Đặc Điểm Kinh Tế, Xã Hội Của Thành Phố Hà Nội Có Ảnh Hưởng Đến Tình Hình Tội Phạm Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em

1999 ra đời vừa được sửa đổi bổ sung năm 2009 thay thế toàn bộ các văn bản pháp luật trước đó, tách các tội xâm phạm tình dục trẻ em thành những điều luật riêng biệt đã khẳng định sự phát triển về chất của công tác lập pháp trong lĩnh vực hình sự đồng thời các tội xâm phạm tình dục trẻ em đã được quy định tương đối đầy đủ góp phần không nhỏ trong đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Tuy nhiên, các tội xâm phạm tình dục trẻ em hiện nay khi áp dụng vẫn còn hạn chế, vướng mắc cần phải xem xét nghiên cứu để hoàn thiện hơn như thực trạng quan hệ giữa người đồng tính, sử dụng sextoy, hành vi tình dục của con người đã phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, hành vi tình dục không chỉ diễn ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể ở những bộ phận khác trên cơ thể, đồng thời vấn đề chuyển đổi giới tính đã không còn là hiện tượng hiếm, nên việc sử dụng khái niệm "giao cấu" theo Bản Tổng kết 329/HS2 đã không còn phù hợp và giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn, vấn đề này tác giả sẽ để cập và giải quyết trong chương 2 của luận văn.

Thứ năm, so sánh luật hình sự Việt Nam hiện hành với luật hình sự của một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm tình dục trẻ em. Theo quan điểm của học viên, các nhà lập pháp nên mở rộng đối tượng của tội phạm và học tập kinh nghiệm của các nước về các trường hợp ngoại trừ và ngoại lệ. Điều này bảo vệ quyền lợi cho cả người bị hại và người thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, tùy điều kiện Việt Nam cũng nên xem xét kỹ và cân nhắc về tính khả thi khi áp dụng các quy định này với thực tế.

Chương 2

THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÕNG CHỐNG CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ 105°44’ đến 106°02’ kinh độ đông; 20°53’ đến 21°23’ vĩ độ Bắc, Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía đông; Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây; Hòa Bình và Hà Nam ở phía nam. Từ ngày 1/8/2008, cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có thêm 1 quận, 1 thị xã và 13 huyện, đến ngày 01 tháng 04 năm 2014 huyện Từ Liêm tách thành quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm. Như vậy đến nay, Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã. Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người (trong đó 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%) và

rộng 3.324,92 km2, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích,

nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Thủ đô của quốc gia, Hà Nội nhận được sự quan tâm đầu tư và được sự chỉ đạo sát sao của trung ương trong quá trình phát triển của mình. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và cả nước, là trung tâm thông tin và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế, là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao đoàn, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, Hà Nội có khả năng thu hút các nguồn lực cả trong nước và bên ngoài, có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt kịp thời, hệ thống những

thông tin và động thái vận động mới của đời sống. thị trường trong nước và quốc tế, tiếp cận nhanh các cơ hội có liên quan trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa.

Do tác động của những nhân tố nội sinh từ mặt trái cơ chế thị trường, số lượng người nhập cư ngày càng lớn, đồng thời dưới tác động của nền kinh tế thị trường nhân cách của con người bị tác động mạnh mẽ, mọi người luôn phải tích cực vận động, tranh đua để tồn tại, do đã đã hình thành ở một số người lối sống ích kỷ cá nhân, thiếu đạo đức - thậm chí còn có biểu hiện suy đồi về đạo đức, lệch lạc trong nhân cách. Để thỏa mãn dục vọng cá nhân nhiều kẻ phạm tội không cần đếm xỉa đến nạn nhân là những trẻ nhỏ.

Với nền khoa học - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại ngoài mặt tích cực lại nảy sinh mặt trái của nó, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận văn hóa phẩm đồ truy để xem tại gia đình, những loại văn hóa phẩm này bao gồm nhiều nguồn cung cấp, nhiều thể loại khóa có thể kiểm soát đồng thời có thể tác động đến hành vi của người xem. Có nhiều loại có nội dung bạo lực, đồ trụy đã kích động mạnh đến tinh thần của người xem nhất là đối với thanh niên bởi độ tuổi này dễ bị kích động khó kiềm chế dẫn đến hành vi phạm tội.

Đồng thời nhiều bậc cha mẹ đã không dành thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái đã dẫn đến việc con cái của họ bị xâm hại tình dục thậm chí nhiều lần mà không biết, việc thiếu quan tâm chăm sóc còn cái chính là điều kiện để những kẻ có ý đồ xấu dễ thực hiện tội phạm một cách dễ dàng.

2.1.2. Đặc điểm tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Hà Nội

Qua khảo sát hàng năm, số vụ phạm pháp hình sự xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng tăng, giảm không ổn định nhưng quy mô, tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng cao hơn. Có thể tham khảo số liệu theo bảng thống kê

dưới đây về số vụ phạm pháp hình sự về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội theo từng năm.

Bảng 2.1: Bảng số liệu xét xử các vụ án hình sự

về các tội xâm phạm tình dục trẻ em tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2015



Năm

Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

Số vụ/ số bị cáo phạm tội xâm hại tình dục trẻ em

Tổng số vụ/ bị cáo bị xét xử

Số vụ/ số bị cáo phạm tội xâm hại tình dục trẻ em

Tổng số vụ/ bị cáo bị xét xử

2009

40/48

6705/11148

88/95

6669/10718

2010

35/44

6229/10784

92/105

5500/8839

2011

32/32

6871/12625

86/93

5724/8833

2012

39/42

7978/14621

135/140

6126/9599

2013

39/46

7306/12106

135/140

6126/9599

2014

62/78

7092/12711

134/139

6320/10107

6 tháng đầu

năm 2015

32/32

2382/4049

42/45

2218/3452

Tổng số

279/322

44563/78084

690/734

38756/61261

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 7

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Qua thống kê cho thấy đối tượng bị tội phạm xâm hại là trẻ em nữ nhiều hơn so với trẻ em nam. Riêng năm 2014 toàn quốc phát hiện 1.885 vụ xâm hại trẻ em gồm 2.073 đối tượng gây án, có 1.931 trẻ em ở xâm hại (284 nam và 1.650 nữ), đáng chú ý là số vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra nhiều với 1.544 vụ gồm các vụ án hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em..., chiếm hơn 80% tổng số vụ xâm hại tình dục trẻ em [17]. Tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014, các cơ quan tố tụng đã phát hiện, khởi tố và điều tra, xét xử khoảng 239 vụ với 242 đối tượng, xâm hại 242 trẻ em. Có thể tham khảo bảng thống kê dưới đây về số lượng các vụ án xâm hại tình dục trẻ em được đưa ra xét xử.

Bảng 2.2: Thống kê số vụ án xâm hại tình dục là trẻ em được đưa ra xét xử từ năm 2009 đến năm 2014 tại Hà Nội


Điều luật

Năm


Điều 112


Điều 114


Điều 115


Điều 116


Điều 256

2009

18 vụ/ 25 bị cáo


16 vụ/ 17 bị cáo

6 vụ/ 6 bị cáo


2010

7 vụ/ 8 bị cáo


19 vụ/ 27 bị cáo

8 vụ / 8 bị cáo

1 vụ/ 1 bị cáo

2011

8 vụ/ 8 bị cáo

1 vụ/ 1 bị cáo

15 vụ/ 15 bị cáo

8 vụ / 8 bị cáo


2012

4 vụ/ 5 bị cáo


30 vụ/ 30 bị cáo

4 vụ / 4 bị cáo

1 vụ/ 3 bị cáo

2013

6 vụ/ 8 bị cáo


24 vụ/ 29 bị cáo

9 vụ / 9 bị cáo


2014

14 vụ/ 29 bị cáo


32 vụ/ 33 bị cáo

15 vụ / 15 bị cáo

1 vụ/ 1 bị cáo

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Nghiên cứu các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau đây.

2.1.2.1. Về địa bàn phạm tội

Tùy theo tính chất và đặc điểm của từng khu vực khác nhau trên địa bàn thành phố, đặc biệt là sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội mà phân vùng văn hóa của Thủ đô có sự cách biệt tương đối lớn. Điều này có ảnh hưởng tương đối nhiều tới tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố. Các khu vực có sự khác nhau về số vụ việc xâm phạm tình dục trẻ em. Các huyện ngoại thành có số tội phạm này thấp hơn so với các quận nội thành, bởi lẽ, trong khu vực nội thành, tình hình kinh tế, xã hội có nhiều phức tạp hơn, lượng người di cư nhiều trong đó có rất đông trẻ em từ các tỉnh, thành khác đến làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn... điều này dẫn đến việc các em dễ trở thành đối tượng bị xâm hại tình dục. Điều này cũng đặt ra những thách thức trong đấu tranh phòng chống tội phạm này nói chung và công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự về những tội phạm này nói riêng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại các quận huyện.

2.1.2.2. Về chủ thể thực hiện tội phạm là người nước ngoài

Hà Nội là đầu mối giao thông chính cả về đường bộ và đường hàng không nên có lượng người nhập cư và người ngoại quốc đông đảo trong đó có cả khách du lịch và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, do đó tình hình trật tự trị an phức tạp.

Ví dụ: vụ án Larroque Olivier quốc tịch Pháp, nhập cảnh vào Việt Nam từ năm 2000, làm việc theo chế độ hợp đồng, mỗi năm 6 tuần tại một bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, thủ đoạn của đối tượng là thuê nhà nghỉ khách sạn, nhà trọ, rồi đêm đến, đi bộ hoặc đạp xe ra Hồ Hoàn Kiếm. Đối tượng chọn những trẻ em nam lang thang đường phố, ngủ gốc cây, bờ hồ, ghế đá, trong cơn đói run bần bật. Hắn đến, bập bẹ tiếng Việt hoặc gõ tiếng Anh vào "google dịch" rồi đưa bản tiếng Việt ra cho các em đọc: "Về nhà chú, chú cho ăn, cho ngủ, cho áo mặc, cho tắm rửa sạch sẽ", và đã lừa được hàng chục, thậm chí hàng trăm trẻ em. Sau đó đối tượng ép các cháu phải xem phim sex, đặc biệt là phim sex đồng tính nam để khởi động, để "tập dượt’" trước khi Olivier hành sự. Hắn bắt các cháu trai phải xem hắn quan hệ tính dục bằng các cách quái đản nhất với một bé trai khác. Rồi lần lượt từng cháu phục vụ hắn. Hắn có một thói quen rất "ông chủ" là bắt các cháu "phục vụ" giống như "nô lệ". Hắn không bao giờ chủ động động chạm vào cơ thể các cháu, mà các cháu phải phục vụ hắn đến bao giờ hắn chán thì thôi... Xong, hắn đuổi các cháu ra khỏi phòng, cho xuống nhà trọ ăn gói mì tôm, cho tiền (thường là 100 nghìn đồng). Đến ngày 18/7/2013, Tùy viên Cảnh sát Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội đã chuyển cho Văn phòng Interpol (công an Việt Nam) hồ sơ truy nã quốc tế đối với Larroque Olivier, có hồ sơ Interpol số: 2013/37845.

Ví dụ thứ hai: vụ án Paul Neil 32 tuổi là nghi phạm bị Interpol truy nã trên toàn thế giới bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ năm 2007 tại Bangkok về tội lạm dụng tình dục trẻ em, đối tượng này phạm tội thông qua du lịch tình dục ở nhiều quốc gia, ở Việt Nam đối tượng đã quan hệ tình dục với 06 trẻ em nam.

Tuy nhiên, về bản chất hành vi của các đối tượng thực hiện cả hai vụ án trên nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam thì các cơ quan tiến hành tố tụng khó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 115 Bộ luật Hình sự - tội giao cấu với trẻ em, mà chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 116 Bộ luật Hình sự - tội dâm ô với trẻ em, do pháp luật Việt Nam vẫn hiểu "giao cấu" theo nghĩa truyền thống. Tuy nhiên bản chất hành vi của Paul Neil và Larroque Olivier là hành vi tình dục, nếu sử dụng giải thích của Wikipedia là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/ đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/ cái. Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa nhưng thực thể khác hoặc cùng giới tình hoặc lưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định nghĩa này. Các hành vi tình thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập. Tình dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục thâm nhập. Những hành vi tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình dục không thâm nhập thì hành vi của hai đối tượng trên hoàn toàn thỏa mãn dấu hiệu của Tội giao cấu với trẻ em, theo quan điểm cá nhân của học viên thiết nghĩ nhà làm luật cần có hướng dẫn một cách cụ thể về khái niệm "giao cấu" theo hướng mở rộng khái niệm.

Thực tế ở Việt Nam đã có nhiều trường hợp trẻ em cả trai lẫn gái đều là nạn nhân của tội phạm tình dục của cả khách quốc tế và trong nước, nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thông qua các hình thức như: khách du lịch tự tìm kiếm hoặc thông qua môi giới là nhân viên quản lý, xe ôm, hướng dẫn viên dục lịch, lái xe taxi… để thực hiện hành vi mua dâm, mua trinh, giao cấu với trẻ em… ở nơi họ đến du lịch. Nghiêm trọng hơn một số đối tượng, tổ chức đường dây mua bán trẻ em để phục vụ các dịch vụ, đường dây sextour, cung cấp các dịch vụ tình dục cho khách du lịch. Việc phát hiện đề khởi tố điều tra nhóm hành vi này hết sức khó khăn

bởi hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có điều luật này quy định cũng như khái niệm đầy đủ về tội phạm du lịch tình dục trẻ em. Thêm vào đó, nhiều điểm chưa tương tích với luật pháp quốc tế như độ tuổi trẻ em, một số biện pháp trinh sát mặt khác các đối tượng phạm tội thường dùng tiền, lợi ích vật chất hoặc sự nhạy cảm để đánh đổi sự im lặng của nạn nhân. Bên cạnh đó, việc thu thập chứng cứ phạm tội trong các vụ du lịch tình dục trẻ em rất khó xác định và thu thập, chưa kể đây là loại tội nhạy cảm và mới có yếu tố nước ngoài như phải xác minh nhân thân qua đường ngoại giao, bất đồng ngôn ngữ...

2.2. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN PHẠM TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM VÀ NGUYÊN NHÂN

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, các Cơ quan điều tra, Viện

Kiểm sát, Tòa án vẫn còn mắc phải những tồn tại, thiếu sót trong điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm xâm hại trẻ em. Trong phạm trù nghiên cứu, những tồn tại, thiếu sót thể hiện ở một số vấn đề sau đây.

2.2.1. Về việc tiếp nhận, thẩm tra, xác minh tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em

Việc tiếp nhận, thẩm tra, xác minh tin báo về tội phạm xâm hại trẻ em nhiều khi chưa kịp thời, dẫn đến việc xác định dấu hiệu và căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án liên quan đến các loại tội phạm này còn chậm chạp, ảnh hưởng đến tiến trình giải quyết vụ án hình sự.

Những tồn tại thiếu sót trong khởi tố vụ án chủ yếu tập trung ở khâu tiếp nhận và thẩm tra, xác minh tin báo tố giác tội phạm. Việc tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm không kịp thời, không thực hiện đúng quy định của liên ngành về trình tự và thủ tục giải quyết dẫn tới việc ảnh hưởng đến thu thập xác minh tài liệu. Việc Điều tra viên không trực tiếp có mặt, hoặc không làm hết trách nhiệm (tại hiện trường, gia đình trẻ em là người bị hại hay nhà trường, chính quyền, nhân chứng v.v…) khi thu thập tài liệu dấu vết phạm tội

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí