Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Ngân Hàng Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể


2.2.1.9. Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ kinh doanh cá thể

Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ kinh doanh cá thể đã được đề cập, nên tác giả không trình bày lại ở đây.

Thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình (Y) thể hiện mức độ tiếp cận tín dụng NHTM của hộ gia đình hiện nay. Thang đo khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng thương mại được đánh giá qua đánh giá qua 4 câu hỏi.

Bảng 2.9. Thang đo khả năng tiếp cận tín dụng NHTM của hộ gia đình


Khái niệm

nghiên cứu

Ký hiệu

Mô tả thang đo

Tham chiếu

Khả năng tiếp cận tín dụng NHTM của hộ gia đình (Y)7

Y1

Khoản vay từ các ngân hàng có chi phí

phù hợp

Campbell (2006), Ha

(2015), Ngoc

(2016), Dao và

cộng sự (2016).

Y2

Việc vay vốn ngân hàng là hoàn toàn

trong khả năng

Y3

Dịch vụ tín dụng của ngân hàng khó để

tiếp cận

Y4

Dễ dàng vay vốn ngân hàng tại khu

vực sinh sống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 10

Nguồn: Phân tích của tác giả

Như vậy, tổng hợp các nhân tố tác động như sau:

Bảng 2.10: Tổng hợp chiều tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể

STT

Nhân tố ảnh hưởng

Kỳ vọng

Kết quả các

nghiên cứu trước

1

H1

Tài sản đảm bảo

+

+

2

H2

Thu nhập

+

+

3

H3

Kinh nghiệm của chủ hộ

+

+

4

H4

Khoảng cách địa lý

-

-

5

H5

Lãi suất vay vốn

-

-

6

H6

Thủ tục vay vốn

-

-

7

H7

Kinh nghiệm của NHTM

+

+

8

H8

Dịch vụ NHĐT

+

+

Nguồn: Phân tích của tác giả


2.2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức

Đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, tác giả tập trung vào tiếp cận tín dụng đen. Không giống như tín dụng phi chính thức, tín dụng phi chính thức và tín dụng đen rất dễ tiếp cận, tức là chỉ cần có ý định thì có thể vay được, và chắc chắn sẽ không bị từ chối. Do vậy, mô hình nền tảng trong nghiên cứu này sẽ là mô hình UTAUT.

2.2.1.1. Hiệu quả kỳ vọng

“Cảm nhận hữu ích” của mô hình TAM và được định nghĩa như sau là “mức độ người tiêu dùng tin tưởng rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp họ cải thiện được hiệu quả công việc của họ” (Davis, 1985). Tương tự như vậy, định nghĩa của Venkatesh và cộng sự (2003a) cho rằng “Hiệu quả kỳ vọng” là “sự tin tưởng của cá nhân rằng việc sử dụng hệ thống công nghệ sẽ giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn”. Các định nghĩa của “Lợi thế tương đối” trong mô hình IDT (Rogers, 1995), “Phù hợp công việc” (Thompson và cộng sự, 1991a) cũng cho rằng “một sự thay đổi mới sẽ làm tăng lên hiệu quả công việc cao hơn so với trước đó”. Ngoài ra, nghiên cứu về “Lợi thế tương đối” của mô hình IDT (Moore và Benbasat, 1991a) cũng định nghĩa là “mức độ sử dụng một sự đổi mới là nhiều hơn so với tiền thân của nó”. Như vậy, “Hiệu quả kỳ vọng” được hiểu là “niềm tin về việc sử dụng công nghệ sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn cho công việc cho người tiêu dùng”. Trong nghiên cứu này, “Hiệu quả kỳ vọng” được định nghĩa là “niềm tin của hộ kinh doanh cá thể về việc sử dụng tín dụng đen sẽ tăng hiệu quả công việc của họ”.

Đo lường: Hiệu quả kỳ vọng trong nghiên cứu của mô hình UTAUT của lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ của Venkatesh và cộng sự (2003b). Sau khi phỏng vấn sâu, tác giả đưa ra bảng hỏi hiệu chỉnh như sau

Bảng 2.11. Thang đo hiệu quả kỳ vọng


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Hiệu quả

kỳ vọng (HQ)

HQ1

Tín dụng phi chính thức giúp giải quyết vấn đề của những người tôi thân thiết

HQ2

Tín dụng phi chính thức giúp cho phép tôi thực hiện việc vay nhanh hơn

HQ3

Tín dụng phi chính thức sẽ giúp tôi giải quyết được các nhu cầu cá nhân nhanh chóng (mua sắm,đầu tư)

HQ4

Tín dụng phi chính thức sẽ giúp tôi tăng thu nhập của mình

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003b)


Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của Venkatesan (2003) chỉ ra rằng nhân tố “Hiểu quả kỳ vọng” có ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc chấp nhận sử dụng công nghệ. Ngoài ra, nghiên cứu Venkatesh và cộng sự (2003b) cho rằng độ tuổi, giới tính điều tiết mối quan hệ giữa “Hiệu quả kỳ vọng” tới “Ý định sử dụng”. Mối quan hệ thuận chiều giữa “Hiệu quả kỳ vọng” tới “Ý định sử dụng” mạnh hơn ở nam giới so với nữ giới và mạnh hơn đối với người trẻ tuổi. Như vậy, tác giả đề xuất:


H1

Hiệu quả kỳ vọng có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.2.2.2. Nỗ lực kỳ vọng


“Nỗ lực kỳ vọng” được định nghĩa là “con người dễ dàng tham gia và sử dụng hệ thống và sử dụng hệ thống công nghệ” (Venkatesh và cộng sự, 2003a). Nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” cũng có định nghĩa tương đồng với các nhân tố của các nghiên cứu khác như “Nhận thức dễ sử dụng” của mô hình TAM (Davis, 1985), “Phức tạp của mô hình” của mô hình MPCU (Thompson và cộng sự, 1991a), “Dễ sử dụng” của mô hình IDT (Moore và Benbasat, 1991a). Trong đó, “Nhận thức về dễ sử dụng” được định nghĩa là “mức độ cá nhân tin rằng sử dụng công nghệ không cần một chút cố gắng nào” còn “Dễ sử dụng” được định nghĩa là “một sự đổi mới sẽ ít được sử dụng nếu không dễ cảm nhận và dễ sử dụng”. Tuy nhiên, “Phức tạp” được định nghĩa là “mức độ mà một hệ thống được coi là khó để hiểu và sử dụng” tuy trái ngược hẳn so với các định nghĩa trên những nó cũng định nghĩa rõ ràng về việc thế nào là dễ hiểu và dễ sử dụng. Tổng kết lại, “Nỗ lực kỳ vọng” được hiểu là “việc sử dụng công nghệ là vô cùng dễ dàng và dễ hiểu đối với người sử dụng công nghệ”.

Trong nghiên cứu này, “Nỗ lực kỳ vọng” được định nghĩa là “việc sử dụng tín dụng phi chính thức vô cùng dễ dàng, dễ hiểu”.

Đo lường: Trong mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003b), nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” được đo lường bởi 4 biến quan sát sau


Bảng 2.12. Thang đo nỗ lực kỳ vọng


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Nỗ lực kỳ vọng

NL1

Việc tiếp cận tín dụng tiêu dùng thường rất dễ dàng

NL2

Các thông tin và quy định về việc vay vốn thường rất dễ hiểu.

NL3

Các thủ tục vay thường rất dễ nhớ và dễ thao tác cho lần vay tiếp theo

NL4

Tôi cảm thấy tín dụng tiêu dùng rất dễ sử dụng

NL5

Tôi có thể dễ dàng chỉ cho người khác sử dụng tín dụng tiêu dùng

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003b)

Trong nghiên cứu Venkatesh và cộng sự (2003b) thì giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm điều tiết mối quan hệ giữa nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” và “Ý định sử dụng”. Mối quan hệ thuận chiều giữa “ Nỗ lực kỳ vọng” tới “Ý định sử dụng” mạnh mẽ hơn với nữ giới , với những người nhiều tuổi và những người ít kinh nghiệm vay. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra giả thuyết là:


Ký hiệu

Nội dung

H2a

Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính

thức của hộ gia đình

H2b

Mối quan hệ thuận chiều giữa Nỗ lực kỳ vọng với Ý định sử dụng tín dụng phi

chính thức của hộ gia đình mạnh hơn ở chủ hộ là nam giới

H2c

Mối quan hệ thuận chiều giữa Nỗ lực kỳ vọng và Ý định sử dụng tín dụng phi

chính thức của hộ gia đình mạnh hơn ở các hộ có ít hơn 3 năm kinh nghiệm

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.2.2.3. Ảnh hưởng xã hội


Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là “sự tác động của người khác tới cảm nhận của cá nhân sẽ có tác động tới việc sử dụng công nghệ mới” (Venkatesh và cộng sự, 2003b). Nhân tố ảnh hưởng xã hội cũng có định nghĩa tương đồng với các nhân tố trong nghiên cứu khác như chuẩn chủ quan của các mô hình (TRA, TAM2, TPB/IDTPB, và C-TAM-TP), yếu tố xã hội của mô hình MPCU và hình ảnh của mô hình IDT. Chuẩn chủ quan được định nghĩa là “nhận thức của người đó rằng phần lớn những người quan trọng với họ nghĩ rằng họ có nên thực hiện hay không thực hiện hành vi trong câu hỏi” Davis và cộng sự (1989b); Fishbein và Ajzen (1977); Mathieson (1991); Taylor và Todd (1995)). Ảnh hưởng xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi


của cá nhân và là một nhân tố quan trọng trong việc quyết định có nên thực hiện hành vi hay không.

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng xã hội được hiểu là việc sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi những người xung quanh họ.

Đo lường: Trong mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003b), nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” được đo lường bởi 4 biến quan sát. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn các chuyên gia thì tác giả tiến hành hiệu chỉnh và thêm 1 biến quan sát, kết quả như sau

Bảng 2.13. Thang đo ảnh hưởng xã hội


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Ảnh hưởng xã hội

AH1

Những người quan trọng với tôi giới thiệu và hướng dẫn tôi sử dụng tín dụng phi chính thức

AH2

Những người quen trong gia đình tôi (họ hàng,bạn bè..), nghĩ rằng tôi

nên sử dụng tín dụng phi chính thức

AH3

Người của tổ chức tín dụng phi chính thức đã có những hỗ trợ hữu ích

trong việc cho tôi vay tiền

AH4

Những xu hướng chung trên mạng xã hội ủng hộ việc sử dụng tín dụng

phi chính thức

AH5

Những người nổi tiếng, uy tín đang ủng hộ tín dụng phi chính thức

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003b)

Trong nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003b) thì nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực đến “Ý định sử dụng tín dụng”. Ở Việt Nam, người tiêu dùng tác động bởi người khác, thường tiêu dùng theo số đông (Mai và Tambyah, 2011).Vì vậy nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” là một trong những nhân tố ảnh hưởng tích cực đến Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của khách hàng.

Ngoài ra nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003b) cho rằng giới tính,tuổi điều tiết mối quan hệ giữa nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” và “Ý định sử dụng”. Mối quan hệ thuận chiều giữa “Ảnh hưởng xã hội” với “Ý định sử dụng”mãnh mẽ hơn ở nữ giới và người trẻ tuổi. Điều này do những người trẻ tuổi họ thường không suy nghĩ kỹ càng, dễ bị ảnh hưởng tiêu dùng bởi nhiều người khác. Tương tự, nữ giới thường dao động trước quyết định của mình và thường bị ảnh hưởng bởi người khác.


Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết là:


Ký hiệu

Nội dung

H3a

Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình

H3b

Mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình mạnh hơn ở chủ hộ là nữ giới

H3c

Mối quan hệ giữa Ảnh hưởng xã hội và Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình mạnh mạnh hơn ở hộ có dưới 3 năm kinh nghiệm

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.2.2.4. Điều kiện thuận lợi đối


Theo Venkatesh và cộng sự (2003b), điều kiện thuận lợi được hiểu là “mức độ người tiêu dùng tin tưởng rằng sự hỗ trợ của tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất sẽ giúp cho họ sử dụng hệ thống một cách dễ dàng”. Nhân tố này được xây dựng dựa vào ba cấu trúc khác nhau: Hành vi kiểm soát nhận thức của các mô hình (TPBI DTPB, C- TAM-TPB), tạo điều kiện của mô hình (MPCU) và khả năng tương thích của mô hình (IDT). Trong đó, hành vi kiểm soát nhận thức được định nghĩa là “Các phản ánh về sự nhận thức về những ràng buộc bên trong và bên ngoài đối với hành vi bao gồm tạo điều kiện hiệu quả cho nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi cho công nghệ” (Ajzen (1991b); Taylor và Todd (1995)). Tạo điều kiện là “Các yếu tố khách quan trong môi trường mà nhà quan sát đồng ý làm cho một hành động dễ thực hiện” (Thompson và cộng sự (1991b)) còn khả năng tương thích là “mức độ sự đổi mới được coi là phù hợp với các giá trị, nhu cầu và kinh nghiệm hiện có của những người chấp nhận tiềm năng” (Moore và Benbasat, 1991b). Như vậy, kết hợp nhưng yếu tố của ba lý thuyết trên chúng ta có thể tổng quan lại điều kiện thuận lợi là người tiêu dùng tin tưởng rằng sự hỗ trợ của tổ chức và điều kiện phù hợp với các giá trị, nhu cầu của họ sẽ giúp họ sử dụng hệ thống một cách dễ dàng và thuận tiện.

Trong nghiên cứu này, điều kiện thuận lợi được hiểu là việc sử dụng dịch vụ tín dụng phi chính thức sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn dưới sự hỗ trợ của tổ chức/cá nhân cho vay và cơ sở vật chất cần thiết.

Đo lường: Trong mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003b), nhân tố “Điều kiện thuận lợi” được đo lường bởi 4 biến quan sát như sau (đã hiệu chỉnh)


Bảng 2.14. Thang đo điều kiện thuận lợi


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Điều kiện thuận lợi

ĐK1

các điều kiện về địa lí cũng như điều kiện của cá nhân giúp tôi dễ

dàng vay các khoản vay phi chính thức

ĐK2

Tôi có đủ khả năng để vay và trả nợ các khoản vay phi chính thức

ĐK3

Nhân viên của các tổ chức tín dụng phi chính thức sẵn sàng hỗ trợ

tôi khi gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống

ĐK4

Tôi có đủ kiến thức để sử dụng tín dụng phi chính thức

Nguồn:Venkatesh và cộng sự (2003b)

Trong nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003b) thì nhân tố “Điều kiện thuận lợi” có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng công nghệ. Ở Việt Nam những người có ít kinh nghiệm đi vay gặp nhiều khó khăn cản trở về mặt thủ tục pháp lý, thiếu hiểu biết nhưng nếu có sự hỗ trợ, lôi kéo, tạo điều kiện của người cho vay thì họ có lẽ sẽ chấp nhận sử dụng đối với các hộ ít có kinh nghiệm. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết là:

Ký hiệu

Nội dung

H4a:

Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng thuận chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình

H4b

Mối quan hệ giữa Điều kiện thuận lợi tới Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức của hộ gia đình mạnh mẽ hơn ở các hộ có ít hơn 3 năm kinh nghiệm

Nguồn: tác giả đề xuất

2.2.2.5. Hiểu biết tài chính


Hiểu biết tài chính trên thế giới hiện nay có rất nhiều định nghĩa và chưa có một định nghĩa chính thống nào. Một số định nghĩa về hiểu biết tài chính như sau là “ mức độ đo lường cá nhân có thể hiểu và sử dụng thông tin liên quan đến tài chính” (Huston (2010)). Trong khi đó, OECD (2011) đã định nghĩa hiểu biết tài chính của các cá nhân là “sự kết hợp hiểu biết, kiến thức về tài chính, kỹ năng, thái độ và hành vi để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và đạt được sự an toàn về tài chính cho cá nhân, hộ gia đình. Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam như Khúc Thế Anh và cộng sự (2020) cũng sử dụng khái niệm này. Như vậy, hiểu biết tài chính được hiểu sự kết hợp các yếu tố cần thiết để đưa quyết định tài chính một cách hiệu quả và đem lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng.

Trong nghiên cứu này, hiểu biết tài chính được hiểu là dựa trên những hiểu biết, kỹ năng, kiến thức của chủ hộ để đưa ra quyết định sử dụng tín dụng phi chính thức một cách hiệu quả.


Đo lường:

“Hiểu biết tài chính” là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng tín dụng phi chính thức. Việc hiểu biết tài chính sẽ phần nào quyết định việc sử dụng tín dụng đen thông qua việc phân tích lợi ích, rủi ro cũng như tính toán các khoản phải trả.Hiện này có nhiều nghiên cứu về “Hiểu biết tài chính” nhưng chưa có nghiên cứu nào đo lường “Hiểu biết tài chính” ảnh hưởng đến tín dụng đen. Tác giả dựa vào các nghiên cứu về “Hiểu biết tài chính” đề xuất 3 biến quan sát như sau:

Bảng 2.15. Thang đo hiểu biết tài chính


Nhân tố

Ký hiệu

Nội dung

Hiểu biết tài chính

HB1

Chủ hộ hiểu rõ tác động về mặt tài chính như phải trả bao nhiêu mỗi lần…

HB2

Chủ hộ có thể tự tin ra quyết định khi sử dụng tín dụng phi chính thức

HB3

Chủ hộ có thể tính toán được dòng tiền một cách cụ thể, ví dụ như

khi nào tiền về, khi nào tiền ra

Nguồn: Hiệu chỉnh từ Khúc Thế Anh và cộng sự (2020)

Ở Việt Nam, đối với các hộ kinh doanh ít kinh nghiệm thường thiếu hiểu biết tài chính, đưa ra các quyết định không tốt về việc sử dụng tài chính. Chính vì vậy, “Hiểu biết tài chính” được coi là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực tới việc Ý định sử dụng tín dụng đen

Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết là:


Ký hiệu

Nội dung

H6a

Hiểu biết tài chính ảnh hưởng ngược chiều với Ý định sử dụng tín dụng phi chính

thức của các hộ gia đình

H6b

Mối quan hệ thuận chiều giữa Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng tín dụng phi

chính thức của các hộ gia đình mạnh hơn ở các hộ có ít hơn 3 năm kinh nghiệm

H6c

Mối quan hệ thuận chiều giữa Hiểu biết tài chính và Ý định sử dụng tín dụng phi

chính thức của các hộ gia đình mạnh hơn ở các hộ có chủ hộ là ở nữ giới

Nguồn: Tác giả đề xuất

2.2.2.6. Tính tiện lợi


Tính tiện lợi được hiểu là sự thuận tiện khi sử dụng công nghệ và được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng công nghê (Pew, 2002). Tiện lợi trong một số nghiên cứu về ứng dụng điện thoại được coi là yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và bất kể thời gian nào.

Trong nghiên cứu này, tiện lợi được hiểu là sự nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thực hiện giao dịch vay của tín dụng phi chính thức đối với hộ gia đình là vô cùng nhanh chóng và bất kể thời gian nào.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022