Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 8

giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng theo hướng: tách hai hành vi phạm tội thành hai tội phạm độc lập và quy định mỗi hành vi phạm tội đối với mỗi loại đối tượng là giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Cụ thể tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng được tách thành các tội độc lập: đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường sắt không bảo đảm an toàn; đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn; đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường không bảo đảm an toàn; điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ; điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường sắt; điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy; điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường không.

Tại Điều 204 Bộ luật hình sự hiện hành, tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn được quy định như sau:

1. Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [16].

So với Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự hiện hành về tội này có một số điểm mới sau đây:

Một là, với sự thay đổi tên tội danh, thì hành vi phạm tội được mô tả trong điều luật chỉ còn là một hành vi với một đối tượng tác động của tội phạm là "đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn".

Hai là, thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự năm được quy định là "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác" thay cho quy định "thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản" tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985.

Ba là, về hình phạt chính, thì:

- Hình phạt tiền với mức từ mười triệu đến năm mươi triệu đồng được quy định (tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự) là hình phạt chính có thể áp dụng đối với người phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với người phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn được quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự hiện hành là "phạt tù từ ba năm đến mười năm tù" thay cho quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 là "phạt tù từ ba năm đến mười hai năm".

Bốn là, hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn là

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 8

"cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ hai năm đến năm năm" được quy định là một khoản độc lập của điều luật.

Như vậy, tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn quy định tại Điều 204 Bộ luật hình sự hiện hành là tội nhẹ hơn tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985. Bởi vì, mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự hiện hành nhẹ hơn mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985.

1.2.3.2. Dấu hiệu pháp lý

* Khách thể của tội phạm là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xem phần phân tích về khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ)

* Mặt khách quan của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi điều động hoặc cho phép đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn về kỹ thuật. Trong đó:

Điều động phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn về kỹ thuật là hành vi của người có thẩm quyền điều động các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn (hệ thống phanh, bộ phận điều khiển, thùng xe không bảo đảm an toàn, hệ thống

chiếu sáng hỏng, xe quá cũ nát hoặc không được bảo dưỡng, kiểm tra kỹ thuật, điều xe tải đi chở người, mặc dù biết rõ về tình trạng kỹ thuật của phương tiện là không bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của những người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ nhưng không thực hiện chức trách, nhiệm vụ công tác của mình, cho phép chủ phương tiện hoặc người khác đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ mà mình biết rõ là không bảo đảm an toàn về kỹ thuật.

Phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn kỹ thuật là phương tiện không bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thì:

Xe ôtô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của ôtô ở bên trái của xe, trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định [15, Điều 53].

Xe môtô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; tay lái của ôtô ở bên trái của xe, trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định [15, Điều 53].

Xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực; có đủ đèn chiếu sáng; bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển; bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường [15, Điều 57].

Để truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn cần phải xác định được hành vi của người đó đã vi phạm các quy định cụ thể nào về: tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ và chức trách, nhiệm vụ của những người trực tiếp chịu trách nhiệm về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật của các phương tiện giao thông đường bộ.

Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự, thì hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn chỉ bị coi là phạm tội khi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây là gây thiệt hại nghiêm trọng:

Làm chết một người; gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi ngư- ời dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người d- ưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng [21, tr. 29].

Giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả, có nghĩa là: Về mặt thời gian, thì hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội nêu trên. Hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Và hậu quả nghiêm trọng nêu trên là

sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm xảy ra thiệt hại về tính mạng, thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

* Về mặt chủ quan, tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.

Dưới hình thức lỗi vô ý do tự tin, người phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Dưới hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

* Chủ thể của tội phạm: Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Do vậy, chủ thể của tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn quy định tại tất cả các khoản 1 và 2 Điều 204 Bộ luật hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật phương tiện giao thông đường bộ.

Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật hình sự Việt Nam không quy định thế nào là người có đủ trách nhiệm hình sự. Để xem một người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự phải dựa vào căn cứ quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự "tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự". Như vậy, "loại trừ những người ở tình trạng không đủ năng lực trách nhiệm hình sự, còn lại là những người có năng lực trách nhiệm hình sự" [3, tr. 29]. Những người không đủ năng lực trách nhiệm hình sự, theo quy định tại Điều 13 Bộ luật hình sự là "người thực hiện hành vi nguy hiểm trong xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình". Như vậy, người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn là người có khả năng nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm; và có khả năng điều khiển hành vi của mình.

1.2.3.3. Hình phạt

Điều 204 Bộ luật hình sự quy định hai khung hình phạt đối với người phạm tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn, cụ thể:

- Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rõ ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, nếu bị kết án về tội quy định tại khoản 1 Điều 204 Bộ luật hình sự thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí