Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1985


ngày 23/8/1946 quy định) được các Toà án quân sự tuyên trong bản án là hành vi phạm tội thực tế. Ví dụ:

- Tội vì cẩu thả trong công vụ mà để xảy ra sự gì gây thiệt hại đến nhân dân hoặc bộ đội được các Toà án quân sự tuyên trong bản án là: tội gây hậu quả nghiêm trọng; tội cẩu thả; tội khinh xuất; cẩu thả công vụ; nghịch súng gây tai nạn [63].

- Tội đào ngũ được các Toà án quân sự tuyên trong bản án là: tội đào ngũ; tội đào ngũ mang theo vũ khí; tội bỏ đơn vị; tội giả mạo đảo ngũ; tội rủ nhau đào ngũ; tội đảo ngũ có tổ chức; đào ngũ vượt biên trốn ra nước ngoài [63].

Ngoài các hành vi phạm tội được quy định tại Sắc lệnh số 163 ngày 23/8/1946, các Toà án quân sự còn coi các hành vi vô kỷ luật, thoái thác nhiệm vụ, nằm ỳ, chây lười, sa đoạ, quân phiệt, vứt vũ khí, tự ý bỏ vị trí chỉ huy trong lúc hành quân, đánh đập chiến sỹ, dùng súng uy hiếp, không chấp hành nhiệm vụ canh gác giúp kẻ xấu trốn đi nước ngoài, bỏ nhiệm vụ vượt biên cung cấp bí mật quân sự cho địch vì mục đích tư lợi... là các hành vi phạm tội có tính cách nhà binh [63].

Các hình phạt được quy định có thể áp dụng đối với tội phạm có tính cách nhà binh là tù có thời hạn, khổ sai và tử hình. Chúng tôi cho rằng, khổ sai chỉ là biện pháp cải tạo người bị kết án phạt tù cho nên, việc Sắc lệnh số 163 ngày 23/8/1946 quy định khổ sai là hình phạt là chưa chính xác. Cảnh cáo tuy không được Sắc lệnh số 163 ngày 23/8/1946) quy định nhưng vẫn được các Toà án quân sự áp dụng với tư cách là hình phạt chính [79]. Mặt khác, theo quy định tại Sắc lệnh số 163 ngày 23/8/1946, thì chỉ có một loại hình phạt phụ áp dụng đối với những tội phạm có tính cách nhà binh là “tịch thu một phần hay tất cả tài sản của phạm nhân”; hình phạt này cũng chỉ có thể áp


dụng đối với tội thông với quân địch [58, tr. 522] nhưng các Toà án quân sự vẫn áp dụng “loại ngũ, tước một số quyền công dân” đối với người bị kết án về tội phạm có tính cách nhà binh (với tư cách là hình phạt phụ) [76].

2.1.2. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1985

Chương XI Phần các tội phạm Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 quy định “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” gồm: 01 điều luật quy định những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; và 26 điều quy định 28 tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. So với quy định tại Sắc lệnh 163 ngày 23/8/1946, thì quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có một số điểm mới sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Thứ nhất, Bộ luật hình sự năm 1985 giành một điều luật (Điều 249) quy định những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Nội dung điều luật này đã quy định rò ai và khi nào, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân;

- Thứ hai, Bộ luật hình sự năm 1985 đã tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho nền quốc phòng và sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam như: cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; làm nhục, hành hung đồng đội; khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh; vắng mặt trái phép; báo cáo sai; vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu; chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm; và ngược đãi tù binh, hàng bình.

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 11


- Thứ ba, Bộ luật hình sự năm 1985 đã phi tội phạm hoá một số hành vi mà trước đây bị Sắc luật số 163 ngày 23/8/1946 quy định là tội phạm có tính cách nhà binh như hành vi nghiện hút, bán quần áo;

- Thứ tư, Bộ luật hình sự năm 1985 đã chuyển: hành vi tuyên truyền chia rẽ bộ đội, phá hoại việc quốc phòng, thông đồng với quân địch, và hành vi bán súng đạn là những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia về Chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”; hành vi cờ bạc về Chương “Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính”;

- Thứ năm, mỗi tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân đều có một tên tội danh. Ngôn ngữ định tội của nhiều tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được thể hiện dưới dạng quy định mô tả “Người nào... (mô tả hành vi khách quan) thì bị phạt....”;

- Thứ sáu, trừ các Điều 261 và 275 quy định tội vắng mặt trái phép và tội ngược đãi tù hinh, hàng binh (là những điều luật chỉ có một khung hình phạt); còn lại hầu hết các điều luật của Chương “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” được chia thành nhiều khoản. Tương ứng với các khoản từ thấp đến cao là cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng của từng tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Việc chia các điều luật ra thành nhiều khoản và chia từng tội phạm thành cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng định khung hình phạt rất thuận lợi cho việc định tội danh và cá thể hoá trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án;

- Thứ bảy, Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hai nhóm hình phạt áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt khổ sai không còn được quy định là hình phạt chính đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.


Các hình phạt chính sau đây có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gồm: cải tạo ở đơn vị kỷ luật quân đội, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Trong đó, các hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật quân đội, tù chung thân là những hình phạt mới được quy định trong Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Như vậy, trong số các hình phạt chính được quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật hình sự năm 1985, có hai loại hình phạt (là phạt tiền và cải tạo không giam giữ) không được quy định tại các điều luật thuộc Chương “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”. Nhưng chúng tôi cho rằng, vẫn có thể được áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật hình sự, thì “Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà Điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn” [42, tr. 53-54]. Cho nên, khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì vẫn có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người phạm tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh (khoản 1 Điều 251), tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm (khoản 1 Điều 252), tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên (khoản 1 Điều 253), tội làm nhục, dùng nhục hình đối với cấp dưới (khoản 1 Điều 254), tội làm nhục, hành hung đồng đội (khoản 1 Điều 253)...

Hình hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là “tước danh hiệu quân nhân”. Theo quy định tại Điều 71, 276 Bộ luật hình sự và giải thích của cơ quan có thẩm quyền, thì “tước danh hiệu quân nhân có thể được áp dụng không phải chỉ đối với những trường hợp quân nhân phạm các tội thuộc Chương XI Phần các tội phạm trong Bộ luật hình sự mà còn đối với trường hợp quân nhân phạm các


tội khác thuộc các chương khác của Bộ luật hình sự, nếu là tội nghiêm trọng do cố ý [34].”

Tuy nhiên, quy định tại Chương XI Phần các tội phạm Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 về “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” vẫn còn một số hạn chế sau đây:

- Thứ nhất, khi liệt kê những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định “những người khác được quy định là lực lượng vũ trang” cũng phải chịu trách nhiệm về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Quy định như vậy là không chính xác, dẫn tới cách hiểu là Lực lượng công an nhân dân cũng là chủ thể của các tội phạm này. Bởi lẽ, Lực lượng công an nhân dân hoạt động theo quy định riêng và không giống với quân đội nhân dân; nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ Lực lượng công an nhân dân cũng không giống với nghĩa vụ và trách nhiệm của quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội.

Mặt khác, việc Bộ luật hình sự năm 1985 quy định dân quân, tự vệ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân “khi phối thuộc chiến đấu với quân đội” là bỏ lọt trường hợp dân quân, tự vệ thực hiện hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm “khi phối thuộc với quân đội trong phục vụ chiến đấu”. Bởi lẽ, không phải chỉ trong phối thuộc chiến đấu mà cả trong phối thuộc phục vụ chiến đấu, dân quân, tự vệ cũng phải chấp hành các quy định của điều lệnh quân đội và mệnh lệnh của người chỉ huy đơn vị mà mình phối thuộc phục vụ chiến đấu [53, tr. 1-3].


- Thứ hai, có tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chỉ nêu tên hành vi trùng với tên tội danh mà không mô tả hành vi khách quan, nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong nhận thức và áp dụng. Ví dụ: Tội chống mệnh lệnh được mô tả là “Người nào chống mệnh lệnh...thì bị phạt...” nên dẫn tới hai cách hiểu khác nhau về tội phạm này như sau: tội chống mệnh lệnh chỉ là hành vi công khai chống lại việc thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên; tội chống mệnh lệnh không chỉ là hành vi công khai chống lại việc thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên mà còn là hành vi cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên.

Có tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chỉ nêu tên hành hành vi trùng với tên tội danh trong khi có thể mô tả được hành vi phạm tội đó là hành vi nào. Ví dụ:

+ Tội bỏ vị trí chiến đấu được mô tả là “Người nào bỏ vị trí chiến đấu...thì bị phạt...” mặc dù có thể mô tả “…là hành vi rời bỏ vị trí chiến đấu mà người phạm tội đang có mặt hoặc hành vi không có mặt (không xuất hiện) ở vị trí chiến đấu khi không có lý do chính đáng”.

+ Tội đào ngũ được mô tả là “Người nào rời bỏ...thì bị phạt...” mặc dù có thể mô tả “…là hành vi rời bỏ đơn vị, nơi đang phục vụ nhằm trốn tránh nghĩa vụ phục vụ quân đội hoặc không có mặt tại nơi công tác hoặc đơn vị mới được chuyển đến” nhằm trốn tránh nghĩa vụ phục vụ quân đội.

- Thứ ba, quy định nhiều tội phạm với các tên tội danh khác nhau trong cùng một điều luật là không hợp lý. Ví dụ:

+ Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự và tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự là hai tội phạm có sự khác nhau căn bản về đối tượng tác động và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội


phạm nhưng hai tội phạm này lại được quy định tại một điều luật là “Điều

262. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự” là không hợp lý;

+ Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự và tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự cũng là hai tội phạm có sự khác nhau căn bản về đối tượng tác động và các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm nhưng hai tội phạm này lại được quy định tại một điều luật là “Điều 263. Tội vô ý là lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự” là không hợp lý.

-Thứ tư, tại Điều 269 Bộ luật hình sự mới chỉ tội phạm hoá hành vi huỷ hoại vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự. Cho nên, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi cố ý làm hư hỏng vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự mặc dù: vũ khí bị làm hư hỏng có thể là rất lớn; hoặc hành vi cố ý làm hư hỏng phương tiện kỹ thuật quân sự có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

- Thứ năm, quy định hai nhóm hành vi (cố ý bỏ thương binh, tử sỹ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng; và chiếm đoạt tài sản của thương binh, hoặc di vật, di sản của tử sỹ) trong một tội danh “Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu” là không chính xác. Bởi lẽ:

Về đối tượng tác động, thì tài sản của thương binh, tử sỹ không phải là đối tượng tác động của tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sỹ trong chiến đấu mà là đối tượng tác động của tội xâm phạm chế độ sở hữu. Về chủ thể, thì: chủ thể của hành vi cố ý bỏ thương binh, tử sỹ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng là những người có trách nhiệm trong việc vận chuyển thương binh, tử sỹ ra khỏi trận


địa hoặc chăm sóc, cứu chữa thương binh; còn chủ thể của hành vi chiếm đoạt tài sản, di sản hoặc di vật của tử sỹ rộng hơn (bao gồm tất cả những người được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự).

-Thứ sáu, việc Bộ luật hình sự quy định hình phạt bổ sung tước danh hiệu quân nhân và chỉ áp dụng đối với quân nhân phạm tội mà không áp dụng đối với những chủ thể khác của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là không bảo đảm công bằng giữa các chủ thể của các tội phạm này. Mặt khác, việc dành riêng một điều luật ở cuối chương để quy định về việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân sẽ làm cho Thẩm phán rất dễ quên không áp dụng hình phạt này đối với từng trường hợp cụ thể.

2.2. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

2.2.1. Các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng


Các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng bao gồm tội chống mệnh lệnh, tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh và tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; được quy định tại các Điều 316, 317 và 318 Bộ luật hình sự. So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, thì quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm quan hệ chỉ huy, phục tùng có một số điểm mới sau đây: Tội chống mệnh lệnh được chia thành bốn khung hình phạt để cá thể hoá trách nhiệm hình sự theo hướng công bằng hơn đối với từng trường hợp phạm tội khác nhau; các tình tiết “phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng khác”, “phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng” được bổ sung là những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022