Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế


Lý thuyết/

mô hình

Nội dung chính của lý thuyết/ mô hình

Công trình nghiên cứu áp dụng lý

thuyết theo tên tác giả/ nhóm tác giả


luật pháp là công bằng. Vì thế, người nộp thuế có hành vi TTT cao hơn khi họ nhận thức toàn bộ hệ thống thuế là công bằng

và ngược lại

3. Hassan và cộng sự (2021)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB)

Hành vi TTT của người nộp thuế được giải thích bởi ý định thực hiện hành vi TTT của họ.

1. Trivedi và cộng sự (2005)

2. Benk và cộng sự (2010)

3. Damayanti (2012)

4. Natrah Saad (2012)

5. Abdul Hamid (2014)

6. Damayanti và cộng sự (2015)

7. Andi Nurwanah và cộng sự (2018)

8. Malik và Younus (2020)

9. Taing và Chang, (2020)

Lý thuyết tâm lý học tài chính (Theory

Fiscal Psychology)

Mối quan hệ giữa NNT và CQT là một hợp đồng bao gồm sự tương tác phức tạp giữa người nộp thuế và chính phủ trong việc thiết lập mối quan hệ có đi có lại công bằng. Nếu các khoản thuế đã nộp và các dịch vụ công do chính phủ cung cấp được NNT coi là công bằng, NNT có xu hướng tuân thủ luật thuế và điều này có

tác động tích cực đến hành vi TTT.

1. Feld và Dan Frey (2002)

2. Torgler và cộng sự (2008)

Mô hình tuân thủ thuế của Fischer

Các nhóm nhân tố về nhân khẩu học; cơ hội không tuân thủ thuế; thái độ và nhận thức; cấu trúc thuế, hệ thống thuế ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế của NNT

1. Chan và cộng sự (2000)

2. Chau và Leung (2009)

3. Sinnasamy và cộng sự (2015)

4. Hauptman và cộng sự (2015)

Mô hình khung sườn dốc trơn trượt về tuân thủ thuế (Slippery Slope Framework - SSF)

SSF là tích hợp các kết quả thực nghiệm từ kinh tế học, xã hội học và tâm lý học. SSF được đề xuất bằng đồ thị trong không gian ba chiều với quyền lực của các cơ quan có thẩm quyền, niềm tin vào các cơ quan có thẩm quyền và hành vi tuân thủ thuế. Trong đó, quyền lực cơ quan thuế thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế bắt buộc và niềm tin vào cơ quan thuế thúc đẩy hành vi tuân thủ thuế tự nguyện

1. Wahl và cộng sự (2010)

2. Benk và cộng sự (2011)

3. Kastlunger và cộng sự (2013)

4. Lisi, G. (2014)

5. Mas’ud và cộng sự (2014)

6. Gangl và cộng sự (2015)

7. Darmayasa và Aneswari (2015)

8. Gobena và cộng sự (2016)

9. Olsen,và cộng sự (2018).

10. Siglé và cộng sự (2018)

11. Cechovsky, N. (2018)

12. Yasa và Martadinata (2018)

13. Mas’ud et al (2019)

14. Da Silva và cộng sự (2019)

15. Malik and Younus (2020)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam - 4

Nguồn: Kết quả tổng quan nghiên cứu


Kết quả tổng quan về các lý thuyết, mô hình và số lượng các nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết, mô hình làm cơ sở lý thuyết nền tảng ở bảng 1.1 chỉ ra:

Các lý thuyết, mô hình đều giải thích một góc độ nào đó về hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Nên dựa trên góc độ tiếp cận (kinh tế hoặc/và tâm lý, xã hội), mục tiêu nghiên cứu thì các lý thuyết, mô hình được các tác giả sử dụng làm cơ sở lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu của mình.

Lý thuyết TPB và mô hình SSF về tuân thủ thuế là các lý thuyết (mô hình) được nhiều công trình nghiên cứu đã sử dụng làm lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế (Xem bảng 1.1). Bên cạnh đó, Marandu và cộng sự (2015) xem xét 18 nghiên cứu về tuân thủ thuế từ năm 1985 đến 2012 và cũng kết luận rằng TPB là khuôn khổ tốt nhất cho các nhà nghiên cứu thuế để khám phá các yếu tố quyết định ý định tuân thủ thuế và cuối cùng là xác định hành vi tuân thủ thông qua các thành phần hành vi, bao gồm cả thái độ hướng tới một hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức.

Trong khi, từ khi SSF được giới thiệu thì các nghiên cứu về hành vi TTT khi tiếp cận theo hướng hành vi của NNT chia thành hành vi TTT tự nguyện và hành vi TTT bắt buộc đều áp dụng mô hình SSF làm cơ sở lý thuyết (Xem bảng 2 – Phụ lục 01).

Chính vì thế, với mục tiêu nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT tự nguyện và hành vi TTT bắt buộc của hộ KDCT trong làng nghề ở Việt Nam, luận án sẽ sử dụng lý thuyết TPB mở rộng thêm các yếu tố về kinh tế, thể chế và mô hình SSF về tuân thủ thuế làm cơ sở lý thuyết nền tảng trong đề xuất mô hình nghiên cứu.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế

1.3.1. Thống kê về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế

Hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua (Xem bảng 2 – Phụ lục 01). Cùng với đó, câu hỏi đặt ra với hầu hết các nhà khoa học khi thực hiện hướng nghiên cứu này là làm thế nào để chỉ ra những yếu tố chính và thường ảnh hưởng nhiều đến hành vi TTT của người nộp thuế?

Với cùng mục đích đó, Jackson và Milliron (1986) đã tiến hành tổng quan 43 công trình nghiên cứu thực hiện từ năm 1974 đến năm 1985 về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế, đã xác định 14 yếu tố tác động chính đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế, bao gồm: tuổi; giới tính; giáo dục; mức thu nhập; nguồn thu nhập; nghề nghiệp; ảnh hưởng ngang hàng; đạo đức học; công bằng; sự phức tạp; liên hệ cơ quan thuế; các biện pháp trừng phạt; xác suất phát hiện; và thuế suất. Sau nghiên cứu


của Jackson và Milliron, nhiều nghiên cứu khác đã được thực hiện và đưa ra vô số các yếu tố ít nhiều giống với phát hiện của Jackson và Milliron (như Fischer và cộng sự, 1992; Riahi-Belkaoui, 2004; Trivedi và cộng sự, 2005; Saad, 2014).

Marandu và cộng sự (2015) đã tiến hành tổng quan 18 công trình nghiên cứu từ năm 1985 - 2012 về các yếu tố quyết định TTT đã chỉ có đến 70 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT được các tác giả áp dụng trong nghiên cứu của mình. Marandu và cộng sự (2015) đã tiến hành phân chia các yếu tố theo các nhóm yếu tố và thống kê về tần suất sử dụng với các yếu tố, và các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hành vi TTT bao gồm tinh thần thuế, nhận thức về công bằng, nhận thức về cung cấp hàng hóa công cộng, chuẩn mực chủ quan, chế tài pháp lý (xử phạt và tiền phạt), xác suất bị kiểm tra, thu nhập / khả năng chi trả, thuế suất và tuổi, giới tính.

Thông qua kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan5, cũng với phương pháp tương tự, tác giả thực hiện tổng quan 47 công trình6 nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế từ năm 2012 – 2021 (Xem bảng 3 – Phụ lục 01), kết quả chỉ ra:

Có đến ít nhất 43 yếu tố được các công trình nghiên cứu chỉ ra có thể áp dụng trong nghiên cứu với mục tiêu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế.

Với góc độ tiếp cận (kinh tế hoặc/và tâm lý xã hội), mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu khác nhau, thì các yếu tố được các tác giả sử dụng trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế là không hoàn toàn giống nhau.

Các yếu tố tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng, niềm tin vào CQ thuế, quyền lực của CQ thuế, nhận thức về thuế, sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế, tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, số năm hoạt động KD... là các yếu tố được nhiều công trình nghiên cứu trước áp dụng (Xem bảng 1.2). Việc sử dụng các yếu tố này trong nghiên cứu nhằm chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của hộ KD cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam là phù hợp và kết quả nghiên cứu có thể trả lời được mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu mà luận án đã đề ra.


5 Tác giả tiến hành tập hợp các công trình nghiên cứu liên quan từ hệ thống thư viện Quốc gia, các tạp chí chuyên ngành trong nước và sử dụng các công cụ như SicenceDirect.com, Emerald Insight, Proquest Central để tổng hợp và thống kê các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi TTT của NNT.

6 Thống kê dựa trên số công trình tác giả tiếp cận được


Bảng 1.2. Kết quả tổng quan nghiên cứu về các yếu tố7 ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế



TT


Tác giả


Quốc gia

Yếu tố tâm lý xã hội

Yếu tố thể chế

Yếu tố thuộc về kinh tế

Nhân khẩu học

Yếu tố khác


Tinh thần thuế


Chuẩn mực chủ quan

Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhận thức về tính công bằng


Niềm tin vào CQ

thuế

Nhận thức về Quyền lực của CQ thuế


Nhận thức về thuế


Sự phức tạp về thuế


Truyền thông/ Thông tin về thuế


Thuế suất

Nhận thức về chi tiêu của CP


Xử phạt

Khả năng bị TT, KT

thuế

Chi phí tuân thủ thuế


Tuổi


Giới tính


Trình độ


Thu nhập

Số năm hoạt động kinh doanh


1


Jackson và Milliron (1986)

TQ 43 công trình NC từ 1974 -1985





X





X



X






X


X



X



2

Marandu và cộng sự (2015)

TQ 18 công trình NC từ 1985-2012


X


X



X







X



X


X



X


X




3

Fjeldastad và Semboja

(2001)

Tanzania




X








X








4

Park và Hyun (2003)

Hàn Quốc












X

X





X


5

Alan Lewis và cộng sự

(2009)

Ý và Anh







X













6

Wahl, Kastlunger và Kirchler,(2010)

Áo





X

X














7

Benk và cộng sự (2010)

Thổ Nhĩ Kỳ


X


X








X








8

Benk và cộng sự (2012)

Thổ Nhĩ Kỳ





X

X














9

Damayanti (2012)

Indonesia

X

X

X

















10

Fadjar O.P. Siahaan (2012)

Indonesia




X

X




X











11

Natrah Saad (2012)

New Zealand và Malaysia

X

X


X




X












12

Kastlunger và cộng sự

(2013)

Ý





X

X














13

Eichfelder và cộng sự, (2014

Bỉ






X








X






14

Lisi, G. (2014)





X

X















15

Raihana và Pope (2014),

Malaysia




















16

Mas’ud và cộng sự (2014)

Châu Phi





X

X














17

Saad, Natrah (2014)

New

Zealand








X













7 Tác giả lựa chọn trình bày các yếu tố được nhiều nghiên cứu áp dụng trong số 47 các yếu tố được 49 công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi TTT (bảng 3, phụ lục 01)



18

Abdul Hamid và Jeff Pope (2014)

Malaysia và New

Zealand


X


X


X

















19

Gangl và cộng sự (2015)






X

X














20

Kogler và cộng sự (2015)

Áo




X









X







21

Sinnasamy và cộng sự

(2015)

Malaysia

X


X

X
















22

Damayanti và cộng sự (2015)

Indonesia

X

X

X

















23

Alm và cộng sự (2016)

Hoa Kỳ và

Ý












X

X







24

Gobena và cộng sự (2016)

Ethiopia




X

X

X














25

Jimenez và Iyer, (2016)

Hoa Kỳ




X

X















26

Mendoza và cộng sự

(2017).














X







27

Adimasu và Daare (2017)

Ethiopia







X




X









28

Nagel và cộng sự (2018)

Hà Lan




















29

Olsen,và cộng sự (2018).

Thổ Nhĩ Kỳ





X

X














30

Siglé và cộng sự (2018)

Hà Lan




















31

Manchilot Tilahun (2018)

Ethiopia




X






X

X



X






32

Andi Nurwanah và cộng

sự (2018)

Indonesia

X

X


















33

Deyganto (2018)

Ethiopia




X


X

X






X


X

X

X

X


34

Alice Guerra và Brooke Harrington (2018)

Ý và Đan Mạch

X


X










X







35

Fjeldstad và cộng sự 2019)

Tanzania

X






X













36

Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019)

Việt Nam












X

X







37

Abba Ya’u, Natrah Saad

(2019)

Nigeria




X

X















38

Da Silva và cộng sự 2019)

Brazil




X


X














39

Malik và Younus (2020)

Pakistan và

Turkey

X

X

X


X

X














40

Carsamer (2020)

Ghana














X

X

X

X


X

41

Taing và Chang, (2020)

Campuchia

X



X

X

X

X

X

X











42

Hassan và cộng sự (2021)

Pakistan

X



X






X

X









Nguồn: Kết quả tổng quan nghiên cứu


1.3.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố và hành vi tuân thủ thuế

Mục tiêu quan trọng của quản lý thuế là đảm bảo sự tuân thủ thuế tự nguyện của người nộp thuế; đồng thời hướng đến phòng ngừa, phát hiện và giảm thiểu các hành vi không tuân thủ để gia tăng tính tuân thủ thuế của người nộp thuế. Do đó, việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hành vi tuân thủ thuế sẽ là cơ sở để đưa ra các chính sách, giải pháp đạt được mục tiêu trên. Vì vậy, hướng nghiên cứu về ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp) của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế được nhiều tác giả thực hiện từ năm 19728 đến hiện nay và đã đạt được các kết quả như sau:

Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tuân thủ thuế được nhiều tác giả (nhóm nghiên cứu) thực hiện với góc độ tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và cơ sở lý thuyết/mô hình nghiên cứu khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế cũng không hoàn toàn giống nhau. Vì thế, kết quả của các công trình nghiên cứu chưa có sự đồng thuận hoàn toàn về có ảnh hưởng (hoặc chưa có cơ sở để khẳng định có mỗi quan hệ) giữa từng yếu tố đến hành vi TTT của người nộp thuế (Xem bảng 2 – Phụ lục 01).

Bên cạnh các yếu tố kinh tế, các yếu tố thuộc về tâm lý xã hội cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế: Allingham và Sandmo (1972), Alm (1991), Clotfelter (1983), Eriksen và Fallan (1996), Evans và cộng sự (2005) là các nhà nghiên cứu trước ở các nước phát triển thực hiện nghiên cứu về tuân thủ thuế. Các nghiên cứu của các tác giả trên áp dụng lý thuyết răn đe kinh tế và mô hình Allingham và Sandmo (1972) về tuân thủ thuế và đều chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố như khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế, mức phạt, thuế suất và mức thu nhập... sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tuân thủ thuế của người nộp thuế (Kirchler và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, sự răn đe của thể chế, các biện pháp về kinh tế có thể dẫn đến chi phí quản lý cao hơn, tạo ra cơ hội tham nhũng (Muthukrishna và cộng sự, 2017), và thậm chí có thể làm giảm việc tuân thủ thuế (Bergman và Nevarez, 2006; Slemrod và cộng sự 2001) khi người nộp thuế nhận thấy sự thiếu công bằng (Fehr và Rockenbach, 2003). Chính vì vậy, bên cạnh các biến số kinh tế, các biến phi kinh tế là những yếu tố quan trọng quyết định việc tuân thủ thuế (Muehlbacher và cộng sự, 2011; Kirchler, Hoelzl, và Wahl, 2008). Nhiều nghiên cứu ủng hộ tuyên bố này khi kết quả đã chỉ ra sự tin tưởng với cơ quan thuế của người nộp thuế (Feld và Frey, 2002; Van Dijke và Verboon, 2010; Kastlunger và cộng sự, 2013; Siglé và cộng sự; 2018; Da Silva và cộng sự, 2019) và ở những người nộp thuế khác (Alm, Kirchler và Muehlbacher, 2012; Frey và Torgler , 2007) và nhận thức về công bằng thuế (Saad,



8 Nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972) được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên trong chủ đề tuân thủ thuế và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học sau này lựa chọn làm lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu về tuân thủ thuế.


2011; Manchilot Tilahun, 2018) hay như tinh thần thuế (Devos, 2013; Richardson, 2006; Alabede và cộng sự, 2011b) có ảnh hưởng đến hành vi TTT của người nộp thuế.

Có 15/43 yếu tố9 được nhiều công trình nghiên cứu thực hiện có những kết quả chưa hoàn toàn đồng thuận về: (i) ảnh hưởng (thuận chiều hoặc nghịch chiều; trực tiếp hoặc gián tiếp); (ii) hoặc chưa có cơ sở khẳng định về mối quan hệ của yếu tố đó với hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế (Xem bảng 1.3). 15 yếu tố đó bao gồm: tinh thần thuế, chuẩn mực chủ quan, nhận thức về tính công bằng, niềm tin vào CQ thuế, quyền lực của CQ thuế, nhận thức về thuế, sự phức tạp về thuế, thông tin về thuế, xử phạt, khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế, tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, số năm hoạt động KD.

Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố10 đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo công trình nghiên cứu



TT


Yếu tố

Các công trình nghiên cứu theo tên tác giả (nhóm tác giả)

Tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) đến hành vi TTT

Chưa có cơ sở khẳng định mối quan hệ với hành vi TTT

1

Tinh thần thuế

Alm và McClellan (2012); Guerra và cộng sự (2018); Taing và Chang, (2020); Hassan và cộng sự (2021)

Kleven và cộng sự (2011); Kleven (2014); Andrighetto và cộng sự (2016); Zhang và cộng sự (2016); Ottone và cộng sự (2018); Fjeldstad

và cộng sự (2020)

2

Chuẩn mực chủ quan

Bobek và Hatfield (2003); Mustikasari (2007); Benk và cộng sự (2010); Natrah Saad (2012); Damayanti và cộng sự (2015); Andi Nurwanah và cộng sự (2018); Malik và

Younus (2020);

Abdul Hamid (2014); Adellia và cộng sự (2020)

3

Nhận thức về tính công bằng

Spicer và Becker (1980); Alm và cộng sự (1992); Hite và Roberts (1992); Azmi và cộng sự (2008); Lisi, G. (2014); Gobena và cộng sự (2016); Fany Inasius (2018), Doreen Musimenta và cộng sự (2017); Manchilot Tilahun (2018); Abba Ya’u và Natrah Saad (2019); Taing và Chang, (2020); Hassan và

cộng sự (2021)

Benk và cộng sự (2011); Deyganto (2018); Fjeldstad và cộng sự (2020)

4

Quyền lực của CQ thuế

Wahl, Kastlunger và Kirchler (2010); Benk và cộng sự (2012); Kastlunger và cộng sự (2013); Mas’ud và cộng sự (2014); Gobena và cộng sự (2016); Olsen và cộng sự (2018); Siglé và cộng sự (2018); Da Silva và cộng sự

(2019); Malik và Younus (2020)

Yasa và Martadinata (2018); Mas’ud và cộng sự (2019); Taing và Chang, (2020);


9 Kết quả tổng quan về ảnh hưởng của mỗi yếu tố trong 43 yếu tố đến hành vi TTT được trình bày ở bảng 4

– Phụ lục 01

10 15 yếu tố được nhiều nghiên cứu thực hiện và chưa hoàn toàn đồng thuận trong kết quả nghiên cứu về có ảnh hưởng hay chưa có cơ sở để kết luận ảnh hưởng (tác động) của các yếu tố đó đến hành vi tuân thủ thuế.



TT


Yếu tố

Các công trình nghiên cứu theo tên tác giả (nhóm tác giả)

Tác động thuận chiều (+) hoặc nghịch chiều (-) đến hành vi TTT

Chưa có cơ sở khẳng định mối quan hệ với hành vi TTT

5

Niềm tin vào CQ thuế

Alm (1999); Torgler (2003); Benk và cộng sự (2012); Fadjar (2012); Kastlunger và cộng sự (2013); Mas’ud và cộng sự (2014);Gobena và cộng sự (2016); Jimenez và Iyer, (2016); Olsen và cộng sự (2018); Siglé và cộng sự (2018); Yasa và Martadinata (2018); Mas’ud và cộng sự (2019); Abba Ya’u, Natrah Saad (2019); Da Silva và cộng sự (2019); Malik và

Younus (2020)

Lidija Hauptman và cộng sự (2015); Taing và Chang, (2020)

6

Nhận thức về thuế

Palil và cộng sự (2013); Andreas và Savitri (2015); Savitri và Musfialdy (2016); Adimasu và Daare (2017); Nurkhin và cộng

sự (2018); Wadesongo và cộng sự (2018)

Nugroho và cộng sự, (2016) Taing và Chang, (2020)

7

Sự phức tạp về thuế

Richardson (2006); Chau và Leung (2009);

Alm (2014); Taing và Chang, (2020)

James và Edwards (2008)

8

Thông tin

về thuế

Devos và Zackrisson (2015)

Fadjar (2012); Taing và Chang,

(2020)

9

Xử phạt

Allingham và Sandmo (1972); Alm, Jackson, và Mckee (1992); Alm và McKee (1998); Lederman (2003); Nguyễn Thị Thùy Dương

và cộng sự (2019)

Fjeldstad và cộng sự (2020); Mohdali và cộng sự (2014)

10

Khả năng bị kiểm tra, thanh tra

thuế

Allingham và Sandmo (1972); Niu (2011); Alm và cộng sự (2016); Deyganto (2018); Alice Guerra và Brooke Harrington (2018);

Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2019)

Murray (1995) và Anderson và Bodvarsson (2005)

11

Tuổi

Dubin và Wilde, 1988; Feinstein, 1991; Hanno và Violcttc, 1996; McGee và Tyler, 2007; Tittle, 1980; Matthias Kasper và cộng

sự (2014); Deyganto (2018)

Kogler, Mittone và Kirchler, (2016); Hofmann và cộng sự (2017);

Güzel, Sonnur Aktaş (2018)

12

Giới tính

McGee và Benk, (2011); McGee và Tusan, (2008); Fadi Alasfour và cộng sự, (2016);

Deyganto (2018)

McGee và An, (2006); McGee và Rossi, (2006);

Güzel, Sonnur Aktaş (2018)

13

Trình độ học vấn

Alasfour và cộng sự (2016); Chan và cộng sự,

2000; Jackson và Milliron, 1986; Alan Lewis, 1982; Roth, Scholz và Witte (1989).

Deyganto (2018); Güzel, Sonnur Aktaş (2018)

14

Thu nhập

Allingham và Sandmo 1972; Abdul, 2001;

Fadi Alasfour và cộng sự, 2016

Deyganto (2018); Park và Hyun

(2003)

15

Số năm hoạt

động KD

Sapiei và cộng sự (2014)

Carsamer (2020)

Nguồn: Tác giả xây dựng từ kết quả tổng quan nghiên cứu

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí