Kết Quả Xét Xử Sơ Thẩm Đối Với Các Bị Cáo Phạm Các Tội Xâm Phạm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ Từ Năm 2005 - 2009

2006


Nguồn: Số liệu thống kê, Tòa án nhân dân tối cao.

Biểu đồ 2.3: Kết quả xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo phạm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ từ năm 2005 - 2009


Cá c kết quả xét xử khá c là 1,04%

Cảnh cá o là 0,32% Phạ t tiền là 5,38%

Cải tạ o không giam giữ là 9,42%

Tù cho hư ởng á n treo là 35,23%

Tù từ 3 thá ng đến dư ớ i 7 nă m là 42,21%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Tù từ 7 nă m đến 15 nă m là 6,4%

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 12


Nguồn: Số liệu thông kê, Tòa án nhân dân tối cao.


Bảng thống kê trên đây (Bảng 2.3, biểu đồ 2.3) về đường lối xử lý đối với các bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ những năm 2005 - 2009 cho thấy các loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể mà các Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng đối với các bị cáo, cụ thể như sau:

- Đưa vào trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với 06 bị cáo (chiếm 0,17%).

- Trục xuất đối với 09 bị cáo (chiếm 0,26%).

- Tuyên không phạm tội đối với 13 bị cáo (chiếm 0,38%);

- Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt: 08 bị cáo (chiếm 0,23%);

- Cảnh cáo: 11 bị cáo (chiếm 0,32%);

- Phạt tiền: 184 bị cáo (chiếm 5,38%);

- Cải tạo không giam giữ: 326 bị cáo (chiếm 9,42%)

- Phạt tù cho hưởng án treo: 11.851 bị cáo (chiếm 35,23%)

- Phạt tù có thời hạn từ 03 tháng - 07 năm: 14.191 bị cáo (chiếm 42,21%);

- Phạt tù có thời hạn từ 07 năm - 15 năm: 220 bị cáo (chiếm 6,4%);

Từ kết quả trên có thể rút ra nhận xét sau đây: theo quy định tại các điều 202, 203, 204 và 205 Bộ luật hình sự, thì hình phạt đối với các bị cáo về các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ bao gồm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn (từ 03 tháng đến được 15 năm). Việc quy định các loại hình phạt khác nhau này một mặt xuất phát từ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế của các hành vi phạm tội này là do lỗi vô ý. Mặt khác, sự quy định này còn nhằm tạo ra khả năng để Tòa án có thể lựa chọn loại và mức hình phạt trong từng trường hợp cụ thể cho phù hợp với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội của bị cáo.

Tuy nhiên, trong thực tiễn rất ít trường hợp (khoảng 16,16% số bị cáo) Tòa án áp dụng các hình phạt không phải tù (như: Đưa vào trường giáo dưỡng hoặc giáo dục tại xã (phường, thị trấn), trục xuất, tuyên không phạm tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt, cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất). Tuyệt đại đa số các trường hợp (khoảng 83,84% số bị cáo) hình phạt chủ yếu mà các Tòa án áp dụng là phạt tù có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 15 năm, trong đó gần 1/2 số bị cáo không bị cách ly ra khỏi xã hội (hình phạt tù cho hưởng án treo), số còn lại là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam một thời hạn nhất định. Thực tế này theo chúng tôi do một số lý do sau đây:

- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tác dụng cải tạo giáo dục của các loại hình phạt mà pháp luật quy định đối với các tội phạm nói chung và đối với các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng;

- Chưa đánh giá đúng đắn, chính xác về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của bị cáo để lựa chọn loại và mức hình phạt cho phù hợp trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể;

- Thói quen (một cách bàng quan, thiếu tinh thần trách nhiệm) của các thành viên Hội đồng xét xử các cấp khi coi hình phạt tù là loại hình phạt phổ thông áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm mà không cân nhắc, xem xét kỹ các loại hình phạt khác không phải hình phạt tù mà Bộ luật hình sự cho phép Tòa án lựa chọn để áp dụng đối với tội phạm, người phạm tội đó...

2.1.3. Một số bất cập, vướng mắc trong thực tiễn xét xử các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

So với Bộ luật hình sự 1985, các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong Bộ luật hình sự năm 1999, cũng như Bộ luật hình sự năm 2009 đã tách ra thành các tội độc lập và được sửa đổi, bổ sung đầy đủ cụ thể hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc nhận thức và áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong những năm qua. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành về các tội phạm này những năm gần đây cho thấy giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn một số bất cập, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án.

2.1.3.1. Xác định nguyên nhân và lỗi trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ

Theo quy định của luật hình sự Việt Nam, thì lỗi là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi

nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra thể hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý. Trong tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" lỗi của người vi phạm luôn là lỗi vô ý. Thái độ tâm lý này là quá trình tâm lý diễn ra trong ý thức của người vi phạm khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Thực tiễn xét xử cho thấy trong nhiều vụ án giao thông đường bộ các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định không đúng quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra cũng như lỗi của người vi phạm (nhầm lẫn giữa nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tai nạn; giữa lỗi hành chính và lỗi hình sự) nên đã truy cứu trách nhiệm hình sự oan đối với người vi phạm. Xin nêu một ví dụ sau đây:

Hồi 13h30 ngày 15/10/2003, Hoàng Văn T (không có giấy phép lái xe) điều khiển xe môtô Dream II trên phần đường của mình lên Thị trấn X. Khi đến ngã ba thị trấn, thấy phía trước cách khoảng 35 - 40m có một xe môtô Ware (do Nguyễn Văn B điều khiển) đi ngược chiều, T bật tín hiệu xin đường và điều khiển xe sang bên trái đường. Do phóng quá nhanh không kịp xử lý xe máy của B đã đâm vào xe máy của T làm cho chiếc xe Dream II đổ nghiêng xuống đường và T bị thương nhẹ ở chân, tay. Còn chiếc xe Ware đổ nghiêng và thia lia trên mặt đường, B bị văng ra khỏi xe đầu đập xuống mặt đường và bị chết trên đường đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do B (có uống rượu) phóng xe nhanh, không xử lý kịp nên đâm vào xe của T gây ra tai nạn. Hoàng Văn T bị truy tố và xét xử về tội "vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo điểm a (không có giấy phép lái xe) khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự.

Chúng tôi cho rằng trong trường hợp nêu trên tai nạn xảy ra là hoàn toàn do lỗi của B (chạy quá tốc độ, không giảm tốc độ khi đến đường giao nhau, không xử lý kịp nên đã gây tai nạn). Còn T khi sang đường có quan sát, ra tín hiệu xin đường và khi thấy xe ngược chiều cách khá xa mới điều khiển xe sang bên kia đường. Trong trường hợp này nếu B đi đúng tốc độ cho phép

và giảm tốc độ khi sắp vào đường giao nhau thì chắc chắn tai nạn không xảy ra. Mặc dù hành vi của T có vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (điều khiển xe môtô phân khối lớn không có giấy phép lái xe) nhưng đây chỉ là lỗi hành chính chứ không phải lỗi hình sự. Mặt khác, trong quan hệ nhân quả giữa hành vi của B và T với hậu quả xảy ra (B chết) thì nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn là hành vi của chính nạn nhân B. Còn hành vi của T chỉ là điều kiện (nguyên nhân gián tiếp) dẫn đến vụ tai nạn. Không thể đồng tình với quan điểm lập luận theo kiểu "nguyên nhân của nguyên nhân" khi cho rằng vì T không có giấy phép lái xe môtô trên 50 cm3 và nếu T không điều khiển xe môtô trên đường thì xe của B sẽ không bị va quệt và tai nạn sẽ không xảy ra. Vì vậy, trong hành vi của T còn thiếu một yếu tố của mặt khách quan (quan hệ nhân quả) trong cấu thành cơ bản của tội "vi

phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" quy định tại khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự. Trong vụ án này khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với T các cơ quan tiến hành tố tụng đã nhầm lẫn giữa lỗi hành chính với lỗi hình sự, giữa nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vụ tai nạn.

Từ phân tích trên, thấy rằng không phải trong mọi trường hợp khi người tham gia giao thông vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ đều là người có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Để có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm này, cần phải xác định đúng nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn (mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của họ với hậu quả xảy ra) và lỗi của người vi phạm khi thực hiện hành vi đó là lỗi hành chính hay lỗi hình sự? Nếu hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn thì họ chỉ có lỗi về hành chính và hành vi đó không cấu thành tội phạm.

2.1.3.2. Vấn đề xử lý đối với các trường hợp xe máy chuyên dùng gây tai nạn hoặc phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn ở những nơi không thuộc mạng lưới giao thông đường bộ

1. Theo Luật Giao thông đường bộ thì "phương tiện giao thông đường bộ" và "phương tiện tham gia giao thông đường bộ" là hai khái niệm khác nhau. "Phương tiện giao thông đường bộ" chỉ là một bộ phận (chủ yếu) của "phương tiện tham gia giao thông đường bộ" vì "phương tiện tham gia giao thông đường bộ" bao gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng (khoản 16 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2002 nay là khoản 21 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008). Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn có những quan điểm không thống nhất trong việc xử lý đối với các trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, Điều 202 Bộ luật hình sự chỉ quy định về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", tức là chỉ điều chỉnh hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà không điều chỉnh hành vi vi phạm của người điều khiển xe máy chuyên dùng. Nên trong trường hợp này không có căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây tai nạn.

Quan điểm thứ hai thì cho rằng, xe máy chuyên dùng cũng là nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ như đối với với người điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ khác. Trong trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng thì

cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự.

2. Trường hợp phương tiện giao thông đường bộ hoạt động ở những nơi không thuộc mạng lưới đường bộ (như đường ngoài cánh đồng, ngõ ngách, sân, bãi đất trống...) và gây hậu quả nghiêm trọng cũng thường gặp nhiều trong thực tiễn (ví dụ: Khi điều khiển xe ôtô hoặc mô tô trên đường ngoài cánh đồng (ngõ, ngách, sân, bãi đất trống...) do tránh ổ gà, người lái xe đã gây tai nạn làm chết một người bên đường hoặc người ngồi sau xe của mình...). Trong quá trình giải quyết các trường hợp tương tự này giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cũng thường có quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng về nguyên tắc, để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202 Bộ luật hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được người điều khiển phương tiện đã vi phạm vào điều khoản cụ thể nào (quy định về làn đường, tốc độ,... hay là hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ) của Luật Giao thông đường bộ. Nếu không xác định được điều khoản bị vi phạm thì không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2002, thì đường bộ gồm: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ (khoản 1 Điều 3); mạng lưới đường bộ gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng (Điều 37), nhưng theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau: a).. b)... d) Đường xã là đường lối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường lối với các xã lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã (điểm d khoản 1 Điều 39). Như vậy, trong trường hợp trên, không thể xác định được điều khoản cụ thể của Luật Giao thông đường bộ bị vi phạm (vì nơi xảy ra tai nạn

không thuộc mạng lưới giao thông đường bộ) nên không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ" theo Điều 202 Bộ luật hình sự.

Quan điểm khác thì cho rằng trường hợp trên hành vi vi phạm của người lái xe ôtô hoặc mô tô đã cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự.

Chúng tôi cho rằng, hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong cả hai trường hợp nêu trên đều có cùng bản chất. Việc áp dụng Điều 202 Bộ luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp họ vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống nhằm kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông đường bộ. Thực tiễn xét xử những năm gần đây cũng đi theo hướng này.

Tuy nhiên, để tránh sự nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong xử lý đối với trường hợp gây tai nạn giao thông trong các trường hợp tương tự nêu trên, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi bổ sung một số quy định của Luật giao thông đường bộ và Điều 202 Bộ luật hình sự để điều chỉnh kịp thời, đầy đủ các đối tượng khác nhau tham gia giao thông đường bộ mà hành vi vi phạm của họ là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng: người đi bộ; người điều khiển các phương tiện cơ giới khác; điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở những nơi không thuộc hệ thống giao thông đường bộ.

Về vấn đề này có thể tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Liên bang Nga. Điều 260 Bộ luật hình sự năm 1995 của Liên bang Nga quy định về tội "Vi phạm các quy định về giao thông và vận hành các phương tiện giao thông", trong đó xác định phương tiện giao thông bao gồm: ôtô, tàu điện, các

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí