Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Tại Làng Nghề Bát Tràng


tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác nhau, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...

Từ các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng chủ yếu là đồ thờ. Về sau gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ, ấm chén. Ngày nay, gốm Bát Tràng đã có khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ như đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Các bộ sưu tập gốm sứ Bát Tràng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật và kĩ thuật chế tạo đồ gốm sứ ở Việt Nam.

Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục. Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu. Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát Tràng như sau:

- Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.

- Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm. Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt trong đồ gốm Bát tràng.

- Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà, long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc, tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ mình rắn và tượng rồng.


Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng:

Men lam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đây là loại men sớm nhất được sử dụng tại Bát Tràng từ thế kỷ 14. Thợ Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với kỹ thuật dùng bút lông làm công cụ vẽ trên đồ gốm. Men lam không để trần như men nâu mà bao giờ cũng được phủ lớp men mầu trắng bóng, có độ thuỷ tinh hoá cao sau khi nung. Men lam có sắc độ từ xanh chì đến xanh sẫm.

Men nâu

Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Gốm sứ Bát Tràng - 5

Một trong số các loại men sử dụng đầu tiên ở Bát Tràng là men nâu, sắc độ màu của men phụ thuộc nhiều vào xương gốm (xương gốm Bát tràng dày và thường có mầu nâu xám).

Trong các loại hình của nhóm đồ gốm men nhiều mầu thế kỷ 16-17, men nâu được dùng xen lẫn với men xanh rêu, men ngà, tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu giữ vị trí các đường chỉ chia băng, tô lên hoa sen hoặc các hình rồng, đối với lư hương chữ nhật men nâu tô lên phần chân đế...Thế kỷ 19 là thời điểm đánh dấu men nâu đã chuyển sắc thành một loại men bóng (thường gọi là men da lươn), sử dụng rộng rãi ở Bát Tràng cho tới tận ngày nay.

Men trắng (ngà)

Đây là loại men trắng, nhiều trường hợp ngả màu vàng ngà, bóng khi nhiệt độ nung đạt độ cao nhưng cũng nhiều trường hợp có màu trắng xám, trắng sữa, đục. Cùng với kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà cũng tạo nên một nét riêng biệt của đồ gốm Bát Tràng. Men trắng ngà đã thấy sử dụng phủ lên trang trí men lam hay men nâu, nhưng trong rất nhiều đồ gốm Bát Tràng chỉ thấy dùng men trắng ngà.


Men xanh rêu

Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17.

Men rạn

Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.

3. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại làng nghề Bát Tràng


Xã Bát Tràng gồm hai làng nhỏ là làng Giang Cao và làng Bát Tràng, cả hai làng đều sản xuất đồ gốm sứ nhưng phần lớn sản phẩm bán ra vẫn do làng Bát Tràng sản xuất. Có thể thấy một điều rằng hầu hết các doanh nghiệp Bát Tràng đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh theo hình thức hộ gia đình. Bình quân vốn của mỗi hộ chỉ vào khoảng 75-100 triệu đồng và doanh thu hàng năm đạt khoảng 15-25 triệu đồng. Với quy mô sản xuất nhỏ như vậy các hộ gia đình chủ yếu cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước hoặc gia công cho các doanh nghiệp lớn. Cũng vì nguyên nhân này mà rất nhiều đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài đã bị bỏ qua.

Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm. Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm của làng Bát Tràng là đất Cao lanh trắng. Hiện tại, loại đất này tại chính làng đã hết nên để sản xuất người dân Bát Tràng phải mua đất từ các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,...

Trước đây để tạo hình sản phẩm các nghệ nhân gốm thường dùng bàn xoay đẩy bằng tay hoặc đạp bằng chân để vuốt ra sản phẩm, do vậy đòi hỏi


người làm gốm phải có độ tinh xảo rất cao. Hiện nay, trong làng Bát Tràng những người còn có khả năng thực hiện kiểu tạo hình đó chỉ còn ba, bốn người. Những sản phẩm của làng bây giờ đa phần được làm theo phương pháp đổ khuôn, làm theo cách này thì thời gian chi phí cho một sản phẩm ngắn hơn, tuy vậy nhưng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm không giảm đi.

Toàn bộ làng nghề hiện nay có khoảng 1000 lò nung trong đó có khoảng 200 lò gas. Đầu tư một lò nung bằng gas tốn ít nhất 150 triệu đồng-một số tiền không nhỏ so với một hộ kinh doanh bình thường ở Bát Tràng. Tuy nhiên dùng lò nung bằng gas có rất nhiều ưu điểm như khi sản xuất một chiếc bình bằng khí ga sẽ rẻ hơn 20% so với lò nung bằng than, hay chi phí sản xuất một chiếc vại lớn bằng gas sẽ rẻ hơn 60% khi dùng lò than. Hơn nữa, sử dụng lò ga để nung sản phẩm sẽ hạn chế được lượng khí thải ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sử dụng lò nung bằng gas còn đem lại vẻ đẹp rất riêng cho gốm sứ Bát Tràng. Mầu men của sản phẩm đều, bóng, sản phẩm chịu lực tốt hơn (có thể sử dụng để nấu nướng thức ăn trong lò vi sóng). Trong vài năm gần đây, giá gas liên tục tăng cao đến chóng mặt, chi phí cho mỗi lần nung lên tới 3 triệu đồng. Trong khi đó giá sản phẩm tăng thì sẽ không cạnh tranh được trên thị trường. Trước thực trạng đó rất nhiều cơ sở sản xuất đã quay trở về dùng lò than truyền thống.

Hiện nay nỗ lực tập trung phát triển kinh tế làng nghề là ưu tiên số một của nhân dân và chính quyền Bát Tràng. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, chia sẻ bí quyết. Liên kết để ra mắt thương hiệu chung sẽ rút ngắn con đường quảng bá sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Liên kết các nhà sản xuất gốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện


mở rộng sản xuất trong điều kiện không cần trường vốn mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.

Phương thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề cũng được làng nghề và nhà nước hết sức quan tâm . Tháng 11 năm 2003, làng cổ Bát Tràng khai trương Chợ Gố m là ng cổ Bá t Trà ng (Battrang ancient village ceramics market), là nơi các hộ sản xuất kinh doanh mang sản phẩm tới chợ vừa bán vừa trưng bày, nhằm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm. Mô hình kết hợp sản phẩm địa phương với du lịch và xuất khẩu tại chỗ cũng đang phát huy hiệu quả cao tại làng gốm Bát Tràng. Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình du lịch văn hóa của Bát Tràng phát triển. Ví dụ như việc cho ra đời tuyế n xe bus số 47 Long Biên – Bát Tràng, nố i liề n là ng cổ Bá t Trà ng vớ i khu vự c nộ i thà nh thà nh phố Hà Nộ i khánh thành thá ng 11 năm 2005 mở ra hướ ng đi mớ i , thúc đẩy phát triển tham quan , du lị ch là ng gố m cổ truyề n Bá t Tràng.

Ngoài ra, một nét mới trong việc quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng là sự ra đời của Trung tâm xúc tiến xuất khẩu Bát Tràng (BTEP) cuối năm 2004. Trung tâm này được thành lập là kết quả hợp tác giữa Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng và Chương trình phát triển kinh tế tư nhân (MPDF) thuộc Công ty tài chính quốc tế (IFC). Đây là một bước tiến mới trên con đường phát triển của làng gốm Bát Tràng bởi nó đóng góp một kinh nghiệm tốt cho các ngành kinh doanh nhỏ và vừa khác ở Việt Nam trên con đường tìm cách quảng bá thương hiệu.

Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên đến hơn 40 triệu USD.


Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ em đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 - 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ - 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm và phải cạnh tranh với gốm sứ nước ngoài, đặc biệt là gốm Trung Quốc. Rất nhiều hộ gia đình đã phải đóng cửa ngừng sản xuất do hoạt động kinh doanh không đem lại hiệu quả. Thực trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề.


II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đạt 138,2 triệu USD, giảm 28,6% so với năm 2008. Đây là năm đầu tiên, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ giảm sau nhiều năm liên tiếp tăng. Trước đó, ngay từ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đã có dấu hiệu chững lại, chỉ tăng 0,5% so với năm 2007. Điều đó cho thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn.


Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng Giai đoạn 2006 - 20084


Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do tình hình kinh tế của nhiều quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn, thu nhập giảm nên người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí, đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, do đó sức mua đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự leo thang của giá nhiên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm, đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung, đó doanh thu của gốm sứ Bát Tràng đang giảm dần trong năm gần đây. Không chỉ doanh thu từ xuất khẩu không ổn định, doanh thu từ thị trường trong nước của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng cũng ngày một giảm. Trong khi đó, giá gas, chiếm đến 40% - 50% chi phí sản xuất liên tục tăng trong nhiều năm làm giá thành sản phẩm tăng. Trải qua 500 năm lịch sử, từ khi nung bằng củi, sau đó đến nung

4 Nguồn số liệu: Tổng cục Hải Quan


bằng than và cho đến nay, khi lò gas được đưa vào sử dụng, Bát Tràng đã có tới 200 lò gas nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu thì giá gas trên thị trường biến đổi. Trong 3 tháng đầu năm 2010, giá gas trong nước liên tục tăng 3 lần với mức tăng lần lượt là 4.000 đồng, 10.000 đồng, 4.000 đồng trên mỗi bình 12 kg. Dùng gas với giá thành cao, đầu vào lớn, đầu ra giảm gây nhiều biến cố cho những hộ dùng gas. Điều này đang trở thành mối lo cho nhà sản xuất kinh doanh.

Không chỉ gặp vấn đề giá cả càng ngày càng tăng, gốm sứ Bát Tràng cũng đang phải đối diện với sự cạnh tranh từ gốm sứ nước ngoài ngày càng lớn, nhất là đối với thị trường gốm sứ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc hiện nay đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam rất lớn, một ngày ở cửa khẩu Tam Thanh tràn sang Việt Nam gần 100 tấn hàng gốm. Giá bán hàng Trung Quốc rất rẻ, một cái bát ăn cơm giá từ 1.500 - 3.000 đồng, trong khi đó, hàng Bát Tràng có giá từ 6.000 - 10.000 đồng. Với mức giá dễ chấp nhận, mẫu mã đẹp rất hợp thị trường Việt Nam, mức cạnh tranh đó gây cho gốm sứ Bát Tràng những khó khăn đáng kể.

Nhưng liệu có phải thị trường tiềm năng của gốm Bát Tràng không có khả năng mở rộng thêm nữa? Từ những năm 1998, qua các cuộc khảo sát thị trường và giới thiệu gốm sứ Bát Tràng tại các Hội chợ quốc tế với các bạn hàng Nhật, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, gian hàng của gốm sứ Việt Nam tại triển lãm đã được đặt ngang hàng với các gian hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Khách hàng Mỹ đánh giá cao tính mỹ thuật, tính văn hóa, sự đa dạng của gốm sứ Bát Tràng. Từ việc đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho đến nay các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của nhiều doanh nghiệp đã rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nổi bật hàng gốm sứ nội thất như: Âu men, những hàng giả cổ có từ thế kỷ XV, XVI, XVII đã được khách hàng các thị trường Nhật, Mỹ, Đài Loan, Đan Mạch, Rumani, Tiệp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2022