Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 10

Ông hay sử dụng lại những biểu tượng, quán ngữ thông thường quen thuộc như : trái tim, qủa tim, tâm hồn, từ đầu đến chân, đứt từng khúc ruột…Những biểu tượng quán ngữ này mỗi lần đựơc sử dụng lại được sống thêm một màu sắc cảm giác mới. Chẳng hạn trong truyện Đói trái tim được dùng với nhiều ý nghĩa cảm xúc khác nhau. Khi thì đầy ắp tình thương vợ “một mối tình thương tràn ngập vào tim chàng như một làn sóng”. Khi thì bị bóp nghẹt tan nát vì phát hiện ra vợ ngoại tình “ Một cái sức nặng đè lấy quả tim làm cho chàng ngừng thở. Hình như trong một giây phút bao nhiêu cái hi vọng sung sướng của đời chàng tan đi mất”. Khí thì nhỏ bé chặt chội vì không chứa nổi nỗi đau “Bao nhiêu đau đớn trong tâm can Sinh thổn thức nghẹn ngào. Quả tim không đủ chứa nỗi đau, Sinh gục mặt xuống bàn”.

Một trong những sáng tạo và đóng góp của Thạch Lam là diễn tả cảm giác mơ hồ mong manh, và cũng chỉ đến Thạch Lam thì cảm giác này mới được chú ý diễn tả. Ông có cả một vốn từ vựng phong phú để diễn tả những cảm giác này như: Băn khuăn, nao nao, bàng hoàng,nghẹn ngào, thấm thía, khoan khoái, ngậm ngùi, nóng nảy, hồi hộp, bứt rứt, nhẹ nhõm, bâng khuâng, man mác…Đọc văn Thạch Lam, ta có được những khám phá bất ngờ về những cảm giác mong manh này.

Trong Dưới bóng hoàng lan, nhà văn rất chú ý diễn tả cảm giác thư thái êm đềm của đứa cháu sau hai năm đi xa trở về ngội nhà tuổi thơ, được vương vấn cảm xúc yêu thương ngọt dịu “Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối”; Thanh thấy lòng thư thái và vui sướng “Thanh thấy quả tim đập rộn ràng”.

Tân trong Đứa con đầu lòng tự ngỡ ngàng với chính mình vì không tìm thấy được cái sợi dây tình cảm máu thịt với con thơ. Khi thì chàng “tò mò ngắm nhìn cái đầu phủ tóc đen và mượt”, lúc thì tự thú với lòng mình “Tân không thấy cảm động như chàng tưởng và cũng không thấy có tình cảm gì đối

với đứa con mới đẻ”, “không nhận thấy rõ rệt có cái liên lạc gì với đứa trẻ”. Bằng ngôn từ rất giản dị, nhà văn đã để cho nhân vật tự thú nhận với lòng mình một cách thực nhất.

Những cảm giác mơ hồ, mong manh ta thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại rất khó cắt nghĩa. Đọc truyện ngắn của Thạch Lam ta cùng nhân vật trải qua những cảm giác đó. Có khi là cảm giác “chán nản buồn bực” vô cớ, tự nhiên “thấy khó chịu và gắt gỏng, không muốn làm việc gì”. Tiết trời “ảm đạm và rét mướt khiến cho cái cảm giác đó rõ rệt hơn” trong Một cơn giận. Có khi là nỗi ngượng ngùng rất thiếu nữ của một cô gái tự lấy sáp bôi lên môi mình và ngắm mình trong chiếc gương nhỏ “cô hơi thẹn thấy bóng mình trong đó, với đôi môi đỏ như sẫm màu” trong Cô hàng xén. Đặc biệt nhất là cảm giác mơ hồ không hiểu của Liên trong Hai đứa trẻ Liên không hiểu tại sao, nhưng chị thấy lòng man mác buồn trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết” như ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng hẹp. Những cảm giác hư thực ấy không thể xác định rõ ràng nhưng chan chứa niềm khát khao hướng về một thế giới đầy ánh sáng và niềm vui.

Khi diễn tả cảm giác, tâm trạng mơ hồ, Thạch Lam hay dùng những từ ngữ mang ý nghĩa nước đôi, nước ba như: hay, hình như, thật ra, có lẽ ..chằng hạn như: “Sau độ ấy, tính nết nàng như thay đổi hẳn hay bây giờ nàng mới bộc lộ cái tính nết thật của nàng ra” (Tình xưa); “Tôi có một người anh họ rất giàu và rất ngốc( có lẽ mình cho là ngốc, bởi vì hắn không sử sự như mình; nhưng thât ra biết đâu cách ăn ở của anh ta lại khôn ngoan hơn, bởi vì anh ta giàu và sung sướng)” (Sợi tóc).

Diễn tả cảm giác mơ hồ mong manh, nhà văn đã bộc lộ tâm hồn tinh tế của mình. Ông biết lắng nghe những rung động thầm kín của tâm hồn con người. Tinh tế hơn nhà văn biết lựa chọn ngôn ngữ nhuần nhị, không cầu kì để

diễn tả những cảm giác mơ hồ của con người. Chắc chắn rằng những cảm nhận tinh tế đó sẽ tìm được điểm gặp gỡ với tâm hồn bạn đọc qua nhiều thế hệ bạn đọc.

Để diễn tả cảm giác, Thạch Lam thường xuyên sử dụng những động từ chỉ trạng thái. Đó là những động từ chỉ trạng thái như: yêu ghét, mê, thích, cảm thấy...Khảo sát truyện của Thạch Lam ta thấy những từ sau xuất hiện trở đi trở lại nhiều lần : thoáng thấy, bỗng thấy, đột nhiên thoáng thấy, tự nhiên thấy, hình như thấy, không nhận thấy rõ rệt, bỗng cảm thấy, nhớ mang máng, thoáng nghĩ, ...Chúng giúp nhà văn diễn tả cảm giác mong manh, như không rõ nét trong nội tâm nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Trong những từ chỉ trạng thái, từ “thấy‟ được sử dụng nhiều nhất. Nó như một từ khóa, một thứ mật mã nghệ thuật. Kết quả thống kê cho thấy tần số sử dụng từ “thấy” rất cao. Trong Đứa con đầu lòng có 25 lần dùng từ “thấy”. Một đời người có 10 lần; Gió lạnh đầu mùa 18 lần..Từ “thấy” được sử dụng với nhiều cấp độ khác nhau, thể hiện ấn tượng tinh vi, sâu sắc của nhân vật. Từ “thấy” được dùng với nghĩa “cảm thấy’, “nhận thấy”, “nhận ra” một điều gì đó mơ hồ sâu kín trong tâm hồn con người ví dụ: “cảm thấy cái đầm ấm của gia đình” (Cô hàng xén), thấy lãnh đạm vô lí” (Đứa con đầu lòng), “Thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát” (Dưới bóng hoang lan)...

Bên cạnh đó nhà văn cũng hay sử dụng những từ chỉ trạng thái hoài niệm suy tưởng như: nhớ, nhớ đến, nhớ lại, tưởng lại, tưởng nhớ..Ví dụ như: Trong lúc mê sảng bác Lê “tưởng nhớ lại cuộc đời mình từ lúc còn bé đến giờ, chỉ toàn những ngày nhọc nhằn, khổ sở” (Nhà mẹ Lê); Tân nhớ lại cái đất ấy đã làm đau bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học”(Trở về); “Nàng tưởng rằng mình sinh ra chỉ để chịu sai khiến mà thôi, không dám phảm kháng bao giờ” (Một đời người)...Những động từ chỉ trạng thái hoài niệm được dùng rất phù hợp trong từng hoàn cảnh. Chúng gợi mở

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam - 10

những dòng suy tưởng của nhân vật, giúp tác giả diễn tả những cảm giác đột khởi trong tâm hồn nhân vật.

Thế giới cảm giác, cảm xúc của tâm hồn vốn rất phong phú. Nó đòi hỏi nhà văn phải nỗ lực tìm kiếm cách thể hiện. Một trong những yếu tố dẫn tới thành công đó là việc lựa chọn ngôn ngữ. Lựa chọn ngôn ngữ giản dị diễn tả cảm xúc phù hợp với tâm trạng nhân vật sẽ gợi được sự đồng vọng của người đọc.

Trong hệ thống ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam chúng ta thấy xuất hiện nhiều những tính từ diễn tả cảm giác của nhân vật về thế giới xung quanh. Đó là những tính từ vừa miêu tả ngoại cảnh, âm thanh, vừa miêu tả tâm trạng của nhân vật.

Trong những sáng tác của Thạch Lam không có âm thanh sôi nổi, ồn ã mang nhịp sống xô bồ gấp gáp mà là những âm thanh rất nhẹ, rất mảnh. Âm thanh của cuộc sống, của tự nhiên cũng có khả năng khơi gợi chiều sâu cảm xúc. Nhân vật của ông có khả năng lắng nghe âm thanh rất tinh tế, bởi họ lắng nghe bằng cảm giác. Ví dụ như tiếng ếch nhái kêu ran “văng vẳng”, tiếng muối kêu “vo vo” gợi cho Liên nỗi buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn. Tiếng đàn bầu „bần bật trong yên lặng” của bác Xẩm làm não nùng thêm không gian yên lặng của không gian đầy bóng tối. Những cách hoa bàng rụng xuống vai Liên “khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” làm tâm hồn cô “kéo dài ra theo gió xa xôi” gọi niềm hoài vọng quá vãng” (Hai đứa trẻ). Trong một đêm mưa gió rét hai đứa nằm trong chăn ấm bỗng lặng người đi vì “qua tiếng gió, tiếng mưa ở ngoài ...nghe thấy tiếng chiêm chiếm như tiếng chim kêu”. Họ thao thức trăn trở với sự tưởng tượng “có một con chim ướt át lông xù ra vì rét, đến chỗ cửa sổ đòi vào vì nó thấy ánh sáng trong phòng ấm áp” (Tiếng chim kêu). Hay tiếng “lá tre khô và tiếng xao xác” mà Tâm cảm nhận được khi chân cô dẫm lên lá tre gợi bao thân quen, làm ấm lòng sau một chặng

đường dài với gánh hàng nặng. Những âm thanh đó được thâu nhận bằng những tâm hồn nhạy cảm với từng tín hiệu cuộc sống. Chúng góp phần làm nên một không gian nghệ thuật giàu chất thơ. Những tính từ được dùng trong những trường hợp này là những từ láy tượng thanh vừa gợi âm thanh, vừa gợi cảm xúc như: Chiêm chiếm, xao xác, vo ve, bần bật, rì rào, khe khẽ, tanh tách... Đây là những từ láy thuần Việt mang vẻ đẹp giản dị của ngôn ngữ dân tộc.

Những nhân vật của Thạch Lam có cách cảm nhận màu sắc, đường nét cũng rất tinh tế. Họ ưa trải lòng với những gam màu nhẹ, gợi vẻ đẹp tươi non mát mẻ, ưa ngắm nhìn những đường nét thanh thoát mềm mại. Đây là cách cảm nhận khá truyền thống, khác với những gam màu sáng chói những đường nét gân guốc bắt đầu xuất hiện trong văn chương đương thời. Nhân vật Thanh trong “Dưới bóng hoàng lan” xốn xang với hình ảnh tươi tắn: “thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng mai tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ” “lá rau tươi xanh ngắt trên bàn tay trắng hồng nhỏ nhắn” “giàn thiên lí pha xanh một bên tà áo trắng”. Còn đây là vẻ đẹp thanh thoát của những cô gái trẻ trung hài hòa với thiên nhiên, làm rung động trái tim trai trẻ: “Người cô nổi lên trên nền lá xanh như một bông hoa trong sáng sớm. Tà áo trắng của cô theo chiều gió bay phất pho với tất cả ánh nắng, lá cây bống mát cũng hình như đang tưng bừng dồn múa chung quanh người thiếu nữ tươi tắn ấy(Nắng trong vườn). Tình cảm yêu mến được dồn vào từng câu chữ, đặc biệt là những tính từ rất gợi cảm. Đây là bức họa được tạo nên bởi gam màu sáng dịu, những nét vẽ mềm mại làm rung động tâm hồn con người.

Cũng có khi nhà văn tạo nên bức tranh với gam màu tương phản, đường nét ấn tượng: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cất hình rõ rệt trên nền trời của thời khắc chuyển giao giữa ngày và đêm”. Lời văn với những

tính từ tương phản về màu sắc làm cho các đường nét, hình ảnh tự hắt chiếu nhau làm nên bức tranh hoàng hôn ở làng quê có điểm có diện, có xa có gần, có sáng có tối nhưng rất hài hòa.

Ngay cả những sự vật bé nhỏ hàng ngày Thạch Lam cũng rất chú ý tạo cảm giác màu sắc đường nét. Dù đang tức tối chán nản ghê gớm Sinh (Đói) vẫn nhìn thấy miếng bánh vợ mua bằng những đồng tiền nhơ bẩn có màu sắc hấp dẫn “mấy miếng thịt hồng hào, mỡ trắng và đỏ như thủy tinh, mấy khoanh giò nạc mịn màng, mấy cái bánh tây vàng đỏ”. Bị cảm giác thân xác đói khát hành hạ dữ dội, cộng với thức ăn ngon hấp dẫn ngay trước mặt kích thích mạnh mẽ vào khướu giác, vị giác tất yếu đánh gục lòng tự trọng của anh. Trong Tối ba mươi nhìn căn phòng với những đồ đạc cũ nát, bẩn thỉu là tự nhìn thấy cuộc đời trơ trọi của mình.

Đọc văn Thạch Lam người đọc sẽ rất ấn tượng với nghệ thuật diễn tả cảm giác mùi vị đầy sáng tạo. Vốn ngôn ngữ được chắt lọc qua tâm hồn yêu cuộc sống của nhà văn được bộc lộ ở khả năng vừa miêu tả chuẩn xác cảm giác hương vị vừa diễn tả được cảm xúc tâm trạng của nhân vật qua những cảm nhận khướu giác đặc biệt. Ông đã góp phần làm cho văn chương ấn tượng sâu sắc về làng quê. Đó là thứ hương vị rất mộc mạc đời thường mà đã mấy ai lưu tâm: “Trên mặt đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị lá nhãn và cả bã mía. Một mùa âm ấm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất của quê hương này”.(Hai đứa trẻ). Mùi vị của quê hương lam lũ có sức lay động vào chiều sâu tâm hồn, làm cho kẻ mất gốc phải bồi hồi nhớ lại tuổi thơ “Một cái mùi âm ấm bốc lên, cái mùi đặc biệt, hình như là mùi đất, mùi rác đốt. Tân nhớ mãi rõ rệt những ngày còn trẻ” (Trở về). Hương vị của làng quê thân thuộc làm cho Tâm ấm lòng sau một ngày bươn trải vất vả “mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên âm ẩm”, “mùi phân trâu nồng nặc sặc ngay vào cổ”, “mùi

rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen thuộc của quê hương và đất màu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm” (Cô hàng xén).

Khi miêu tả mùi đất quê, Thạch Lam có sử dụng tính từ chỉ mùi vị kết hợp với động từ chỉ trạng thái gợi cảm giác nhẹ, êm dịu, mỏng mảnh. Đặc biệt nhà văn đã tính từ hóa danh từ, biến danh từ vốn để gọi tên sự vật thành những tính từ chỉ cảm giác như: mùi bèo, mùi rạ ướt, mùi rơm rác, mùi phân trâu, mùi ẩm, mùi rác đốt...Với việc tính từ hóa các danh từ như vậy sẽ làm cho ngôn ngữ trong truyện ngắn của Thạch Lam trở nên gần gũi, tạo cảm giác về mùi quê hương vốn rất quen thuộc nnhưng không ai để ý, tạo sự quyến rũ và rất riêng trong ngôn ngữ của nhà văn.

Khi miêu tả tình yêu của các đôi nam nữ, Thạch Lam hay để cho họ gặp nhau trong những không gian thơ mộng và đầy hương hoa. Hương hoa ngọt ngào quyến rũ vừa gợi cảm giác thơ mộng, vừa gợi sự trong trẻo của tình yêu. Tình yêu giữa Bình và Lan (Tình xưa) chớm nở giữa không gian vương vấn “mùi hoa thơm nhẹ và sắc của hoa hoàng lan thoang thoảng ở ngoài”. Thanh (Dưới bóng hoàng lan) với cô bạn gái từ thuở nhỏ nhận ra những rung động của trái tim non trẻ trong không gian thoang thoảng hoa hoàng lan “Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng như có giắt hoa hoàng lan. Nhưng hoa chưa rụng, vẫn còn tươi xanh trên cành...mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió ngát”. Những búp non xanh như mối tình còn e ấp chưâ chín hẳn, mùi hoa thoang thoảng giăng mắc trong không gian rất phù hợp với “có cái gì dịu ngọt chăng tơ đâua đây, khiến chàng vướng phải”. Mối tình dưới ánh trăng của Tuấn và Mai (Đêm trăng sáng) nồng nàn hương hoa “Gió thơm nhẹ và thoang thoảng tới bông hồng nhung đẫm tan vào đêm tối...cánh hồng nhung đen thẫm...đẫm hương nồng và ân ái”. Hương thơm tinh khôi đó càng tôn lên vẻ lãng mạn thơ mộng của tình yêu.

Bóng tối là hình ảnh thiên nhiên thường gặp nhất trong các truyện ngắn của Thạch Lam, có giá trị như một gam màu chủ đạo. Có tới 14/23 truyện ngắn xuất hiện hình ảnh bóng tối. Đó thường là sự sống trong cái vẻ lay lắt tàn lụi. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là là một ví dụ về nghệ thuật tả bóng tối sinh động, gợi cảm với nhiều tính từ khác nhau về mức độ phẩm chất về sắc thái biểu đạt, không lặp lại. Khi hoàng hôn xuống “trong cửa hàng hơi tối”, “đôi mắt chị bóng tốii ngập đầy”. Với hai tính từ “hơi tối” và “ngập đầy” đã tạo cho người đọc ấn tượng về cảm giác ngày đã tàn và bóng đêm sắp ập tràn đến. Khi trời bắt đầu về đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và gió thoảng mát “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”. Đêm càng khuya, bóng tối càng sâu rộng: “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Tính từ miêu tả theo hướng gia tăng tính chất gam màu, từ hơi tối, ngập đầy, đến chứa đầy, thăm thẳm, sẫm đen. Chúng gợi bước đi từ chập tối đến nửa đêm. Đêm tối thăm thẳm mênh mông, yên tĩnh và thân thuộc.

Trong truyện Tối ba mươi kể về nỗi nhục của cô gái nhà săm, bóng tối gắn với cái lạnh tê tái. “Mưa vẫn bay tả tơi hình như bóng tối ở khắp nơi dồn lại quang đãng phố hẹp này. Trên hè ướt át và nhớp nháp nháp bùn, không một bóng người qua lại. Cái vắng lạnh như mênh mông ra tận đâu đâu ở khắp cả các phố Hà Nội đêm nay”. Câu văn có sự kết hợp hài hòa giữa tính từ chỉ bóng tối và tính từ chỉ cảm giác ướt lạnh. Bóng tối thiên nhiên thành bóng tối tâm trạng, cảm giác. Đó là cảm giác “tả tơi, ướt át, nhớp nháp, vắng lạnh” hòa quện vào nhau trong cái tối tăm của trời đất. Bóng tối buốt lạnh như chà xát thêm vào bao nỗi đau tê tái của hai cô gái tội nghiệp.

Người lính cũ, là bóng cây dày đen, đặc quánh. Trong đêm khuya, “trời rét như cắt ruột mà gió lại thổi mạnh”. “Vừng thẫm đen của một cây nhãn, nổi lên nền trời đen nhạt hơn”. “Trong quán tối như mực” “Chung

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí