Hoàn Thiện Các Quy Định Tại Phần Chung Bộ Luật Hình Sự Liên Quan Đến Trách Nhiệm Hình Sự Của Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân


quốc tế về chiến tranh như hành vi ngược đãi tù binh, hàng binh, hành vi tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự. Chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân bao gồm quân nhân và những người không phải là quân nhân (như dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội) thực hiện. Nghiên cứu Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, chúng tôi thấy: Bộ luật hình sự của Liên Xô (trước đây), Liên bang Nga (hiện nay) đặt tên chương tội phạm này là “Các tội phạm quân sự”; Bộ luật hình sự Vương quốc Thuỵ Điển đặt tên chương tội phạm này là “Các tội phạm do thành viên các lực lượng vũ trang thực hiên”...

Việc đặt tên Chương XXIII Bộ luật hình sự Việt Nam “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” là không bao quát hết các hành vi khách quan được đề cập tại Chương này cũng như chủ thể của loại tội phạm này. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi đề nghị đổi tên Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự thành “Các tội xâm phạm hoạt động quân sự.”

Theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự, thì những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không chỉ là quân nhân mà còn là những người không phải là quân nhân. Việc quy định người không phải là quân nhân nhưng phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là phi lô gích về mặt ngôn ngữ. Mặt khác, nội dung Điều 315 Bộ luật hình sự mới trả lời được câu hỏi ai và khi nào thì phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân mà chưa trả lời được câu hỏi các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân là gì? Để khắc phục những hạn chế, bất cập này và đồng thời với việc đổi tên Chương XXIII Bộ luật hình sự,


chúng tôi đề nghị đổi tên Điều 315 “Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” Bộ luật hình sự thành “Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động quân sự.” Nội dung của Điều luật này phải trả lời được các câu hỏi: các tội xâm phạm hoạt động quân sự là gì? được quy định ở đâu? do ai thực hiện? có lỗi hay không? Khi tìm lời giải cho những câu hỏi này, chúng tôi thấy:

Ngoài việc phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, thì hàng năm dân quân, tự vệ còn được Chỉ huy các đơn vị quân sự địa phương (Ban chỉ huy quân sự huyện, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh) điều động đi học tập chính trị, huấn luyện quân sự tại các trường quân sự. Trong thời hạn đó, dân quân, tự vệ phải thực hiện đầy đủ các chế độ quy định như quân nhân nhưng chưa bị Điều 315 Bộ luật hình sự quy định là chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Hệ quả là những người này không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong thời gian được điều động vào phục vụ trong quân đội mặc dù theo quy định của Pháp lệnh dân quân, tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh dân quân, tự vệ thì họ được hưởng đầy đủ các chế độ của quân nhân tại ngũ [4, 14, 53, tr. 14].

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi đề nghị sửa đổi nội dung Điều 315 Bộ luật hình sự và xây dựng khái niệm các tội xâm phạm hoạt động quân sự như sau:

“Điều … Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động quân sự


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Các tội xâm phạm hoạt động quân sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, do quân nhân tại ngũ; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được điều động hoặc trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối


Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 21

thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu, có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm chế độ hoạt động trong quân đội.

Khái niệm các tội xâm phạm hoạt động quân sự nêu trên vừa thể hiện các dấu hiệu chung của khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự vừa thể hiện các dấu hiệu đặc thù và là cơ sở để quy định các tội xâm phạm hoạt động quân sự thành một nhóm tội phạm riêng, một phần trong thể thống nhất của Bộ luật hình sự Việt Nam.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định tại Phần chung Bộ luật hình sự liên quan đến trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi thấy cần nghiên cứu hoàn thiện các quy định tại Phần chung của Bộ luật hình sự về việc: loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi chấp hành quyết định, chỉ thị hoặc mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền; không khấu trừ thu nhập đối với hạ sỹ quan, binh sỹ khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ; loại bỏ những nội dung trùng nhau trong các quy định về biện pháp tư pháp. Cụ thể:

- Việc loại trừ tính chất tội phạm của một số hành vi cần được quy định thành một chương “Về những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi” trong Phần chung của Bộ luật hình sự. Trong đó có một điều luật quy định việc loại trừ tính chất tội phạm của hành vi chấp hành quyết định, chỉ thị hoặc mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền. Bởi lẽ, theo quy định của Điều lệnh quân đội, thì trong mọi trường hợp quân nhân phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên có thẩm quyền [2, tr. 14-15]. Vậy, khi mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trái luật; và


việc thực hiện mệnh lệnh đó gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân thì ai phải chịu trách nhiệm hình sự? Bộ luật hình sự nước ta chưa quy định “thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân” là tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi. Mặc dù nội dung này đã được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2003/ TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BTP- BQP ngày 11/8/2003 của Toà án

nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của Bộ luật hình sự năm 1999. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, trong các trường hợp nêu trên người thực hiện mệnh lệnh không phải chịu trách nhiệm hình sự mà người ra lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ:

Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật hình sự Liên bang Nga, thì:


“1. Không phải là tội phạm việc bắt buộc phải thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị mà đã gây thiệt hại cho các lợi ích được luật hình sự bảo vệ. Người ra lệnh hoặc chỉ thị trái pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự về việc gây thiệt hại đó.

2. Người đã thực hiện tội phạm do cố ý trong khi thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị biết rò là trái pháp luật, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định chung [35, tr. 62]”.

Còn theo quy định tại Điều 5 Chương 21 Bộ luật hình sự Thuỵ Điển, thì thành viên của lực lượng vũ trang không phải chịu hình phạt khi từ chối, chấp hành không nghiêm chỉnh hoặc trì hoãn một cách không đúng đắn việc chấp hành mệnh lệnh, nếu mệnh lệnh đó rò ràng là không liên quan đến nhiệm vụ của mình [98, tr. 74].


Chúng tôi cho rằng, trường hợp mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên trái luật thì người chấp hành mệnh lệnh không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không biết mệnh lệnh đó là trái pháp luật hoặc biết và có ý kiến phát hiện, đề đạt nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu phải chấp hành. Họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rò mệnh lệnh đó là trái luật mà vẫn chấp hành (không có ý kiến phát hiện, đề đạt).

Với lý do đó, chúng tôi đồng tình với GS. TSKH Lê Văn Cảm về nội dung điều luật cụ thể này là:

“Điều … Chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh


1. Hành vi tuy về mặt hình thức có những dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định tại Phần các tội phạm Bộ luật này nhưng được thực hiện do sự bắt buộc phải chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh, thì không phải là tội phạm.

2. Người gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự do bắt buộc phải chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này nếu chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh được ban hành trái pháp luật thì người ban hành nó phải chịu trách nhiệm hình sự về thiệt hại đã gây ra.

3. Người chấp hành mặc dù nhận thức được tính chất trái pháp luật rò ràng của chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh được ban hành, nhưng vẫn cố ý gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự để chấp hành nó, thì phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người ban hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh đó trên cơ sở chung.

4. Người không chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh trái pháp luật, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự [11, tr. 595-596]”.


- Hạ sỹ quan, binh sỹ là những người không hưởng lương mà chỉ hưởng phụ cấp tiêu vặt trong thời gian phục vụ trong quân đội. Khi bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, hạ sỹ quan, binh sỹ vẫn tiếp tục công tác tại các đơn vị quân đội. Nếu toà án quyết định khấu trừ thu nhập đối với họ, thì không bảo đảm cho họ có đủ điều kiện tối thiểu để tiếp tục phục vụ trong quân đội. Trong (Chương I của Luận án), chúng tôi cho rằng, không nên khấu trừ thu nhập đối với hạ sỹ quan, binh sỹ bị phạt cải tạo không giam giữ bị kết án về bất kể tội phạm nào (trong đó có các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân). Để có căn cứ không khấu trừ thu nhập đối với hạ sỹ quan, binh sỹ khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cần sửa đổi Điều 31 Bộ luật hình sự như sau:

“Điều... Cải tạo không giam giữ


1...


2...


3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rò lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với hạ sỹ quan, binh sỹ bị áp dụng hình phạt này.”

- Như đã trình bày, việc trả lại vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm không phải là hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nhưng về hình thức, thì “việc trả lại vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” vừa được quy định tại khoản 2 Điều 41 vừa được quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật hình sự. Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ áp dụng khoản 1 Điều


42 Bộ luật hình sự và điểm b khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự để trả lại vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Để khắc phục bất cập này, chúng tôi đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 41 Bộ luật hình sự theo hướng bỏ cụm từ “…mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp” và gộp nội dung khoản 2 và 3 Điều luật này làm một như sau:

“Điều 41. Tịch thu tài sản trực tiếp liên quan đến tội phạm


1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:


a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;


b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà

có;


c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.


2. Đối với vật, tiền của người khác, thì chỉ tịch thu, sung quỹ nhà nước

khi người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm.”

3.2.2. Tội phạm hoá, phi tội phạm hoá trong việc hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân

3.2.2.1. Bổ sung tội vắng mặt trái phép


Tội vắng mặt trái phép là hành vi tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác hoặc nơi điều trị, điều dưỡng hoặc không trở lại đơn vị, không đến đơn vị mới, nơi công tác, nơi điều trị, nơi điều dưỡng đúng thời hạn quy định. Trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam, tội vắng mặt trái phép đã từng được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 huỷ bỏ tội phạm này đã dẫn tới bất cập trong đấu tranh phòng chống hành vi vắng mặt


trái phép. Trong đó có việc kết án người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép về tội đào ngũ, không đúng với bản chất hành vi khách quan và mục đích của người thực hiện các hành vi bỏ hẳn đơn vị (như đã trình bày về cơ sở lý luận tại Tiểu mục 2.2.4 và về cơ sở thực tiễn tại Tiểu mục 3.1.2 của Luận án). Do vậy, chúng tôi cho rằng cần bổ sung tội vắng mặt trái phép vào Bộ luật hình sự. Và chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vắng mặt trái phép trong các trường hợp: vi phạm nhiều lần; đã bị xử phạt kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Tên tội danh và cấu thành cơ bản của tội vắng mặt trái phép như sau:

“Điều ... Tội vắng mặt trái phép


1. Người nào không được phép mà đi khỏi đơn vị hoặc không đến đơn vị đúng thời hạn quy định nhiều lần, đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt…”

3.2.2.2. Bổ sung tội tàn sát, chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của nhân dân trong khu vực có chiến sự

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gia nhập các Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 (bao gồm: Công ước về việc cải thiện số phận của những thương nhân và bệnh nhân của các lực lượng vũ trang trên chiến trường; Công ước về cải thiện số phận của những thương nhân, bệnh nhân và các người bị đắm tầu thuộc các lực lượng vũ trang trên mặt biển; Công ước về cách đối xử đối với tù binh; Công ước về việc bảo vệ các thường dân trong thời kỳ chiến tranh; và Nghị định thư (số I) bổ sung các Công ước nêu trên về bảo vệ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế). Theo quy định tại Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thì: “Trong trường hợp việc thực hiện điều ước quốc tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước Cộng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022