pháp chế, pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các hành vi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện, xử lý kịp thời phải phối hợp trên cơ sở pháp luật quy định để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi xâm phạm TTCC nói riêng, như tiến hành các biện pháp phát hiện, điều tra, truy tố xét xử nhanh, tổ chức xét xử công khai, lưu động phát hiện, điều ra, truy tố xét xử nhanh, tổ chức xét xử công khai, lưu động, nâng cao vai trò công tố, chất lượng công tác tranh tụng tại phiên tòa để nâng cao việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật đối với quần chúng, nâng cao khí thế của quần chúng nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm này [25, tr. 124].
Với đặc thù của nhóm tội xâm phạm TTCC là một số hành vi phạm pháp xảy ra tương đối phổ biến (cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan) hoặc xảy ra ở nơi công cộng có nhiều người chứng kiến (gây rối TTCC) do đó tác hại và hậu quả của tội phạm này mặc dù gây ra cho xã hội là không lớn, mức độ nguy hiểm cho xã hội chưa cao, song chúng lại là một trong các tội liên quan mật thiết đến sự ổn định và bình thường của an toàn công cộng, TTCC, liên quan đến chính quyền, người thi hành công cụ, như vậy việc tiến hành các phiên tòa lưu động tại địa phương nơi phát hiện hành vi phạm tội hoặc nơi người phạm tội sinh sống, cư trú là cách hữu hiệu để quần chúng nắm bắt một cách trực quan về quy định của BLHS, thấy sự răn đe nghiêm khắc của pháp luật với hành vi và chủ thể của tội phạm. Bên cạnh đó, việc xét xử nghiêm minh của Tòa án, có tác dụng rất tốt trong việc trấn an dư luận, giữ vững kỷ cương, trật tự xã hội, đập tan những âm mưu, thủ đoạn hòng bóp méo hoặc thổi phồng sự việc, gây mất lòng tin trong nhân dân, chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong xã hội; góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
3.2.4. Giải pháp mang tính nghiệp vụ, chuyên ngành, quản lý hành chính về trật tự xã hội
Để có những biện pháp hữu hiệu phòng, chống tội xâm phạm TTCC chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân phạm tội, đối tượng phạm tội của loại tội này để có những giải pháp cụ thể đặc hiệu mang tính nghiệp vụ chuyên ngành và có tác dụng quản lý tốt về hành chính, trật tự xã hội, giúp ta xác định bản chất của sự việc và từ đó có những phương án giải quyết chính xác, hợp lý, mà
cụ thể là [25, tr. 125]:
Một là, Cơ quan bảo vệ pháp luật mà trực tiếp là Cơ quan công an nắm chắc địa bàn, không để hình thành các tụ điểm cờ bạc, mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan trên địa bàn; tăng cường các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp chặt chẽ với phòng ngừa xã hội, triệt phá, xóa các tụ điểm; Nắm bắt tập quán cụ thể ở địa phương có phương pháp xử lý linh hoạt, mềm dẻo các vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền, trong việc giải quyết khiếu nại, tố cao, giải quyết các tranh chấp liên quan đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, liên quan đến người thi hành công vụ. Cần quản lý chặt chẽ các đối tượng trong diện quản lý nghiệp vụ, đối tượng tù tha đặc xá, đối tượng đi cơ sở chữa bệnh về, đối tượng có hành vi gây rối TTCC đã bị xử lý hành chính, đối tượng đang diện quản chế... tránh việc các đối tượng này có các hành vi phạm pháp hay phạm tội, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Hai là, từ phía chính quyền, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ...không những phải nắm vững các văn bản pháp luật hành chính quản lý trật tự an toàn xã hội, chuyên môn, nghiệp vu, nhất là các quy định về hành chính trật tự xã hội, kinh tế, đất đai, hình sự chuyên môn, nghiệp vụ, mà khi giải quyết công việc, sự việc phức tạp phải có lý, có tình và dứt điểm.
Ba là, chú ý đên việc giải quyết và đầu tư, xây dựng các khu vui chơi, giải trí lành mạnh cho thanh thiếu niên, quản lý chặt chẽ các nhà hàng, nhà nghỉ, vũ trường, quán nhậu, quán Internet.... bên cạnh đó, cần chú ý đến việc quản lý thanh thiếu niên, trẻ em trong mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức và chính quyền địa phương. Bởi lẽ, môi trường sống có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách theo một trong hai hướng đó.
Bốn là, thông qua các hoạt động trinh sát, theo dõi (bí mật và công khai) để phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, công khai các vụ án xâm phạm TTCC, các cơ quan tư pháp ngang cấp phối hợp chặt chẽ, tích cực đưa xét xử lưu động các vụ án xâm phạm TTCC phục vụ công tác chính trị ở địa phương. Thông qua các phiên tòa lưu động tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân đồng thời phân hóa, loại
bỏ và xử phạt nghiêm các phần tử cầm đầu, chỉ huy, chủ mưu, ngoan cố, tách những tên kích động, lôi kéo, xúi giục ra khỏi quần chúng nhân dân đồng thời phân hóa, loại bỏ và xử phạt nghiêm các phần tử cầm đầu, chỉ huy, chủ mưu, ngoan cố, tách những tên kích động, lôi kéo, xúi giục ra khỏi quần chúng, phân tích, lý giải cho những người lầm đường, lạc lối, thiếu hiểu biết.
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết, Ý Nghĩa Của Việc Tiếp Tục Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Xâm Phạm Trật
- Đồng Đến 50.000.000 Đồng, Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Đến Hai Năm Hoặc Phạt Tù Từ 3 Tháng Đến 2 Năm:
- Người Nào Bố Trí, Sắp Xếp Tổ Chức, Hoạt Động Mại Dâm Thì Bị Phạt…
- Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hà Giang - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Năm là, bên cạnh đó, cần chú ý đến các thủ tục hành chính liên quan đến nhân dân, đến việc giải quyết đơn thư khiếu tố, công chứng, hộ tịch, hộ khẩu, cấp giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu, chứng nhận nhà đất, trong đó là các lợi ích liên quan đến kinh tế, danh dự các quyền lợi khác của công dân - là các lợi ích liên quan đến kinh tế, danh dự, các quyền lợi khác của công dân. Ngoài ra, cần hoàn thiện các văn bản pháp quy thành văn, xây dựng quy định, nội quy, quy chế… chặt chẽ đối với các nơi công cộng để mọi người biết, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
Sáu là, cần nâng cao chất lượng và yêu cầu quản lý hành chính về trật tự xã hội với tư cách là một biện pháp nghiệp vụ của lực lượng công an trong đó tập trung làm tốt các biện pháp sau [25, tr.126]:
- Quản lý việc đăng ký hộ khẩu, nhân khẩu; xuất nhập cảnh, sự biến động về tình hình quản lý tạm trú, tạm vắng;
- Quản lý việc cấp phát chứng minh thư nhân dân và các loại giấy tờ đi lại khác cho công dân, cho người nước ngoài;
- Quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự;
- Quản lý các phương tiện đặc biệt như vũ khí, vật liệu nổ, công vụ hỗ trợ, con dấu, trang thiết bị liên quan đến vũ khí;
- Quản lý, giáo dục các đối tượng, phần tử phức tạp ở cơ sở, địa bàn có nguy cơ gây hại cho an ninh trật tự, có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội và có khả năng phạm tội nếu không ngăn chặn;
- Công tác giữ gìn TTCC - tổ chức, sắp xếp và áp dụng các biện pháp bảo đảm để duy trì những hoạt động ở nơi công cộng theo một trật tự nhất định, bảo vệ mục đích sử dụng, đối tượng phục vụ và tác dụng của nơi công cộng trên các phương diện an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh, mỹ quan, sự yên tĩnh và ổn định nơi công cộng.
3.2.5. Giải pháp tăng cường đời sống, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ và trách nhiệm của đội ngũ làm công tác thi hành công vụ, bảo vệ an toàn, trật tự xã hội
Từ trước đến nay, hiệu quả quản lý của Nhà nước, xét cho đến cùng là do đội ngũ cán bộ quyết định. Cán bộ tốt, có tâm, có năng lực thì nhiều công vụ sẽ được thực hiện chính xác, tốt, uy tín công vụ được đề cao và sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi chống đối. Ngược lại, nếu có cán bộ vừa yếu kém về năng lực, vừa hống hách, quan liêu, cửa quyền…thường là những nạn nhân đầu tiên của các hành vi chống đối hay gây rối TTCC. Bởi lẽ, một phần nguyên nhân là do người thi hành công vụ ít nhiều có thái đội khiêu khích, cửa quyền, kích động và lăng mạ, thị uy, hống hách… đối với người phạm tội. Do đó, chúng ta cần tổ chức đổi mới tác phong trong thái độ, các biện pháp công tác, đổi mới trang thiết bị phương tiện cho cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ…cho phù hợp với yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới, nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh của mỗi cán bộ làm công tác này khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Đặc biệt, bên cạnh đó thì công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhanh chóng khắc phục những biểu hiện tiêu cực, những sơ hở thiếu sót, vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực công tác của cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ… cũng cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Theo đó, đối với cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ…phải có tác phong nghiêm túc, đúng đắn, thái độ kiên quyết thận trọng, mềm dẻo, linh hoạt không để cho các phần tử đầu sỏ, chủ mưu, lợi dụng, kích động quần chúng gây rối, hủy hoại tài sản, chửi bới, lăng mạ cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ…. nhất là đối với những vụ có đông người tham gia mà đối tượng lại là quần chúng nhân dân lao động.
Ngoài ra, điều đáng chú ý nữa là cần phải cố gắng tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện đấu tranh, lên án hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ, tạo sức ép cao độ và đồng bộ uy hiếp đối với những đối tượng phạm tội, biết tổ chức hiệp đồng với các lực lượng chuyên trách khác nhau và quần chúng nhân dân để giải quyết dứt điểm, đúng luật và có hiệu quả cao. Lẽ dĩ nhiên, các cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công
vụ trong quá trình giải quyết các vụ việc cần nắm vững các quy tắc sử dụng vũ khí, phương tiện được trang bị trong khi thi hành công vụ theo đúng các quy định của pháp luật, qua đó tăng cường bản lĩnh vững vàng để không bị lúng túng, rối trí, xử trí và xử lý không chuẩn, chính xác dẫn đến vi phạm pháp luật, điều lệ, nội quy…trong khi thi hành công cộng, mà còn gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức xã hội. Do đó trong quá trình thực hiện các biện pháp nghiệp vụ này, thì trách nhiệm và bản lĩnh của đội ngũ làm công tác, thi hành công vụ, bảo vệ an toàn, trật tự xã hội cũng có vai trò rất quan trọng.
Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức và bản lĩnh của đội ngũ này, theo chúng tôi, phải tiến hành một số biện pháp sau đây:
Một là, nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, ý thức pháp luật và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp trong các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án nói chung, cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ bảo vệ trong lĩnh vực an toàn, trật tự xã hội nói riêng;
Hai là, nhường xuyên, liên tục bồi dưỡng chính trị và đạo đức, đặc biệt là học tập kiến thức để nâng cao nhận thức của cán bộ tư pháp nói chung, cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ trong lĩnh vực bảo vệ an toàn, trật tự xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ (kinh kế, đất đai, hình sự…), kinh nghiệm thực tiễn xử lý và các biện pháp nghiệp vụ giải quyết công việc, sự việc phức tạp, bảo đảm khi giải quyết phải có lý, có tình bà dứt điểm không lấn sang chức năng, nhiệm vụ của các ban, ngành hay lĩnh vực, cơ quan khác.
Ba là, hàng tháng, hàng quy hay hàng năm, các cơ quan tư pháp, cơ quan quản lý hành chính về trật tự xã hội phải nghiêm túc tiến hành nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, ý thức pháp luật, năng lực trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ, người thi hành công vụ trong lĩnh vực của mình nhằm xây dựng một đội ngũ tinh thông nghiệp vụ, giỏi chuyên môn ngày càng trong sạch và vững mạnh, qua đó giữ vững ổn định an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [72, tr.120].
Ngược lại, cần thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ,
người thi hành công vụ trong khi thực thi nhiệm vụ của mình thì họ mới có tâm lý vững tin, yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên Nhà nước thực sự vững mạnh, trong sạch, tận tụy với công việc, có tác phong làm việc kiểu mẫu, đáp ứng với yêu cầu một mặt mở rộng dân chủ, tự do, nhưng mặt khác lại giải quyết đốt mối quan hệ dân chủ với việc tôn trọng pháp chế, an ninh trật tự, kỷ cương xã hội.
Với đặc thù của tỉnh Hà Giang, việc quan tâm, chăm lo đến chế độ chính sách cho cán bộ, chiến sỹ càng phải được quan tâm, vì lẽ với địa hình khó khăn, dân cư thưa, trình độ dân trí thấp, việc đi học lên các bậc học cao của con em đồng bào ít người rất hạn chế thì lực lượng cán bộ chủ yếu là được điều động phân công từ miền xuôi lên Hà Giang công tác, do đó nếu công tác chính sách cán bộ không thực hiện tốt thì cán bộ không thực sự an tâm công tác lâu dài tại Hà Giang. Nhận thức vấn đề cán bộ đó, các cấp lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã có nhiều biện pháp để thu hút, đãi ngộ cho cán bộ lên công tác như xây dựng, củng cố, sửa chữa trụ sở khang trang, sạch đẹp; có chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm, làm tốt công tác chế độ, chính sách, điều động, phân công công tác hợp lý; sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước đúng quy định và hiệu quả; quan tâm đến lực lượng cán bộ trẻ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy năng lực, sở trường; mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ nhưng có nhiệt tình, năng lực vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.
KẾT LUẬN
Với đặc điểm của một tỉnh miền núi, đa dân tộc, trình độ văn hóa còn thấp, kinh tế đang còn cần nhà nước hỗ trợ như Hà Giang, việc tồn tại những tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm là điều khó tránh khỏi. Từ những tệ nạn trong đời sống ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, an toàn công cộng; là điều kiện, tiền đề cho những vi phạm pháp luật khác xâm phạm TTCC khác như gây rối TTCC hoặc các tội phạm về ma túy và xâm phạm sở hữu khác như trộm cắp, cướp giật. Mặc dù không phải là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây những ảnh hưởng lớn nhưng nhóm tội xâm phạm TTCC lại là nhóm tội phạm phổ biến, đồng thời có diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hà Giang những năm gần đây. Điều này đặt ra các thách thức cho chính quyền, các cơ quan quản lý và cơ quan tư pháp tỉnh Hà Giang nhiệm vụ nặng nề. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang thì việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về nhóm tội xâm phạm TTCC có ý nghĩa rất lớn nói chung và với tỉnh Hà Giang nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn và với kết quả thu thập, tổng hợp trong quá trình công tác chuyên môn, tác giả bước đầu đã cố gắng làm sáng tỏ trong luận văn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm TTCC xảy ra phổ biến trên địa bàn tỉnh Hà Giang, từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tội phạm này trong luật hình sự hiện nay. Kết quả mà tác giả đạt được cho phép đi đến một số kết luận dưới đây:
1. Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá về các tội xâm phạm trật tự công cộng từ năm 1945 cho đến nay. Trên cơ sở nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự hiện đại của một số quốc gia trên thế giới như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên bang Nga, Liên bang Đức qua đó tổng kết, so sánh với quy định về nhóm tội xâm phạm TTCC trong BLHS Việt Nam năm 1999.
2. Về các quy định của BLHS hiện hành, cụ thể luận văn đã phân tích dấu hiệu pháp lý cấu thành 5 tội phạm cụ thể trong nhóm tội xâm phạm TTCC và đường lối xử lý đối với tội phạm này bao gồm các tội: Tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; tội chứa mại dâm; tội gây rối TTCC; tội mua dâm
người chưa thành niên (thứ tự các tội theo mức độ phổ biến của loại tội phạm đó xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang - số liệu từ năm 2010-2015). Với từng yếu tố, luận văn đã tập trung phân tích chi tiết, có ví dụ minh họa.
3. Thông qua việc tổng hợp và phân tích số liệu về 5 tội phạm cụ thể trong nhóm tội xâm phạm TTCC, tác giả nhận thấy rằng đây là loại tội tuy không phải là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có hành vi đặc biệt nguy hiểm, nhưng xảy ra tương đối phổ biến. Vì vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn xét xử tội phạm này ngoài việc đấu tranh, xử lý thì công tác giáo dục, phòng ngừa là hết sức quan trọng. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các bản án điển hình, tác giả đã đưa ra một số các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm TTCC. Đây là những cơ sở quan trọng góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự, đấu tranh chống và phòng ngừa các tội phạm xâm phạm TTCC trong giai đoạn hiện nay. Với địa bàn tỉnh Hà Giang, cũng xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ bé để góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, giữ vững trật tự trị an trên địa bàn.