Thông Tin Về Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản


phát triển nuôi trồng thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả và bền vững.

- Có các phương án hỗ trợ, chủ động nghiên cứu, nuôi trồng đủ về số lượng, đa dạng về chủng loại, phù hợp với điều kiện phát triển tại địa phương.

- Đảm bảo có đầy đủ các hướng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi trồng giống thủy sản.Đặc biệt là các giống có khả năng nuôi nhưng chưa ứng dụng tại Việt Nam.

- Trước khi triển khai nhân giống, cần theo dõi quá trình phát triển của loài, có hướng dẫn nuôi thả cụ thể.

- Có lộ trình, quy hoạch vùng nuôi trồng cụ thể, tránh việc tập trung nuôi quá nhiều dẫn đến ép giá đầu ra sau này.

- Có các biện pháp hỗ trợ nhằm triển khai hoạt động bình ổn giá đối với giống thủy sản.

Hướng đến mục tiêu, nâng cao năng lực nghiên cứu, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ sản xuất giống để hình thành tập đoàn giống thủy sản đa dạng, có giá trị kinh tế phục vụ phát triển nuôi trồng ở các vùng sinh thái nước ngọt và nước lợ.

Đảm bảo thức ăn cho nuôi trồng thủy sản

Để giải quyết vấn đề thức ăn cho hoạt động NTTS trong giai đoạn hiện nay, một mặt cần chú ý đến hoạt động sản xuất, mặt khác vẫn phải tiếp tục nhập từ các vùng khác, nhập khẩu từ các nước khác, nhất là từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Đài Loan,...

- Cần thực hiện cơ cấu phát triển nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt nhằm xây dựng nguồn nguyên liệu chủ động để phục vụ sản xuất đối với các loại thức ăn đơn giản.

- Có kế hoạch và chương trình cụ thể về vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, hỗ trợ về chính sách, vốn đối với việc xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chủ động đầu vào, tránh phụ thuộc nguồn nhập khẩu.

- Đối với thức ăn nhập khẩu, cần kiểm soát chất lượng, nguồn gốc và mức độ phù hợp với các quy chuẩn cho phép trong khi địa phương chưa chủ động được


nguồn thức ăn. Bên cạnh đó, sử dụng các công cụ tài chính để giảm rủi ro các biến động về giá đối với thức ăn nhập khẩu.

Thực hiện có hiệu quả phòng trừ dịch bệnh

- Phải xây dựng kế hoạch và có lịch trình hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh ngay từ đầu, tức là phải thực hiện tốt các khâu kỹ thuật như chuẩn bị ao nuôi, cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi, xử lý nguồn nước nuôi, tẩm thuốc cho con giống... theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời mầm bệnh. Khi đã xuất hiện mầm bệnh phải tìm mọi cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất sự lây lan, điều này đòi hỏi cả ý thức cộng đồng của chính các hộ nuôi.

- Có phương án kiểm tra giống, thử phản ứng giống trước khi thả, nuôi trồng đồng loạt.

- Phải kiểm tra chặt chẽ giống nhập nội, giống trước khi thả xuống ao, đầm để nuôi. Đồng thời cần phối hợp các trung tâm nghiên cứu, tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng và chữa bệnh cho các loại đặc sản cho tôm, cá, đặc biệt là các loại giống như tôm, cua, cá bống, cá chình,… Khi có dịch bệnh xảy ra, cần phải nhanh chóng phối hợp với các cơ quan nghiên cứu để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh thiệt hại cho nông ngư dân.

Thực hiện tốt công tác khuyến ngư

Công tác khuyến ngư nhằm mục tiêu trang bị cho ngư dân và nông dân NTTS kiến thức về NTTS bền vững và sơ chế bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

- Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đối với các nội dung phổ biến như: công nghệ nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp; bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn môi trường vùng nuôi theo các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế đến với các địa phương, đơn vị, cá nhân người sản xuất.

- Tăng cường các Chương trình khuyến ngư trọng điểm, đào tạo nghề, hướng dẫn quản lý và kỹ thuậtnuôi trồng thủy sản. Xây dựng các mô hình khuyến ngư, các mô hình trình diễn phù hợp, phổ biến và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả.


- Xây dựng mối quan hệ, liên kết chặt chẽ giữa khuyến nông và khuyến ngư để chuyển giao công nghệ canh tác.

- Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trung tâm khuyến ngư, khuyến nông, các tổ chức khuyến ngư để chuyển tải những kết quả nghiên cứu, những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã tổng kết bằng hình thức tập huấn xuống đến dân.

- Có chính sách nhằm đa dạng hóa loại hình khuyến ngư, đưa công nghệ mới vào sản xuất. Phổ biến kỹ thuật nuôi trồng trên sổ tay, sóng phát thanh, truyền hình... cho nhân dân dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Nâng cao tính bền vững đối với môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Việc nuôi thủy sản tự phát và sử dụng thức ăn, thuốc kháng sinh, chất thải nuôi trồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa PTBV.Chính vì thế việc nâng cao tính bền vững môi trường trong nuôi trồng là một vấn đề cần thực hiện. Theo đó, quy hoạch phải bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường; coi trọng xử lý các nguồn nước thải của các vùng nuôi trước khi đổ trở lại môi trường; bảo tồn sinh thái để tạo thế cạnh tranh bền vững, bảo vệ bằng được môi trường nước. Về lâu dài phải xây dựng bản đồ thích nghi các hệ thống sinh thái cho nuôi trồng.Phân lập và thiết kế các khu nuôi tập trung.

5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo


Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tuy nhiên đề tài vẫn còn một số hạn chế như nghiên cứu mới chỉ được thực hiện với kích thước mẫu là 290 bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phạm vi nghiên cứu còn hẹp, chưa đánh giá nhiều mối quan hệ giữa các tính chất cá nhân với phát triển ngành NTTS của tỉnh.

Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành NTTS tỉnh Cà Mau có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoạch định chính sách, từ đó nâng cao chất lượng ngành NTTS của tỉnh. Trên cơ sở các kết quả tìm thấy đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể được tiến hành với số lượng mẫu lớn hơn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu rộng hơn phương pháp nghiên cứu thực hiện của đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Bùi Đức Tuân (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường đại học kinh tế quốc dân.

[2] Hoàng Thị Chỉnh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Phú Tụ, Nguyễn Hoàng Lê, Trịnh Thị Long Hương và Mai Chiến Thắng (2003), Định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Đề tài khoa học cấp Bộ. Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.

[3] Lâm Văn Mẫn (2006), Phát triển bền vững ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2015, Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM.

[4] Nguyễn Chu Hồi (2002), “Tiến tới phát triển bền vững nghề cá và vùng ven bờ nước ta”, Tạp chí Thuỷ sản, (số 6/02), Hà Nội.

[5] Nguyễn Chu Hồi (2002), Các chỉ số được coi là công cụ quản lý nghề cá bền vững trong khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Thuỷ sản. Số 7.

[6] Nguyễn Kim Phúc (2006), “Nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nghề cá nội địa ở Việt Nam”, Thông tin Khoa học Công nghệ và Kinh tế Thủy sản, (12), tr. 9-11+15.

[7] Nguyễn Kim Phúc (2011), Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thuỷ sản Việt Nam, luận án tiến sĩ , Trường đại học kinh tế quốc dân

[9] Nguyễn Thị Trâm Anh (2008), Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững ngành thủy sản Khánh Hòa. Luận văn Tiến sĩ. Đại học Đà Nẵng.

[10] Nguyễn Văn Hiếu (2014), Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre, luận án tiến sĩ ngành kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế Tp.HCM.

[12] Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Văn Hiếu (2013), Đề xuất giải pháp PTBV ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Bến Tre.

[13] Trần Thế Hoàng (2005), “Những thách thức của ngành thủy sản Việt Nam trong hội nhập kinh tế”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 06/2005.


Tiếng Anh

[14] Anthony, C., (2001), Sustainable fishery system. Saint Mary University. Halifax.Nova Scotia, Canada.

[15] D’Souza, G., Cyphers, D., & Phipps, T. (1993). Factors affecting the adoption of sustainable agricultural practices. Agricultural and Resource Economics Review, 22(2), 159-165.

[16] Garcia, S. M., Staples, D. J., & Chesson, J. (2000). The FAO guidelines for the development and use of indicators for sustainable development of marine capture fisheries and an Australian example of their application. Ocean & Coastal Management, 43(7), 537-556.


PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT HỘ (CƠ SỞ) NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

……ngày … tháng …năm 2017

Các thông tin Ông/Bà cung cấp chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ nghiên cứu khoa học, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác và sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.

I. THÔNG TIN VỀ HỘ GIA ĐÌNH (CƠ SỞ)

1. Họ tên chủ hộ (cơ sở):……………….....……………..Tuổi.......... Dưới 30 (1);Từ 30-40 (2); Từ 41-50 (3); Trên 50 (4)

2. Giới tính: Nam (1); Nữ (2)

3. Địa chỉ: ............................................................................................................

4. Trình độ:Dưới THCS (1); THCS - THPT (2); Trung Cấp - Cao đẳng (3) Đại học - Sau đai học (4)

5. Quy mô vốn của hộ (cơ sở): Dưới 100 triệu (1); Từ 100 - dưới 500 triệu (2) Từ 500 triệu trở lên (3)

6. Số vốn vay: Dưới 30 triệu (1); Từ 30 - dưới 50 triệu (2); Từ 50 triệu - 100 triệu (3); Trên 100 triệu (4)

7. Diện tích đất NTTS: Dưới 01 ha (1); Từ 1 ha-5 ha (2); Trên 5 ha (3) 8. Loại thủy sản: …………………………………….

9. Số lượng lao động:………………………………..

II. THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Ông/Bà vui lòng điền ý kiến của mình về các nội dung phát triển ngành nuôi trồng thủy sản


Nội dung

Rất không đồng

ý


Không đồng ý


Bình thường


Đồng ý

Rất đồng ý

A. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 10



1.Đất, nguồn nước thích hợp phát

triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương

1

2

3

4

5

2. Khí hậu phù hợp phát triển NTTS

tại địa phương

1

2

3

4

5

3. Vị trí địa lý phù hợp phát triển

NTTS tại địa phương

1

2

3

4

5

4. Cà Mau ít chịu ảnh hưởng của hạn hán và lũ lụt nên phù hợp phát triển

NTTS

1

2

3

4

5

5. Tình hình xâm mặn không tác động

nhiều đến phát triển NTTS

1

2

3

4

5

6. Đất chua phèn tại Cà Mau ít tác

động đến phát triển NTTS

1

2

3

4

5


B. CHÍNH SÁCH

1. Hộ (cơ sở) được hỗ trợ chính sách và xúc tiến đầu tư NTTS từ địa

phương và trung ương

1

2

3

4

5

2. Hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi

tác động tốt tới NTTS từ địa phương và trung ương

1

2

3

4

5

3. Thực hiện chính sách miễn giảm

thuế tác động tới NTTS từ địa phương và trung ương

1

2

3

4

5

4. Có chính sách hỗ trợ khi gặp thiên

tai, dịch bệnh.

1

2

3

4

5


C. NHÂN TỐ CON NGƯỜI

1. Lao động của hộ (cơ sở) có trình độ

học vấn phù hợp với ngành nghề

1

2

3

4

5



2. Lao động của hộ (cơ sở) nhiều năm

kinh nghiệm về NTTS

1

2

3

4

5

3. Lao động của hộ (cơ sở) có hiểu

biết về NTTS

1

2

3

4

5

4. Lao động của hộ (cơ sở) có tích

cực trong quá trình làm việc

1

2

3

4

5


D. KỸ THUẬT

1. Công tác khuyến ngư tại địa

phương được nhiều sự quan tâm.

1

2

3

4

5

2. Hộ (cơ sở) được khuyến khích áp

dụng các kỹ thuật hiện đại vào quá trình nuôi trồng thủy sản.

1

2

3

4

5

3. Địa phương thường xuyên tổ chức

cho hộ (cơ sở) các buổi tập huấn kỹ thuật về NTTS

1

2

3

4

5

4. Công tác phòng ngừa dịch bệnh được chính quyền địa phương quan

tâm

1

2

3

4

5

5. Cung ứng và chất lượng con giống

tại địa phương nhìn chung khá tốt

1

2

3

4

5

6. Chất lượng thức ăn được hộ (cơ sở)

NTTS quan tâm.

1

2

3

4

5

7. Cung ứng thuốc phòng chống dịch

bệnh được hộ (cơ sở) và chính quyền địa phương xem trọng

1

2

3

4

5

8. Cung ứng vật tư khử trùng hồ đầm nuôi được các hộ (cơ sở) và chính

quyền địa phương xem trọng

1

2

3

4

5


E. THỊ TRƯỜNG

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024