Tội Điều Động Hoặc Giao Cho Người Không Đủ Điều Kiện Điều Khiển Các Phương Tiện Giao Thông Đường Bộ 102003

- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trong đó:

Gây hậu quả rất nghiêm trọng là gây thiệt hại rất lớn cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự:

Một là, làm chết hai người;

Hai là, gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thơng tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm m- ươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Ba là, gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

Bốn là, gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thư- ơng tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

Năm là, gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thơng tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ

thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mư- ơi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Sáu là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

- Phạm tội thuộc một trong tám trường hợp sau đây là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 204 Bộ luật hình sự:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Một là, làm chết ba người trở lên;

Hai là, làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các tr- ường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nh- ưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam - 9

Ba là, làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp:

- Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

Bốn là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến d- ưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

Năm là, gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thư- ơng tật của mỗi người từ 31% trở lên;

Sáu là, gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thư- ơng tật của những người này trên 200%;

Bảy là, gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

Tám là, gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 204 Bộ luật hình sự là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

1.2.4. Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ

1.2.4.1. Khái niệm

Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác.

Tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:

a) Người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc về tình trạng kỹ thuật các phương tiện giao thông vận tải mà đưa vào sử dụng các phương tiện rõ ràng không bảo đảm an toàn gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản;

b) Điều động người không có bằng lái hoặc không đủ những điều kiện khác, điều động người say rượu hoặc say do dùng chất kích thích khác điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nói trên.

2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm [12].

Như đã trình bày ở phần trên và để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 về tội phạm này, tại Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành, tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ được sửa đổi như sau:

1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [16].

So với Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành về tội này có một số điểm mới sau đây:

Một là, với sự thay đổi tên tội danh, thì hành vi phạm tội được mô tả trong điều luật chỉ còn là một hành vi với một đối tượng tác động của tội phạm là "điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ".

Hai là, thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành được quy định là "thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại

nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác" thay cho quy định "thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản" tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985.

Ba là, hình phạt tiền với mức từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng được quy định (tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự) là hình phạt chính có thể áp dụng đối với người phạm tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Bốn là, hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là "cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ một năm đến năm năm" được quy định là một khoản độc lập của điều luật.

Như vậy, tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành là tội nặng hơn tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông vận tải không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985. Bởi vì, tuy mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành (là mười hai năm) bằng mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985. Nhưng tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt cảnh cáo; còn tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự hiện hành bỏ phạt cảnh cáo và quy định "phạt tiền với mức từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng" là hình phạt chính.

1.2.4.2. Dấu hiệu pháp lý

* Khách thể của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là sự an toàn của hoạt động giao thông đường bộ và sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người

khác (xem phần phân tích về khách thể của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ).

* Mặt khách quan của tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gồm các yếu tố: hành vi khách quan; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, trong đó:

Điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ là hành vi của người có trách nhiệm trong việc điều động mà điều động người không có bằng lái, giấy phép lái xe hoặc người không đủ điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ.

Còn giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường là hành vi của người có trách nhiệm trong việc giao nhiệm vụ mà giao cho người không có bằng lái, giấy phép lái xe hoặc người không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ. Luật Giao thông đường bộ quy định về điều kiện của người lái xe cơ giới như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Người lái xe phải bảo đảm độ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật.

3. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái [15, Điều 58].

Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng (Điều 59 Luật giao thông đường bộ năm 2008):

a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3;

b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1;

c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép hạng A1 và các xe tương tự.

Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng (Điều 59 Luật giao thông đường bộ năm 2008):

a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;

b) Hạng B1 cấp cho người lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

c) Hạng B2 cấp cho người lái chuyên nghiệp, lái xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên;

d) Hạng C cấp cho người lái các xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3500kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2;

đ) Hạng D cấp cho người lái xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C;

e) Hạng E cấp cho người lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép hạng B1, B2, C, D;

g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép hạng này khi kéo rơ moóc.

Về độ tuổi của người lái xe được quy định như sau (Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008):

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí