Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 16

Tuy nhiên, để du lịch phát triển, không hẳn có danh lam thắng cảnh; không thể chỉ có di tích,... là hút được khách. Mà đó còn là sự kết nối tour, tuyến; kết nối hạ tầng giao thông; kết nối công tác tổ chức, hoạch định kinh doanh của chuỗi nhà hàng, khách sạn của chuỗi cung ứng tour; chất lượng phục vụ,… song song đó, một công tác không hề kém phần quan trọng để “kích” du lịch phát triển là công tác truyền thông. Nếu như đã làm truyền thông du lịch thì cần thiết phải có sự đồng hành, kết nối giữa truyền thông với hoạt động du lịch của nhà quản lý du lịch và nhà kinh doanh du lịch. Nghĩa là phải có sự tổ chức, sản xuất chương trình truyền thông, đưa ra thông điệp truyền thống đặc trưng của địa phương.

Trước hết, có thể nói công tác tuyên truyền về chuyên đề du lịch trên Báo Cà Mau hiện tại chưa thể gọi là nổi bật so với các chuyên trang, chuyên đề khác.

Nói thế không phải là khen, chê về các đề tài, công tác tổ chức chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề du lịch mà để phân tích vài khía cạnh mà các bài viết, hình ảnh, video trên các loại hình báo chí của Cà Mau chưa “hot”.

Hầu như đó không phải là sản phẩm truyền thông mà đó là sản phẩm báo chí, mang đậm tính tuyên truyền hơn là công tác truyền thông. Trong khi du lịch cần truyền thông quảng bá hình ảnh, quảng bá cơ chế, chính sách, quảng bá nét độc, lạ của địa phương thì các tác phẩm, chương trình trên nhiều loại hình báo chí ở Báo Cà Mau lại đi sâu về lĩnh vực phân tích, đánh giá các thực trạng du lịch.

Mặt khác, hiện một bộ phận không nhỏ các tour, tuyến, cơ sở, địa điểm du lịch cộng đồng ở tỉnh là do người dân tự “khai mở” chứ chưa có một cơ chế kích thích hợp lý. Do đó, thực trạng du lịch đang diễn ra nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết, hợp tác, quy hoạch.

Nói về ưu điểm của công tác tuyên truyền du lịch trên Báo Cà Mau: đó là những tác phẩm chuyên sâu về phân tích thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của nhà quản lý du lịch trong khi tiềm năng du lịch dồi dào. Đó còn là tác phẩm như định hướng cho nhà quản lý du lịch nhận ra những hạn chế so với công tác quản lý ở các địa bàn lân cận. Đó còn là thương hiệu du lịch chưa phát huy, kéo theo hàng loạt hoạt động chưa mạnh.

Về hạn chế: trước hết đó là công tác tổ chức sản xuất tác phẩm truyền thông về du lịch. Người làm truyền thông còn mang tính chủ quan, dùng ý chí cá nhân áp

đặt cho công tác truyền thông về đề tài, lĩnh vực mình thực hiện. Nghĩa là như tự cầm còi, tự đá bóng chứ chưa có sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ với nhà quản lý và nhà kinh doanh du lịch cũng như phản ánh đúng thực trạng, nhu cầu của du khách. Chưa tạo được sự độc, lạ trong thông điệp truyền thông của riêng Cà Mau.

Câu 2: Như vậy, để nâng cao chất lượng truyền thông về du lịch, nhất là truyền thông về chính sách phát triển du lịch, theo anh, Báo Cà Mau cần có giải pháp như thế nào?

Để khắc phục những hạn chế như vừa phân tích thì trước hết: nhà quản lý báo chí truyền thông, quản lý cơ quan báo chí ở Cà Mau cần nhận thức đúng vai trò của truyền thông đối với du lịch và ngược lại nhà quản lý du lịch cũng phải nhận thức đúng công tác vai trò của truyền thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Từ đó có sự hợp tác trước hết về truyền thông quản lý, truyền thông cơ chế, chính sách để kịp thời thu hút nhà kinh doanh du lịch nghiên cứu ở các tour, tuyến du lịch là bàn đạp bứt phá.

Ngoài ra, công tác truyền thông du lịch cần đẩy mạnh, làm sáng tỏ nhiều chủ trương, quyết sách, hành lang thông thoáng, quan điểm của tỉnh về du lịch và đầu tư du lịch. Có thế mới quy tụ các nguồn lực, khơi dậy những tiềm năng vốn có của vùng đất Cà Mau trứ danh rừng vàng, biển bạc.

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 16

Câu 3: Theo anh, phóng viên phụ trách chuyên mục, chuyên đề về du lịch ở đơn vị cần tổ chức nội dung, hình thức như thế nào để phát huy vai trò của báo chí trong truyền thông phát triển du lịch, trong đó có truyền thông chính sách phát triển du lịch?

Khi có sự gắn kết về công tác quản lý, thì khâu tổ chức sản xuất cũng rất cần được soi xét chu đáo. Nghĩa là người tổ chức sản xuất chương trình truyền thông du lịch phải am hiểu công tác quản lý, tổ chức du lịch. Am hiểu rõ các yếu tố nhằm khai thác đúng tiềm năng, thế mạnh, đúng điểm khác lạ của du lịch cà mau so với các tỉnh khác.

Cần khẳng định: không phải truyền thông du lịch ai cũng thực hiện được.

Xin cảm ơn anh!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHIẾU PHỎNG VẤN [PVS7]

Kính gửi: Nhà báo Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau.


Tôi tên: Phạm Băng Thanh, Phóng viên Báo Cà Mau.

Tôi đang học lớp Cao học báo chí, chuyên ngành Báo chí học định hướng ứng dụng, do Viện Đào tạo Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Để tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tế và làm rõ nhiều nội dung quan trọng liên quan trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT- TH Cà Mau năm 2019), do PGS.TS. Hà Huy Phượng, Học Viện Báo chí và Tuyên truyền hướng dẫn khoa học.

Tôi xin được phép phỏng vấn nhà báo một số nội dung liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019).

Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của ông.


Nội dung phỏng vấn:

Câu 1: Xin ông cho biết thực trạng, chất lượng và hiệu quả của truyền thông về du lịch, trong đó có truyền thông về chính sách phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trên Đài PT-TH Cà Mau trong thời gian qua, thưa ông?

Trong năm 2019, Đài PT-TH Cà Mau đã làm tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền về đất và người Cà Mau, góp phần mời gọi các du khách gần, xa đến tham quan, vui chơi, nghiên cứu.

Cụ thể, Đài PT-TH Cà Mau đã ra đời chương trình “Tạp chí Du lịch” từ năm 2006, thời lượng 15-20 phút, phát sóng 1 kỳ/ tháng. Đến năm 2019, “Tạp chí Du

lịch” đổi thành “Đất và Người Cà Mau” thời lượng 5 phút (Các chuyên đề khác thời lượng 15 phút). Chuyên đề được thực hiện từ nhiều thể loại báo chí kết hợp, như phóng sự, phỏng vấn... Thời lượng phát sóng ngắn là một lợi thế vì khán giả dễ dàng tiếp nhận nhưng cũng là một thách thức với ê kíp, vì phải đầu tư nhiều về nội dung và hình ảnh.

Quá trình sản xuất “Đất và người Cà Mau” có sự đầu tư kỹ càng từ khâu lên ý tưởng kịch bản – ra hiện trường – hậu kỳ trước khi phát sóng. Biên tập viên luôn chú trọng phần xuất hiện hiện trường, tương tác với nhân vật bên cạnh yếu tố nghệ thuật của hình ảnh nhằm giới thiệu đến khán giả các địa điểm tham quan, di tích lịch sử, đình, chùa, miếu mạo, phong tục tập quán, làng nghề, văn hóa ẩm thực …

“Đất và người Cà Mau” không mang nhiều yếu tố chính luận mà nghiêng về giải trí, không chỉ phát trên sóng truyền hình mà còn được đăng tải trên website của Đài và các sở, ngành. (Từ năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau hợp đồng với Đài thực hiện “Đất và Người Cà Mau” dịch ra Tiếng Anh đăng trên Website của các sở, ngành trong tỉnh.) “Đất và người Cà Mau” sau khi được thực hiện, phát sóng và đăng trên fanpage nhận được rất nhiều sự yêu thích, chia sẻ, tương tác của khán giả.

Tuy nhiên, khoảng thời gian đầu lên sóng truyền hình “Tạp chí du lịch” được công chúng đánh giá cao không chỉ về nội dung và hình thức thể hiện. Song, theo thời gian, các địa điểm du lịch được giới thiệu không còn mới, hấp dẫn. Do đó, Đài PT-TH Cà Mau xây dựng phiên bản mới “Đất và người Cà Mau” đã tạo hiệu ứng tích cực nhưng do không có kinh phí thực hiện nên chất lượng không được duy trì.

Riêng về truyền thông chính sách phát triển du lịch còn chưa nhiều, chủ yếu các chương trình, phóng sự xoay quanh các vấn đề: định hướng công tác chỉ đạo điều hành; xúc tiến, quảng bá du lịch; và liên kết vùng… và theo tính chất sự kiện ở địa phương, do đó chưa thể giúp ngành du lịch nhìn rõ về tình hình du lịch tỉnh nhà trong thời hội nhập hiện nay.

Câu 2: Thưa ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong truyền thông chính sách phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trên báo chí địa phương (cụ thể là Đài PT-TH Cà Mau?

Đối với Đài PT-TH Cà Mau, nguyên nhân chủ yếu là việc phối hợp chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ của các cơ quan ban hành chính sách. Mặc dù, từ năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau hợp đồng với Đài thực hiện “Đất và Người Cà Mau” dịch ra Tiếng Anh đăng trên Website của các sở, ngành trong tỉnh, tuy nhiên, do sự phối hợp về định hướng tuyên truyền cũng như kinh phí thực hiện giữa Đài Phát thanh – Truyền hình Cà Mau và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau , cũng như với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch còn nhiều hạn chế nên nội dung, hình thức đôi lúc chưa hấp dẫn công chúng.

Câu 3: Để nâng cao chất lượng truyền thông chính sách phát triển du lịch, các cơ quan báo chí địa phương (cụ thể là Đài T-TH Cà Mau) cần làm gì, thưa ông?

Một là, có quy chế phối hợp giữa các cơ quan ban hành chính sách với các cơ quan báo chí trong việc truyền thông chính sách; từ khâu công bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân, thảo luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, đến công bố rộng rãi cho nhân dân.

Hai là, cần nâng cao năng lực của báo chí trong phân tích, phản biện chính sách; thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa báo chí với cơ quan ban hành chính sách…

Ba là, trong chiến lược, phương thức tiếp cận trong truyền thông chính sách phát triển du lịch, cần coi trọng công tác thăm dò ý kiến công chúng.

Bốn là, để tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chí vào quy trình chính sách, báo chí phải là kênh khảo sát, thăm dò công chúng chính thức trong việc lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thiện chính sách, cũng như phản biện, sửa đổi chính sách.

Năm là, đầu tư thiết bị máy móc, đào tạo nhân lực để từ đó tăng sức hấp dẫn, chất lượng bài viết và các chương trình của báo chí địa phương.

Sáu là, cần nắm bắt đầy đủ các xu hướng truyền thông, các kênh truyền thông và công nghệ truyền thông hiện đại để thu hút được đọc giả, khai thác được mạng lưới kênh truyền thông hiện đại theo xu hướng thế giới.

Bảy là, phải tăng tính kết nối giữa nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và các cơ quan báo đài địa phương.

Xin cảm ơn ông!

CÁC BÀI BÁO PHÂN TÍCH TRONG LUẬN VĂN


Tháo “nút thắt” du lịch Hòn Đá Bạc [BB1]

(CMO) Hòn Đá Bạc, địa danh di tích, du lịch đã hình thành từ rất lâu đời mỗi khi nhắc đến Cà Mau. Tuy nhiên, từ khi tỉnh chú trọng đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch thì nơi đây lại có chiều hướng phát triển “trái” với những mong đợi.

“Nguyên nhân được xác định là do công tác quản lý, trùng tu chưa đúng với quy mô, lợi thế vốn có của nó”, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng phân tích.

Hòn Đá Bạc, ngoài việc còn giữ nguyên nét đẹp hoang sơ của rừng, biển còn có di tích Chuyên án CM12, đánh bại cuộc nhập biên phá hoại, âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Ngày 22/6/2009, Bộ VHTT&DL đã ban hành quyết định công nhận di tích Hòn Đá Bạc – Trung tâm Chỉ huy kế hoạch phản gián CM12 là di tích lịch sử quốc gia.

Sau khi được công nhận, nhiều hạng mục công trình lịch sử được khởi công xây dựng, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Nhưng, từ khi chuyển giao về Bộ Công an và Công an tỉnh Cà Mau quản lý khai thác (năm 2014) thì bắt đầu những chuỗi sụt giảm và mất khách du lịch.

Vấn đề Hòn Đá Bạc trước nguy cơ không còn phục vụ tốt du khách thời gian dài vừa qua đã trở thành chuyện “nóng” cần giải quyết được Huyện uỷ, UBND huyện Trần Văn Thời và UBND tỉnh bàn bạc bằng nhiều phương án. Trong các phương án “vực dậy” tiềm năng Đá Bạc được xem là “mạnh” nhất đó là liên tiếp các công văn gởi Bộ Công an của UBND tỉnh (từ năm 2017 đến nay).

Tại Công văn số 2064/UBND-KGVX ngày 28/3/2019, UBND tỉnh Cà Mau, nêu rõ: Tháng 10/2014, Khu du lịch Hòn Đá Bạc được thu hồi chuyển giao Bộ Công an và do Công an tỉnh Cà Mau trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, việc đầu tư, nâng cấp phát triển sản phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức; Không thực hiện

đầu tư xây dựng công trình, phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch cũng như chưa phát huy tiềm năng, lợi thế của Khu du lịch Hòn Đá Bạc.

Nhận thấy sự “phát triển ngược” này, tỉnh Cà Mau liên tục có ý kiến đề xuất với Bộ Công an thực hiện phương án chuyển giao Khu du lịch Hòn Đá Bạc cho địa phương nhưng từ tháng 11/2017 đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi.

Kể cả ý kiến đề xuất bằng văn bản của tỉnh: “Nếu Bộ Công an vẫn chưa có điều kiện triển khai, đầu tư xây dựng, đề nghị Bộ chuyển giao toàn bộ di tích Khu du lịch Hòn Đá Bạc cho tỉnh quản lý và thực hiện các công việc lập quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 30/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020”.

Theo kế hoạch phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã xác định tập trung phát triển Khu du lịch Hòn Đá Bạc, đầu tư điểm du lịch tham quan, giải trí chất lượng cao, tạo tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng khu vực lân cận, tổ chức du lịch biển, bãi biển nhân tạo, dã ngoại, du thuyền... Thế nhưng, hiện tại khu du lịch vẫn chưa có dự án đầu tư phát triển, chưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết nào.

Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời Nguyễn Quốc Thanh chia sẻ: “Trần Văn Thời được ví như một Cà Mau thu nhỏ, đó là thực tế. Tuy nhiên, phát huy tiềm năng du lịch trên địa bàn thời gian qua lại gặp khó. Trong khi Hòn Đá Bạc là địa danh di tích du lịch có sẵn và các điều kiện kết nối đã hoàn thiện nhưng việc không phát huy lợi thế kéo dài từ sau năm 2014 đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển”.

Theo nguồn tin mới nhất của phóng viên Báo Cà Mau, ngày 16/4/2019, Bộ Công an đã cử cán bộ khảo sát thực tế Hòn Đá Bạc, làm việc với Công an tỉnh Cà Mau và các ngành liên quan để bàn bạc phương án đầu tư, tôn tạo nhằm vực dậy tiềm năng của Khu du lịch Hòn Đá Bạc. Đây là động thái mang dấu hiệu rõ ràng nhất sự quan tâm của đơn vị quản lý kể từ khi nhận bàn giao.

Nhiều năm gần đây, tỉnh đã ghi nhận nhiều dấu hiệu cất cánh của ngành du lịch. Những loại hình du lịch cộng đồng, kết nối tour, cùng với nhiều khu du lịch sinh thái mới hình thành đã thu hút lượng lớn du khách đến với Cà Mau. Đó cũng là công việc khó nhất của ngành khai thác du lịch nhưng các doanh nghiệp và người

dân đã và đang thực hiện hiệu quả. Hòn Đá Bạc là địa danh di tích và là điểm du lịch hấp dẫn sẵn có, nếu không phát huy được thì đó là trách nhiệm rất lớn của đơn vị quản lý, khai thác./. Phong Phú



29/01/2019 15:08

Du lịch Cà Mau: Kỳ vọng đột phá

[BB2]

(CMO) Năm 2019 mở ra với rất nhiều kỳ vọng về sự đột phá của du lịch Cà Mau. Năm 2018, Cà Mau đón trên 1,4 triệu lượt khách du lịch với doanh thu trên 2,2 ngàn tỷ đồng. Sức hút và thương hiệu du lịch Cà Mau ngày càng được khẳng định mạnh mẽ trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thị trường du lịch Cà Mau đang dần nóng lên với sự quan tâm tìm hiểu của nhiều nhà đầu tư. Các công ty, tập đoàn lữ hành du lịch cũng đã sớm thiết lập những “vệ tinh” của mình để có thể nắm bắt nhanh nhất xu thế này.

Cơ chế, chính sách đã mở ra thời cơ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau (Quyết định 774/QĐ-TTg ngày 18/6/2018) chính là tin vui nhất đối với ngành du lịch Cà Mau trong năm 2019. Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau là tên điều chỉnh của Khu Du lịch Năm Căn, thuộc danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia. Khu Du lịch quốc gia Mũi Cà Mau chủ yếu thuộc địa bàn huyện Ngọc Hiển và một phần nhỏ thuộc huyện Năm Căn, có diện tích khoảng 20.100 ha, trong đó khu vực tập trung phát triển có diện tích 2.100 ha.

Về mục tiêu phát triển tổng thể, đến năm 2025, phấn đấu đưa Khu Du lịch Mũi Cà Mau trở thành trọng điểm du lịch lớn nhất của tỉnh; Một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan vùng ĐBSCL. Đến năm 2030, xây dựng Khu Du lịch Mũi Cà Mau đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là khu du lịch quốc gia. Theo đó, định hướng các mục tiêu phát triển cụ thể như: Đón 1 triệu lượt khách đến năm 2025,

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí