Sự Cần Thiết, Ý Nghĩa Của Việc Tiếp Tục Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Xâm Phạm Trật

đưa vụ án ra xét xử công khai các đối tượng trên với mức án từ 24 tháng tù đến 42 tháng tù, tịch thu sung công quỹ trên 220 triệu đồng là khoản các bị cáo sử dụng đánh bạc.

* Tồn tại trong xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Ví dụ: Hồi 22h30’ ngày 16/7/2011, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang bắt quả tang 22 đối tượng đang đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa trên mạng Internet. Quá trình điều tra đã xác định 04 đối tượng là Sì Thị Dín, Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Thị Lợi, Sì Thị Kín đã bàn bạc, thống nhất mở xới bạc đánh xóc đĩa trên mạng Internet. Các đối tượng đã góp tiền mua máy tính, liên hệ với nhà cái để mở tài khoản đánh bạc trên mạng; sau đó lôi kéo các đối tượng đến đánh bạc tại nhà. Tại bản án sơ thẩm số 45/2012 ngày 6/7/2012, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã áp dụng khoản 1 điều 249, điểm g,m khoản 1 điều 48, điểm p khoản 1 điều 46BLHS tuyên phạt các bị cáo Sì Thị Dín, Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Thị Lợi, Sì Thị Kín hình phạt 24 tháng tù giam; áp dụng khoản 1 điều 249, điểm g,m khoản 1 điều 48, điểm p khoản 1 điều 46 BLHS tuyên phạt các bị cáo Đỗ Minh Quang, Vũ Hữu Giáp (cho thuê địa điểm và quản lý xới bạc) 18 tháng tù giam; áp dụng khoản 1 điều 248, điểm g khoản 1 điều 48, điểm p khoản 1 điều 46 BLHS tuyên phạt các bị cáo có hành vi tham gia đánh bạc từ 6 đến 12 tháng tù giam.

Tại bản án phúc thẩm số 626/2012/HSPT ngày 21/11/202 của Tòa phúc thẩm tại Hà Nội nhận định “một số bị cáo trong vụ án có tình tiết giảm nhẹ mới phát sinh hoặc chưa được tòa án cấp sơ thẩm xét áp dụng; có một số bị cáo có quan hệ ruột thịt cùng trong vụ án, đều phải chịu mức hình phạt tù giam và có tình tiết giảm nhẹ chưa được xét áp dụng, nên Tòa án cấp sơ thẩm xử giam cả hai mẹ con, xử giam cả hai vợ chồng, chưa xem xét điều kiện hoàn cảnh phạm tội cũng như có bị cáo thuộc diện gia đình được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước mà vẫn bị xử tù giam là có phần quá nghiêm khắc, trái chính sách nhân đạo của pháp luật trong vụ án phạm tội ít nghiêm trọng và các bị cáo đó phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Và áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 03 bị cáo.

2.2.3. Các nguyên nhân cơ bản

Như vậy, từ việc nghiên cứu bức tranh về tình hình tội phạm, những tồn tại, hạn chế cho thấy là do các nguyên nhân chính sau đây:

* Do hạn chế của pháp luật thực định về tội xâm phạm TTCC

Một là, tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (Điều 248) có cấu thành tội ghép. Đồng thời một số yếu tố tăng nặng định khung cần phải được bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay khi công nghệ thông tin đặc biệt phát triển và các hình thức đánh bạc trên mạng Internet ngày càng phát triển, giá trị đưa vào đánh bạc rất lớn, số bị can đông, phạm vi ảnh hưởng rất rộng.

Hai là, phạt tiền với tư cách là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung được áp dụng trong hầu hết các tội phạm nhưng mức phạt còn quá thấp, không phù hợp với thời giá, không thể hiện được tính nghiêm khắc của pháp luật. Do đó, cần tăng mức phạt tiền đối với hình phạt tiền trong cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng, hình phạt bổ sung cho phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Ba là, các yếu tố tăng nặng định khung hình phạt còn được giải thích, hướng dẫn tản mạn ở nhiều văn bản pháp luật, đồng thời việc giải thích còn chung chung, trừu tượng, không đầy đủ. Do đó, cần có sự lượng hóa cụ thể để việc áp dụng pháp luật thống nhất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Ví dụ: Điều 245 BLHS năm 1999 dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào là “cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ” và “cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân” chưa được xác định cụ thể. Hoặc với các tình tiết định khung như “thu lời bất chính”, “gây hậu quả nghiêm trọng”, “có giá trị lớn” trong Điều 251 - Tội rửa tiền chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Bốn là, cấu thành tội phạm một số tội chưa rõ hoặc chưa đầy đủ như tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250) hoặc tội tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp Điều 252 BLHS.

Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 11

Năm là, cần bổ sung các tình tiết định khung hình phạt mới phù hợp với sự phát triển của xã hội như các tình tiết định khung tăng nặng khi sử dụng

công nghệ thông tin hoặc sử dụng các hình thức che dấu tinh vi (dùng camera bảo vệ để đánh bạc) hoặc phạm tội tại nơi công cộng, đặc biệt là trụ sở các cơ quan nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật (tại phiên tòa, đồn Công an) vì hành vi thể hiện cao nhất sự coi thường pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cơ quan Nhà nước trước xã hội.

Sáu là, hiện nay, với tình hình tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm TTCC đều tăng cả về số vụ và số người phạm tội, mức độ nguy hiểm của hành vi ngày càng nghiêm trọng. Do đó, để trấn áp, trừng trị hiệu quả tội phạm đồng thời răn đe, phòng ngừa chung, mức khởi điểm của hình phạt của các tội xâm phạm TTCC đều cần tăng.

* Các nguyên nhân khác

Trong khi điều kiện kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Đặc biệt, là các vụ án hình sự có giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự tăng lên nhiều về số lượng và ngày càng phức tạp hơn về tính chất. Việc xác định đúng các thiệt hại xảy ra, đánh giá mức độ lỗi của các bên cũng như ấn định một mức bồi thường phù hợp càng trở nên khó khăn. Trong khi đó, số lượng cán bộ tư pháp không đồng đều về chất lượng và kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, dẫn đến tình trạng quá tải, án tồn đọng, án quá hạn, án hủy, án oan sai. Mặt khác, chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tư pháp chưa thật sự thỏa đáng, chưa tương xứng với tính chất công việc nên chưa thu hút được nguồn cán bộ có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu công tác. Một số quy định về công tác tổ chức - cán bộ chưa phù hợp gây khó khăn cho công tác quy hoạch và bổ nhiệm Thẩm phán.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp chưa được thường xuyên, đôi khi còn mang tính hình thức (thời gian mỗi khóa tập huấn thường rất ngắn) nên kết quả đạt được chưa cao.

Chương 3

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG


3.1. SỰ CẦN THIẾT, Ý NGHĨA CỦA VIỆC TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

3.1.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự công cộng

Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nó đã mang lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cùng với các luật khác trong hệ thống pháp luật nước ta, BLHS phải thể hiện đúng vai trò là công cụ hữu hiệu để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tuy nhiên, BLHS năm 1999, nhìn chung vẫn là sản phẩm mang đậm dấu ấn của thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số quy định của BLHS hiện hành tỏ ra không còn phù hợp với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường; nhiều tội phạm mới phát sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường chưa được kịp thời bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung nhưng chưa đầy đủ, toàn diện.

Do đó, trước yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, hòa nhập với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa kinh tế. Nhà nước ta thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng và các Nghị quyết của Bộ Chính trị như: Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày

02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Để thực hiện các Nghị quyết trên, đòi hỏi chúng ta phải có nhiều biện pháp đấu tranh phòng, chống mà một trong những biện pháp quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Bởi lẽ, việc đổi mới pháp luật và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, đúng như GS.TSKH. Lê Cảm đã viết, chính là một trong nhiều yếu tố cơ bản “mà nếu như thiếu nó thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền không thể thành công, vì các quy định của pháp luật hình sự chính là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền” [8, tr. 70].

Bên cạnh đó, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng về quy mô và tính chất nguy hiểm. Các loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ, thông tin, viễn thông tiếp tục tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động có tính chất xuyên quốc gia. Điều này đòi hỏi BLHS phải được tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình đó.

Về khía cạnh kỹ thuật lập pháp, BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 còn tồn tại một số bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp liên quan đến sự thống nhất giữa Phần chung và Phần các tội phạm; các dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội danh, các tội ghép, cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh, chưa có sự nhất quán trong cách phân chia các chương tội phạm... những bất cập này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hướng dẫn thi hành và áp dụng các quy định của BLHS trên thực tế [7, tr. 14]. Do đó, sự phân tích trên có thể thấy rằng, việc hoàn thiện BLHS sửa đổi là hết sức cần thiết.

Xét riêng nhóm các tội xâm phạm TTCC, nhu cầu sửa đổi, bổ sung các điều luật cũng hết sức cần thiết do “xã hội còn nhiều tồn tại, các tệ nạn xã hội đang phát triển, tham nhũng và suy thoái đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng… Tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí vẫn

nghiêm trọng. Tội phạm và tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng…” [20, tr. 66]. Các hành vi vi phạm TTCC nói chung, tội phạm nói riêng có chiều hướng gia tăng, đa dạng ở cách thức thực hiện, đặc biệt tội phạm lợi dụng và sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội càng nhiều (đánh bạc, cá độ qua mạng Internet…). Cụ thể, theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, trên toàn quốc từ năm 2010 - 2015, số lượng các vụ án khởi tố, điều tra theo tội danh của Chương XIX có diễn biến tăng tương đối nhiều, trung bình gần 14.000 vụ và gần 40.000 bị can [67].

Bên cạnh đó, trong nhóm các tội xâm phạm TTCC, còn tồn tại tội ghép (tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc), một số tội chưa nêu rõ dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, mức phạt tiền là hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung đã lạc hậu so với thời giá, không thể hiện được tính nghiêm khắc của hình phạt. Với những lý do đó yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung BLHS nói chung và nhóm tội xâm phạm TTCC nói riêng hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã chính thức thông qua BLHS với tỷ lệ tán thành hơn 84 %. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

3.1.2. Ý nghĩa của việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự công cộng

Mặc dù BLHS năm 2015 đã ban hành khắc phục cơ bản những tồn tại, hạn chế trong các tội xâm phạm TTCC, tuy vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm này có ý nghĩa quan trọng dưới góc độ chính sau đây:

Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội, góp phần cụ thể hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm hoạt động bình thường và ổn định của xã hội, qua đó kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để và đúng pháp luật tất cả các hành vi xâm phạm TTCC ở mức độ khác nhau và bảo đảm tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, tính tối thượng của pháp luật.

Hai là, dưới góc độ lập pháp hình sự, việc hoàn thiện này còn góp phần giúp cho các nhà làm luật nhận thấy những “kẽ hở, lỗ hổng” của quy định về nhóm tội xâm phạm TTCC, để loại trừ các quy định đã lạc hậu, đã lỗi thời, trừu tượng, thiếu chính xác về mặt khoa học hoặc sửa đổi, bổ sung quy định mới cho phù hợp với thực tiễn.

Ba là, dưới góc độ thực tiễn, bảo đảm ranh giới rõ ràng giữa việc bao quát các hành vi xâm phạm TTCC dưới góc độ hành chính với hình sự, việc hướng dẫn đầy đủ và chính xác nội dung một số tình tiết định tội, tình tiết định khung đối với các tội phạm này, qua đó bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội, của cơ quan, tổ chức và của công dân.

3.1.3. Nội dung tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm trật tự công cộng

* Các phương hướng cho việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung

Việc tiếp tục hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội xâm phạm TTCC phải dựa trên một số phương hướng sau đây:

Một là, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong luật hình sự Việt Nam trong việc xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội.

Hai là, bảo đảm định tội danh đúng và áp dụng đúng tình tiết khung tăng nặng TNHS, cũng như bảo đảm sự chuẩn xác và chặt chẽ về ngôn ngữ pháp lý khi áp dụng đối với mỗi tình tiết.

Ba là, xác định rõ ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự, tăng mức phạt tiền ở cấu thành tội phạm cơ bản trong tương quan với xử phạt hành chính trong Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

* Những nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể trong BLHS năm 2015

Vừa qua, BLHS năm 2015 đã có những nội dung sửa đổi, bổ sung cụ thể về Chương XXI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, TTCC như sau:

- BLHS năm 2015 đã phân chia Chương XXI - Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, TTCC thành 4 mục riêng biệt:

+ Mục A: Các tội xâm phạm an toàn giao thông;

+ Mục B: Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông;

+ Mục C: Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng;

+ Mục D: Các tội phạm khác xâm phạm TTCC.

Như vậy, việc phân chia các mục cụ thể nêu trên có thể thấy rõ chủ ý của các nhà làm luật đã xếp các tội phạm ở các mục A, B, C đều ở nhóm xâm phạm an toàn công cộng và các tội phạm liên quan đến TTCC làm một nhóm riêng, nhóm độc lập trong cả chương.

- BLHS năm 2015 đã bổ sung các yếu tố định tội, định khung hình phạt: dấu hiệu tội phạm đã có những sửa đổi bổ sung khoa học và mang tính khái quát cao hơn; đã bổ sung, sửa đổi các yếu tố định tội, định khung hình phạt rõ ràng và chặt chẽ; kỹ thuật lập pháp đã có những cải tiến quan trọng: các khái niệm chung chung như “gây hậu quả nghiêm trọng”, “xử phạt hành chính”, “phạm tội nhiều lần”, “người chưa thành niên”, “thu lời bất chính”, “có giá trị lớn” đã được sửa đổi, lượng hóa cụ thể. Cấu thành tội phạm một số tội chưa rõ hoặc chưa đầy đủ như tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có hoặc tội tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp đã được sửa đổi hợp lý, rõ ràng và xúc tích;

- BLHS năm 2015 đã bổ sung các tình tiết định khung hình phạt mới phù hợp với sự phát triển của xã hội như các tình tiết định khung tăng nặng khi sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng các hình thức che dấu tinh vi (dùng camera bảo vệ để đánh bạc) hoặc phạm tội tại nơi công cộng;

- Hình phạt: khung hình phạt được cơ cấu hợp lý. Khoảng cách giữa mức thấp nhất và cao nhất của cùng một khung được thu hẹp. Mức phạt tiền về cơ bản đã phù hợp với thời giá và thực tiễn áp dụng pháp luật..

Nội dung sửa đổi, bổ sung trong BLHS năm 2015 ở các điều luật như sau (chữ in nghiêng là sửa đổi mới):

Điều 318. Tội gây rối TTCC

1. Người nào gây rối TTCC gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023