a) Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3;
b) Người từ đủ 18 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người từ đủ 21 tuổi trở lên được phép lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được phép lái xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được phép lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
đ) Tuổi tối đa của người lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ôtô và quy định về cơ sở (Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008).
Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức pháp luật giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp (Điều 61 Luật giao thông đường bộ năm 2008).
Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ
luật hình sự, thì hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ chỉ bị coi là phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây thiệt hại nghiêm trọng:
Có thể bạn quan tâm!
- Tội "đưa Vào Sử Dụng Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ Không Bảo Đảm An Toàn"
- Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 8
- Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ
- Tình Hình Vi Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ Và Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Này Những Năm Gần Đây
- Kết Quả Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Các Bị Cáo Phạm Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ Từ Năm 2005 - 2009
- Vấn Đề Xác Định Thiệt Hại (Hậu Quả) Để Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Trong Các Vụ Tai Nạn Giao Thông Đường Bộ
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Làm chết một người; gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng [21, tr. 28-29].
Giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả, có nghĩa là: Về mặt thời gian, thì hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nêu trên. Hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Và hậu quả nghiêm trọng nêu trên là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm cho về sức khỏe, tài sản của người khác.
* Về mặt chủ quan, tội phạm này được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.
Dưới hình thức lỗi vô ý do tự tin, người phạm tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Dưới hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
* Chủ thể của tội phạm: Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự là tội phạm ít nghiêm trọng; quy định tại khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 3 là tội phạm rất nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do vậy, chủ thể của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ quy định tại tất cả các khoản 1, 2 và 3 Điều 205 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc giao nhiệm vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật hình sự Việt Nam không quy định thế nào là người có đủ trách nhiệm hình sự. Để xem một người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải dựa vào quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự về "tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự". "Loại trừ những người ở tình trạng không đủ năng lực trách nhiệm hình sự, còn lại là những người có năng lực trách nhiệm hình sự" [3, tr. 29]. Những người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự là "người thực hiện hành vi nguy hiểm trong xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình" (Điều 13). Như vậy, người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự về tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là người có khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm; và có khả năng điều khiển hành vi của mình.
1.2.4.3. Hình phạt
Điều 205 Bộ luật hình sự quy định ba khung hình phạt đối với người phạm tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, cụ thể:
- Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, nếu bị kết án về tội quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Trong đó:
Gây hậu quả rất nghiêm trọng là gây thiệt hại rất lớn cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Phạm tội thuộc một trong sáu trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 205 Bộ luật hình sự:
Một là, làm chết hai người;
Hai là, gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Ba là, gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
Bốn là, gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thư- ơng tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
Năm là, gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ
thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mư- ơi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Sáu là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
- Phạm tội thuộc một trong tám trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 205 Bộ luật hình sự:
Một là, làm chết ba người trở lên;
Hai là, làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nh- ưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
Ba là, làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:
- Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
Bốn là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến d- ưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
Năm là, gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thư- ơng tật của mỗi người từ 31% trở lên;
Sáu là, gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thơng tật của những người này trên 200%;
Bảy là, gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.
Tám là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
- Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 4 Điều 205 Bộ luật hình sự là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Tiểu kết chương 1
Qua nghiên cứu chương 1, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Các tội xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường bộ là tội phạm có tính lịch sử, ra đời muộn hơn so với các loại tội phạm khác. Từ sau ngày miền Bắc được giải phóng, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật hình sự quy định về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông vận tải nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
2. Bộ luật hình sự năm 1985, tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông vận tải đã được quy định tại Điều 186 - Chương VIII - Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và quản lý hành chính đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về loại tội phạm này cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó nổi bật là việc quy định cả bốn loại hành vi phạm tội trong bốn lĩnh vực an toàn giao thông vận tải có đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn rất khác nhau vào cùng một điều luật đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đã hạn chế rất nhiều đến việc quy định cụ thể hành vi phạm tội cũng như phân hóa trách nhiệm hình sự. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cho đến Bộ luật hình sự năm 1999 cũng như Bộ luật hình sự hiện hành các tội vi phạm quy định về an toàn giao thông vận tải đã được tách ra thành 4 tội độc lập và được quy định trong 4 Điều luật khác nhau trong Bộ luật hình sự,
3. Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định rõ hơn các dấu hiệu định tội cũng như dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202. Đây cũng