Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự 1985 Đến Trước Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự 1999


phạm an ninh quốc gia sau này). Sắc lệnh đã đề cập đến hành vi liên quan đến khủng bố và khủng bố nhân dân với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

“Điều 4. Kẻ nào phạm những tội vây quét, bắt, giết, tra tấn, khủng bố, hãm hiếp cán bộ và nhân dân, áp bức, bóc lột, cướp phá nhân dân, bắt phu, bắt lính, thu thuế cho địch, sẽ tùy tội nặng nhẹ mà xử phạt như sau:

a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy sẽ bị xử tử hình hoặc tù chung thân.

b) Bọn hoạt động đắc lực, làm hại nhiều sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên.

c) Những kẻ phạm các tội trên mà tội trang tương đối nhẹ sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống”.

“Điều 5. Kẻ nào lừa phỉnh, cưỡng ép nhân dân, tổ chức lực lượng vũ trang làm loạn chống lại chính quyền nhân dân, khủng bố nhân dân, sẽ bị phạt như sau:

a) Bọn chủ mưu, tổ chức, chỉ huy, sẽ bị xử tử hình hoặc phạt tù từ 10 năm đến chung thân.

b) Bọn tay chân đắc lực của bọn trên sẽ bị xử phạt rù từ 10 năm trở xuống; kẻ nào đã làm hại nhiều sẽ bị xử tù từ 10 năm đến chung thân hoặc tử hình.” [19, Điều 4 và 5]

Tiếp đó, Pháp lệnh ngày 30/10/1967 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trừng trị các tội phản cách mạng, các hành vi của tội khủng bố được quy định tại Điều 10 với tội danh “giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết người, vì mục đích phản cách mạng”. Điều 10 đã liệt kê các hành vi của tội khủng bố như sau: “Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hoặc giết nhân dân… mà đánh đập, gây thương tích, bắt giữ cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hay là nhân dân… mà dọa giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an trong khi họ thi hành nhiệm vụ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Như vậy, hành vi khủng bố và khủng bố nhân dân đã được đề cập trong các Sắc lệnh đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều luật đã thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật nước ta trong việc trừng trị tội phạm về khủng bố, góp phần có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống khủng bố, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tuy chưa có những tội danh độc lập về khủng bố, nhưng những quy định điều chỉnh về các hành vi khủng bố này là tiền đề để các nhà làm luật sau này xây dựng nên các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nói chung và các tội phạm về khủng bố nói riêng.

Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 5

1.2.2. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội khủng bố tại Điều 78 như

sau:

“1. Người nào xâm phạm tính mạng của nhân viên Nhà nước, nhân

viên tổ chức xã hội hoặc công nhân nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2- Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3- Phạm tội trong trường hợp đe doạ xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4- Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cũng bị xử phạt theo Điều này”.

Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe, đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc công nhân nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc khủng bố người nước


ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì sẽ bị coi là phạm tội khủng bố. Lần đầu tiên tội phạm khủng bố được pháp điển hóa, quy định rõ ràng về hành vi, mục đích của tội phạm và hình phạt tương ứng.

1.2.3. Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay

Từ khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất đến nay, tội khủng bố được quy định tương đối ổn định về mặt hành vi phạm tội và hình phạt (Điều 78 Bộ luật hình sự năm 1985 và Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999). Theo các quy định này, tội phạm khủng bố mang những đặc điểm cơ bản: tội khủng bố là một trong những tội xâm phạm an ninh quốc gia, theo đó dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này là phải có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân. Hành vi khách quan của tội khủng bố là nhằm xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc những hành vi khác uy hiếp tinh thần con người. Do vậy, những hành vi tuy xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người nhưng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì sẽ không bị coi là tội khủng bố và bị xử lý theo các tội danh tương ứng khác. Tuy nhiên, theo quy định của tội khủng bố trên thì đối tượng tác động chỉ là con người mà không phải là tài sản hoặc các vật khác. Quy định này xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm và đặc điểm xây dựng pháp luật hình sự của Việt Nam thời gian qua. Nước ta trải qua một thời kỳ dài liên tục đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, với quan hệ ngoại giao chưa được thực sự mở rộng như hiện nay nên sự tác động từ bên ngoài liên quan đến vấn đề khủng bố là không đáng kể.

Có thể nhận thấy rằng quy định về tội khủng bố theo pháp luật của Nhà nước ta khác với quy định về tội khủng bố trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội khủng bố được quy định tại chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Vì vậy, tội khủng bố phải có mục đích


chống chính quyền nhân dân. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống khủng bố cho thấy, vì cho rằng tội phạm khủng bố theo quy định của pháp luật Việt Nam là tội phạm chính trị, nên nhiều nước đã từ chối dẫn độ các đối tượng khủng bố theo yêu cầu của Việt Nam. Đây được coi là một vướng mắc pháp luật của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong trường hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố. Mặt khác, đối với những hành vi tài trợ khủng bố như cung cấp tiền, tài sản cho các cá nhân, tổ chức khủng bố nếu bị phát hiện thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm này được nếu không có đủ các dấu hiệu của đồng phạm.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống khủng bố, ngày 19/6/2009, tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 33/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. Theo đó sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân nếu người đó thực hiện hành vi khủng bố vì mục đích chống chính quyền nhân dân. Những trường hợp thực hiện hành vi khủng bố không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân mà nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì sẽ bị xử lý về tội khủng bố theo Điều 230a Bộ luật hình sự. Những trường hợp thực hiện hành vi tài trợ khủng bố nếu không thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm của một trong các tội “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 84) và “Tội khủng bố” (Điều 230a) thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu hình sự về tội tài trợ khủng bố quy định tại Điều 230b Bộ luật hình sự.

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành vi khủng bố của Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Nhà nước ta về tội phạm khủng bố. Trong Bộ luật hình sự của Việt Nam có ba điều quy định ba tội danh về khủng bố, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh phòng, chống khủng bố và thuận lợi trong hợp tác quốc tế phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.


Như vậy, các quy định về tội phạm khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam được hình thành từ sớm khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Cho đến nay, quy định về các tội khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam ngày càng mở rộng hơn về mặt hành vi và hình phạt, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố nói riêng và tội phạm nói chung của Đảng và Nhà nước ta.

1.3. Tham khảo pháp luật quốc tế về tội phạm khủng bố

Về quan niệm của cộng đồng quốc tế đối với tội phạm khủng bố, mặc dù hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chung nhận thức về tính chất nguy hiểm cũng như sự cần thiết hợp tác đấu tranh ngăn ngừa và trừng trị các hành vi khủng bố quốc tế, nhưng một vấn đề tồn tại lớn hiện nay là chưa đưa ra được một khái niệm chung như thế nào là tội phạm khủng bố. Điều này xuất phát từ sự khác nhau về quan niệm pháp lý, đặc điểm lịch sử, vị trí và sự ảnh hưởng của mỗi quốc gia trên thế giới và trong khu vực… và còn xuất phát từ chính tính chất nhạy cảm của vấn đề khủng bố liên quan đến các lợi ích quốc gia và dân tộc của mỗi nước khi đặt vấn đề khủng bố và chống khủng bố. Không loại trừ trường hợp, “chống khủng bố” đã trở thành một chiêu bài lợi dụng để đạt được các tham vọng chính trị cũng như những quyền lợi kinh tế và như thế chống khủng bố có thể trở thành cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia hoặc của khu vực [5]. Có thể tham khảo về tội phạm khủng bố trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể như sau:

- Công ước La Hay năm 1970 về trấn áp hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay quy định người trên tàu bay đang bay bị coi là thực hiện tội phạm nếu có một trong các hành vi:

+ Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bất kì hình thức đe dọa nào khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách bất hợp pháp hoặc có ý định thực hiện các hành vi nêu trên;


+ Đồng phạm với người thực hiện hoặc có ý định thực hiện một trong các hành vi nêu trên [42].

- Công ước đa phương năm 1971 về trấn áp hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng: Điều 1 Công ước quy định một người bị coi là thực hiện tội phạm nếu cố ý thực hiện một trong các hành vi trái pháp luật sau đây:

+ Hành vi bạo lực đối với người trên một tàu bay đang trong chuyến bay nếu hành vi đó chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bay đó; hoặc

+ Phá hủy tàu bay đang phục vụ hoặc làm hư hỏng tàu bay đó khiến nó không thể bay được hoặc chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho an toàn của tàu bay trong khi đang trong chuyến bay; hoặc

+ Đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tàu bay đang phục vụ, bằng bất kỳ thủ đoạn nào, thiết bị hoặc chất chắc chắn sẽ phá hủy tàu bay đó hoặc để làm hư hỏng tàu bay đó khiến nó không thể bay được hoặc làm hư hỏng tàu bay mà chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay; hoặc

+ Phá hủy hoặc làm hư hỏng thiết bị không lưu hoặc can thiệp vào hoạt động của các thiết bị đó, nếu hành vi chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay; hoặc

+ Chuyển thông tin mà người đó biết là không đúng sự thật và do đó gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay.

Cũng theo Công ước một người có ý định thực hiện hoặc là đồng phạm với những người thực hiện hoặc có ý định thực hiện các hành vi nêu trên cũng bị coi là tội phạm [43].

- Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 quy định tội phạm là một trong các trường hợp cố ý thực hiện các hành vi:


+ Giết người, bắt cóc hoặc tấn công vào thân thể hoặc sự tự do của người được hưởng sự bảo hộ quốc tế;

+ Tấn công vũ lực vào trụ sở làm việc, nhà riêng hoặc phương tiện giao thông của người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, có khả năng đe dọa tính mạng hoặc sự tự do của người đó;

+ Đe dọa thực hiện bất kỳ sự tấn công nào như nêu trên;

+ Có ý đồ thực hiện bất kỳ sự tấn công nào như nêu trên; và

+ Một hành động tham gia như một đồng phạm trong bất kỳ sự tấn công nào như nêu trên [44].

- Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988 quy định một người bị coi là phạm một tội nếu người đó cố ý thực hiện một cách bất hợp pháp một trong các hành vi sau đây:

+ Bắt giữ hoặc kiểm soát một tàu biển bằng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc các hình thức đe doạ khác; hoặc

+ Thực hiện hành vi bạo lực đối với người trên tàu biển nếu hành vi đó có khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của tàu biển đó; hoặc

+ Phá huỷ tàu biển hoặc làm hư hại tàu biển hoặc hàng hoá của tàu biển, dẫn đến khả năng làm nguy hại đến an toàn hành trình hàng hải của tàu biển đó; hoặc

+ Đặt hoặc chỉ đạo việc đặt trên tàu biển, dưới bất kỳ hình thức nào thiết bị hoặc chất có khả năng phá huỷ tàu biển đó hoặc gây thiệt hại cho tàu hoặc hàng hoá dẫn đến nguy hiểm hoặc có khả năng đe doạ an toàn hành trình của tàu biển đó; hoặc

+ Phá huỷ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến các thiết bị hành trình hàng hải hoặc can thiệp nghiêm trọng đến sự vận hành của các thiết bị đó, dẫn đến khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của tàu biển; hoặc


+ Trao đổi các thông tin người đó biết là giả, làm nguy hại đến an toàn hành trình hàng hải của tàu biển; hoặc

+ Làm bị thương hoặc giết bất kỳ người nào mà việc này liên quan đến việc thực hiện hoặc ý đồ thực hiện bất kỳ một tội phạm nào được nêu trên.

Đồng thời theo Công ước, một người cũng bị coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó có ý đồ thực hiện hoặc xúi giục một người thực hiện bất kỳ tội phạm nào được nói trên hoặc là đồng phạm với một người đã thực hiện một tội phạm như vậy; hoặc đe dọa, có điều kiện hoặc không có điều kiện, theo quy định của pháp luật quốc gia, với mục đích buộc một thể nhân hoặc pháp nhân làm hoặc không làm bất kỳ hành vi nào nêu trên, nếu sự đe doạ đó có khả năng gây nguy hiểm cho hành trình an toàn của tàu biển có liên quan.

- Nghị định thư năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế quy định một người bị coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó cố ý sử dụng một cách bất hợp pháp bất kì thiết bị, chất hoặc vũ khí nào để:

+ Thực hiện hành vi bạo lực chống lại người tại cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế gây ra hoặc có thể gây ra thiệt hại tính mạng hoặc thương tích nặng cho người đó; hoặc

+ Phá hủy hoặc làm hư hỏng nặng các phương tiện của cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế hoặc tàu bay chưa hoạt động đang ở cảng hàng không hoặc làm đình trệ các hoạt động phục vụ của cảng hàng không đó, nếu hành vi ấy gây ra hoặc có thể gây ran guy hiểm cho an toàn tại cảng hàng không [52].

- Nghị định thư năm 1988 về trừng trị hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn các công trình cố định trên thềm lục địa quy định một người bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó cố ý thực hiện một cách trái pháp luật một trong các hành vi sau đây:

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí