Người Nào Bố Trí, Sắp Xếp Tổ Chức, Hoạt Động Mại Dâm Thì Bị Phạt…

Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa BLHS năm 2015, chúng tôi có một số kiến nghị sửa đổi như sau:

Một là, để tăng cường phòng, chống người gây rối TTCC gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cần sửa đổi tình tiết “dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách” (điểm b khoản 2 Điều 318 BLHS) thành “dùng vũ khí, hung khí, hoặc có hành vi phá phách” thành “dùng vũ khí, hung khí, công cụ hỗ trợ hoặc có hành vi phá phách” cho phù hợp với Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011. Ngoài ra, quy định thêm tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự: “Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án” cho phù hợp với thực tiễn xét xử và sự uy nghiêm của những nơi xét xử, thi hành án [25, tr. 114]. Do đó, Điều luật sẽ như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối TTCC gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ

5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có dùng vũ khí, hung khí, công cụ hỗ trợ hoặc có hành vi phá phách;

...

f) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

...

Hai là, cần sửa đổi tên gọi, cấu trúc của điều luật - Điều 321 về đánh bạc và Điều 322 về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc vì đây là ba hành vi khác nhau, nên cần tách ra hai điều luật riêng biệt.

Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 13

Ngoài ra, thực tiễn cho thấy, không phải mọi hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc đều bị xem là tội phạm, bởi có những hành vi đánh bạc được thua

bằng tiền nhưng được Nhà nước cho phép, như xổ số kiến thiết, lô-tô… thì không xem là tội phạm, mặc dù số tiền ăn thua có thể là rất lớn. Hay như việc nhà nước cấp phép cho các tổ chức, các tập đoàn nước ngoài vào đầu tư xây dựng, hình thành nên những cơ sở tổ chức đánh bạc trên lãnh thổ nước ta thì những trường hợp này cũng không bị xem là tội phạm. Đồng thời, BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 đã có những sự điều chỉnh về nội dung tại khoản 1 Điều 249, xác định hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi “tổ chức đánh bạc trái phép” và BLHS năm 2015 cũng giữ nguyên nhưng tên gọi không thay đổi. Vì vậy, cần bổ sung thêm cụm từ “trái phép” cho chính xác. Do đó, hai tội phạm này sẽ như sau:

“Điều 321. Tội đánh bạc trái phép

1. Người nào đánh bạc trái phép...

...”

“Điều 322a. Tội tổ chức đánh bạc trái phép

1. Người nào tổ chức đánh bạc trái phép...

...”

“Điều 322b. Tội gá bạc trái phép

1. Người nào gá bạc đánh bạc trái phép...

...”.

Ba là, nghiên cứu tội phạm hóa một số hành vi như: tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm… để tăng cường hiệu quả xử lý và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Bởi lẽ:

- Hành vi tổ chức hoạt động mại dâm không đồng nhất với các dấu hiệu về mặt khách quan của hai tội chứa mại dâm và môi giới mại dâm. Hành vi này được kết hợp từ nhiều hành vi liên quan đến mại dâm, trong một thể thống nhất, liên kết chặt chẽ với nhau, hành vi này tạo tiền đề cho hành vi khác và vì thế tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn các hành vi chứa mại dâm và môi giới mại dâm. Thực tiễn diễn biến tội phạm thời gian qua cho thấy những tên cầm đầu tổ chức mại dâm không đơn thuần chỉ là dụ dỗ, dẫn dắt người mại dâm mà chúng tổ chức các đường dây gồm nhiều khâu, nhiều cầu từ việc tổ chức đội ngũ gái mại dâm, tổ chức mạng lưới vệ tinh để tiếp thị tìm khách mua dâm đến việc tổ chức đội ngũ bảo kê, đảm bảo an toàn cho hoạt động mại dâm. BLHS

nếu tội phạm hóa hành vi này thì các hành vi của "tú bà" và đồng bọn như đã đề cập ở trên được xét xử theo tội danh hoàn toàn hợp lý, bao quát đầy đủ các hành vi khách quan;

- Hành vi bảo kê hoạt động mại dâm thể hiện ở chỗ, thực tế hiện nay, đã có những hành vi mà người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm... nên cần thiết phải tội phạm hóa để kịp thời xử lý.

Do đó, hai tội phạm này sẽ như sau:

Điều 328a. Tội tổ chức hoạt động mại dâm

1. Người nào bố trí, sắp xếp tổ chức, hoạt động mại dâm thì bị phạt…

…”.

Điều 328b. Tội bảo kê hoạt động mại dâm

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình hoặc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm thì bị phạt…

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Pháp điển hóa BLHS, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định của BLHS là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan pháp luật nhằm để luật hình sự là công cụ hữu hiệu để bảo vệ TTCC cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là một công cụ có hiệu quả trong công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên cần phải có một cơ chế, cách thức cụ thể để các quy định này đi vào đời sống, đóng góp hiệu quả cho việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Trong thời gian qua, các cơ quan Đảng, nhà nước ta như Quốc Hội, Chính phủ, các bộ, ban ngành đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm. Có thể kể đến các văn bản quan trọng như Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về “Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”, Nghị quyết của Đảng cũng đã đề cập đến nội dung này (Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/1/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng). Đồng thời Chính phủ đã xây dựng những chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn.

3.2.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích các quy định của Bộ luật hình sự trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi xâm phạm trật tự công cộng

Việc tăng cường công tác giới thiệu, hướng dẫn, giải thích các quy định của BLHS năm 2015 trong tương quan với các văn bản pháp luật khác về hành vi gây rối TTCC có ý nghĩa quan trọng để góp phần xử lý đúng người, đúng tội, đúng hành vi, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội. Theo đó:

Một là, cần có kế hoạch, chương trình quán triệt, giới thiệu các nội dung sửa đổi, bổ sung mới của BLHS năm 2015 đến các cơ quan tiến hành tố tụng, các cấp ủy đảng chính quyền, quần chúng nhân dân để ai cũng nắm bắt kịp thời những thay đổi này.

Hai là, tiếp tục cụ thể hóa và hoàn thiện các văn bản pháp luật hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến hành vi vi phạm TTCC, làm cơ sở cho việc xử lý hành chính và là dấu hiệu định tội để xử lý hình sự. Hiện nay, xử lý hành chính trong lĩnh vực này vừa qua Chính phủ đã ban hành Luật xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội) (thay thế Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội), trong đó quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự là hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về an ninh trật tự do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian tới, với các biểu hiện đa dạng của các hành vi phạm tội

trong thực tiễn, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện Nghị định này.

Ba là, các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án) cần thống nhất và ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các tội xâm phạm TTCC (điển hình như các tội về đánh bạc, tổ chức đánh bạc) để thống nhất trong áp dụng tội danh và hình phạt, để Tòa án đưa ra những mức án phù hợp với các trường hợp phạm tội có tính chất tương tự, tránh trường hợp với vụ án này xử quá nặng nhưng với vụ án khác có tính chất, tình tiết tương tự lại xử quá nhẹ (ví dụ cùng tội mua dâm người chưa thành niên như đã đề cập ở phần trên, đối tượng có xác nhận của địa phương là hộ nghèo chịu chung mức phạt là 5 triệu đồng như đối với trường hợp nguyên hiệu trưởng Sầm Đức Xương khai đã thanh toán cho mỗi lần mua dâm từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng cũng chịu mức phạt bổ sung là 5 triệu đồng).

3.2.2. Tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật trong nhân dân

Hiện nay, Nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật nên mọi công dân phải có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, ở một số vùng sâu, vùng xa, nhất là các vùng kinh tế - xã hội còn lạc hậu thì số vụ việc do mâu thuẫn nội bộ, do khiếu nại, tố cáo…hoặc tại các thành phố lớn kinh tế - xã hội phát triển do bị kích động, lôi kéo…mà nhiều đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt với nhóm tội xâm phạm TTCC vì những quy định tội phạm TTCC liên quan rất nhiều đến các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan. Với các tệ nạn xã hội này, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với quần chúng hết sức cần thiết và quan trọng, vì để dân hiểu và tự giác từ bỏ các tệ nạn là cách thức hiệu quả nhất cả về kinh tế lẫn xã hội. Trong thời gian tới, cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật đối với quần chúng nhân dân lao động, cả các cán bộ, công chức để toàn dân hiểu và chấp hành đúng pháp luật, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn lạc hậu. Làm tốt điều này, đòi hỏi Nhà nước và xã hội phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân qua nhiều hình thức và cách thức khác nhau, để cho người dân

hiểu biết pháp luật, một mặt tránh vi phạm pháp luật hay phạm tội, nhưng mặt khác cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trước nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Bên cạnh đó, công tác này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ khi bất kỳ người dân nào có sự hiểu biết pháp luật sẽ làm tăng niềm tin của họ đối với Đảng, với Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật và sự công bằng, nhân đạo của pháp luật. Qua đó, làm cơ sở định hướng đúng đắn cho các hành vi và hình thành nhân cách công dân, ý thức tuân thủ và tôn trọng pháp luật, không để họ thực hiện các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, tham gia bảo vệ các lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội. Về điều này, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết: “Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức tuân thủ pháp luật ngày càng cao của mọi người, giáo dục mọi thành viên và các cộng đồng trong xã hội, thói quen và nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. Đó là một nội dung không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền” [37, tr. 89]. Gần đây nhất trong Nghị quyết 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội khóa 13 về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, một lần nữa đã đặt mục tiêu và yêu cầu với các cơ quan nhà nước trong công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường, gia đình, xã hội; giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở, địa bàn dân cư, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; tạo sự chuyển biến rõ rệt trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Vớí địa bàn của tỉnh Hà Giang, có địa hình khó khăn, dân cư, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, sống rải rác, trình độ văn hóa thấp thì việc tập trung tuyên truyền vận động quần chúng hiểu biết và sống, làm việc, ứng xử theo pháp luật là một nhiệm vụ không chỉ trong một giai đoạn mà là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài cần có sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị. Qua quá trình thực hiện trên thực tế có một số bài học kinh nghiệm để làm tốt công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân như sau [70, tr. 255-256]:

Một là, trang bị tri thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng; hướng dẫn các thói quen ứng xử tích cực và chỉ tuân theo pháp luật;

Hai là, tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến quy chế dân chủ cơ sở, quy định dân chủ trong các văn bản pháp luật, phường, xã; phổ biến các quyền công dân, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân trong Hiến pháp và pháp luật, nội dung cụ thể của các quyền này; các quy định, nội dung, điều lệ chung về trật tự, an toàn xã hội, sinh hoạt chung của nơi công cộng;

Ba là, bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống, giữ gìn và bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân;

Bốn là, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng;

Năm là, thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ khen thưởng, biểu dương kịp thời để khuyến khích, động viên tất cả quần chúng nhân dân tham gia phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm. Xử lý nghiêm các trường hợp là cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật để làm gương cho quần chúng.

Sáu là, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, đặc biệt Công an của nước bạn (giao ban định kỳ, phối hợp trong công tác điều tra, tuần tra bảo vệ đường biên…) để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các đối tượng phạm tội từ nước bạn trốn sang Việt Nam hoặc đối tượng người nước ngoài sang Việt Nam phạm tội (các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Hà Giang đã thụ lý giải quyết nhiều vụ người có quốc tịch Trung Quốc sang địa bàn Hà Giang đánh bạc).

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh, trật tự trân truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đưa nội dung bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm vào chương trình giáo dục bắt buộc trong hệ thống nhà trường các cấp.

Cuối cùng, để nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân đạt kết quả cao, chúng ta cẩn phải tạo ra bầu không khí

không khoan nhượng đối với tất cả những người vi phạm pháp luật, những người vi phạm các quy tắc sinh hoạt công cộng, các quy tắc đạo đức, khích lệ, động viên dư luận xã hội lên án những hành vi đó; cần tạo ra một cuộc vận động toàn dân xây dựng một thế trận an ninh nhân dân vững chắc và kiên cố, phát huy khí thế cách mạng nhân dân, tự mỗi cán bộ, quần chúng nhân dân đứng lên bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân vì nó liên quan đến lợi ích thiết thân của mỗi người dân trong xã hội. Đó chính là sự uy hiếp đáng sợ nhất đối với mỗi người phạm tội, vì vậy, mỗi người dân đòi hỏi cần có sự hiểu biết đúng đắn pháp luật và ngược lại, pháp luật cũng cần được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đầy đủ đến mỗi người dân trong xã hội.

3.2.3. Phối hợp các cơ quan, tổ chức với các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án để phòng ngừa, ngăn chặn và xét xử nghiêm minh các tội xâm phạm trật tự công cộng

Trước đây và hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự nói chung, xâm phạm TTCC nói riêng luôn được tiến hành đồng bộ với sự tham gia đầy đủ của các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là lưc lượng chuyên trách trong công an và sự nhiệt tình cộng tác và ủng hộ của quần chúng nhân dân. Cần huy động các ngành, các cấp các tổ chức xã hội cùng tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm phát động quần chúng tố giác tội phạm gắn với đấu tranh phòng chống tiêu cực, chống tham nhũng trong nội bộ, củng cố được các tổ chức chính trị ở cơ sở có biện pháp đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật từ cơ sở.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức vơi các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, cần thông qua công tác tuyên truyền nhằm làm cho toàn xã hội, quần chúng nhân dân thấy được sự cần thiết phải giữ vững an ninh quốc gia, an ninh trật tự, an toàn xã hội, tính chất nguy hiểm của tội xâm phạm TTCC và thấy được những thiếu sót trên các phương diện pháp lý, quản lý, giáo dục, nhận thức; v.v… để từ đó tuyên truyền, giáo dục pháp luật khác nhau như đã đề cập trong giải pháp trên.

Đặc biệt, các cơ quan tư pháp với chức năng là cơ quan nhà nước bảo vệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023