vẫn chưa tương xứng với kết quả kinh doanh thực tế của các HKD, công tác quản lý thu thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa quản lý đầy đủ các HKD trên địa bàn, dẫn đến thất thu nhiều, những hành vi vi phạm pháp luật thuế của HKD ngày càng tinh vi hơn...

Như vậy, xuất phát từ vai trò của hộ KDCT trong các làng nghề đối với sự phát triển kinh tế địa phương và đất nước; cũng như từ thực trạng TTT của hộ KDCT, cho



1 Báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, nguồn: https://thitruongtaichinhtiente.vn/vepr-ho-kinh- doanh-dong-gop-30-gdp-37528.html.

2 https://cand.com.vn/Thi-truong/Nang-tinh-phap-ly-cua-ho-kinh-doanh-i568471/

3 Báo cáo Tổng kết công tác thuế năm 2020 và Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2021 của Tổng Cục thuế


thấy nâng cao tính tuân thủ của hộ KDCT là yếu tố cần thiết trong quản lý thuế hiện nay, nhằm hướng tới hệ thống thuế hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các giải pháp cụ thể để nâng cao tính tuân thủ thuế của hộ KDCT cần dựa trên những nghiên cứu, đánh giá có cơ sở khoa học về các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của hộ KDCT. Chính vì thế, tác giả lựa chọn hướng nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ với mục tiêu thu hẹp khoảng trống trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề vở Việt Nam.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KDCT trong làng nghề ở Việt Nam; và đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Tổng quan các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế (các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế; các lý thuyết, mô hình nghiên cứu về tuân thủ thuế,...) và nghiên cứu cơ sở lý luận về tuân thủ thuế (khái niệm, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng,..) để từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu và các thang đo (chỉ báo) với các biến trong mô hình nghiên cứu.

Đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam

Thiết kế phương pháp nghiên cứu, thực hiện phỏng vấn (chuyên gia, hộ KDCT) và khảo sát hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở đồng bằng Sông hồng. Từ đó, thông qua sử dụng các kỹ thuật của phần mềm SPSS và AMOS để phân tích mô hình hồi quy đa biến nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT (tự nguyện/ bắt buộc) của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam.

Thảo luận kết quả nghiên cứu để chỉ ra tính phù hợp của các kết quả nghiên cứu với bối cảnh nghiên cứu, từ đó chỉ ra các đóng góp mới về mặt lý luận của luận án; và dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam.


2.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ hướng đến tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

Tinh thần thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Ảnh hưởng của chuẩn mực chủ quan (những người thân trong gia đình, dòng họ, phường, hội – những người thường có sự hỗ trợ về mặt vật chất, trí tuệ và dìu dắt định hướng, làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống, trong kinh doanh đối với hộ KDCT) đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam như thế nào?

Niềm tin vào cơ quan thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Gia tăng tính công bằng của hệ thống thuế có dẫn đến cải thiện niềm tin vào cơ quan thuế và qua đó thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế (tự nguyện) ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam hay không?

Nhận thức về thuế của NNT ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Thông tin về thuế đến với hộ KDCT ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Mức độ phức tạp về thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Xử phạt ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Nhận thức về quyền lực của CQT ảnh hưởng như thế nào đến hành vi TTT của hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?

Các biện pháp tăng cường quyền lực của cơ quan thuế và tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế ảnh hưởng như thế nào đến hành vi tuân thủ thuế (bắt buộc) ở hộ KDCT trong các làng nghề ở Việt Nam?


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế (tự nguyện/ bắt buộc) của hộ KDCT trong làng nghề ở Việt Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Tính đến 01/2021 cả nước có 1.951 làng nghề. Đồng bằng sông Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống nhất trên cả nước4. Vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu của hộ KDCT trong làng nghề thuộc đồng bằng Sông Hồng (bao gồm 11 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh).

Về thời gian:

Từ tháng 10/2018– tháng 12/2019, tác giả tiến hành tổng quan nghiên cứu về các công trình liên quan đến TTT, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu, đề xuất mô hình, giả thuyết và kế thừa các thang đo (chỉ báo) đối với các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Từ tháng 1/2020 - 12/2020 tác giả thực hiện phỏng vấn (chuyên gia, hộ KDCT) và khảo sát hộ KDCT làm nghề và kinh doanh nghề trong các làng nghề ở đồng bằng Sông hồng.

Tổng hợp từ các báo cáo, số liệu thống kê về hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn từ 2016-2020; báo cáo, số liệu quản lý thuế của cục thuế, chi cục thuế của một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng trong các năm từ 2019-2021.

Về nội dung: theo giáo trình quản lý thuế (2016), các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của người nộp thuế bao gồm: chính sách, pháp luật thuế, hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế, cơ sở vật chất và kỹ thuật của cơ quan thuế, nhóm yếu tố thuộc về người nộp thuế, sự phát triển của hệ thống đại lý thuế, đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu thì luận án sẽ tập trung vào các yếu tố thuộc về người nộp thuế (thông qua nhận thức của người nộp thuế về tính công bằng của hệ thống thuế, quyền lực cơ quan thuế, mức độ phức tạp, nhận thức về thuế, xử phạt, khả năng bị thanh tra kiểm tra thuế; và bản thân người nộp thuế tự đánh giá (cảm nhận) về tinh thần thuế, niềm tin vào cơ quan thuế, chuẩn mực chủ quan, thông tin thuế được cơ



4 Báo cáo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Sơ kết 02 năm thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn vào ngày 8/1/2021

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023