Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội Trong Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới

đề TNHS đối với họ. Như vậy, để có căn cứ cho việc quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý, tương xứng với tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện, tạo điều kiện cho việc đạt được mục đích của hình phạt thì khi quyết định hình phạt, Tòa án phải cân nhắc nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội giúp Tòa án đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo, giáo dục người phạm tội và hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Ngoài ra, các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân còn có ý nghĩa xã hội đó là việc đảm bảo thực hiện công bằng xã hội và thực hiện chính sách “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng” của pháp luật hình sự Việt Nam.

1.3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự một số nước trên thế giới

1.3.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga

BLHS Liên bang Nga có hiệu lực từ ngày 01/3/1996 bao gồm 12 chương, 352 Điều. Điều 63 BLHS Liên bang Nga quy định các tình tiết tăng nặng hình phạt như sau:

1. Những tình tiết dưới đây là tình tiết tăng nặng:

a) Phạm tội nhiều lần, tái phạm;

b) Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng;

c) Phạm tội trong thành phần một nhóm người, một nhóm người có dự mưu, có tổ chức hoặc trong một tổ chức phạm tội;

d) Giữ vai trò đặc biệt tích cực trong việc thực hiện tội phạm; đ) Lôi kéo vào việc thực hiện tội phạm những người phạm tội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

biết rõ bị bệnh tâm thần hoặc đang trong tình trạng say, cũng như người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

e) Phạm tội vì căm thù dân tộc, chủng tộc; tôn giáo hoặc trả thù vì hành vi trái pháp luật của người khác; phạm tội một cách tàn bạo cũng như vì mục đích che giấu hoặc làm giảm nhẹ tội phạm khác;

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 6

g) Phạm tội đối với người thi hành công vụ hoặc thi hành nghĩa vụ xã hội cũng như đối với thân nhân của họ;

h) Phạm tội đối với phụ nữ mà biết rõ là đang có thai, trẻ em, người trong tình trạng không thể tự vệ được hoặc không người cứu giúp, người bị lệ thuộc vào người phạm tội;

i) Phạm tội một cách tàn ác, có tính chất làm nhục hoặc gây đau đớn cho người bị hại;

k) Phạm tội có sử dụng vũ khí, chất nổ hoặc cưỡng bức về thân thể hoặc tinh thần;

l) Phạm tội trong điều kiện của tình hình đặc biệt, thiên tai hoặc tai hoạ xã hội khác, cũng như trong lúc bạo loạn;

m) Phạm tội có lợi dụng tín nhiệm do vị trí công tác của người phạm tội hoặc do hợp đồng.

2. Nếu tình tiết tăng nặng được quy định tại điều luật thuộc phần riêng của Bộ luật này là dấu hiệu của một tội phạm, thì nó không được coi là tình tiết tăng nặng nữa khi quyết định hình phạt [40, Điều 63].

Như vậy có thể thấy BLHS Việt Nam và Bộ luật hình sự Liên bang Nga có rất nhiều nét tương đồng quy định về tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân người phạm tội như phạm tội nhiều lần, tái phạm; giữ vai trò đặc biệt tích cực trong việc thực hiện tội phạm; phạm tội một cách tàn ác, có tính chất làm nhục hoặc cố ý gây đau đớn cho người bị hại; phạm tội có lợi dụng tín nhiệm do vị trí công tác của người phạm tội hoặc do hợp đồng.

1.3.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản

Bộ luật Hình sự Nhật Bản hiện hành được sửa đổi bổ sung ngày 24/6/2011 gồm 40 chương, 264 Điều luật. Bộ luật Hình sự Nhật bản không quy định riêng Điều luật về tình tiết tăng nặng nhưng tại “Chương X: Phạm tội nhiều lần” có quy định về Tái phạm (Điều 56), Phạm tội nhiều lần trên 3 lần (Điều 59).

Điều 57 quy định “Khi tái phạm thì thời gian phạt tù dài gấp đôi mức phạt tù đối với tội đó”; Điều 59 quy định “Khi xử người phạm tội trên 3 lần thì sẽ xét xử theo quy định về tái phạm”.

Tại chương XIII: Phương pháp tăng nặng, giảm nhẹ, Điều 72 quy định:

Nếu cùng một lúc phải tăng nặng và giảm nhẹ hình phạt thì xét theo thứ tự dưới đây:

1. Tăng nặng hình phạt khi tái phạm. 2. ...

3. Tăng nặng hình phạt khi tổng hợp hình phạt đối với người phạm nhiều tội.

... [16, Điều 72].

Có thể thấy Bộ luật Hình sự Nhật Bản không có điều khoản riêng biệt quy định liệt kê các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc nhân thân người phạm tội nhưng có quy định chương riêng về phạm tội nhiều lần và phương pháp tăng nặng.

1.3.3. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Bộ luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào gồm 17 chương, 162 điều luật, trong đó quy định các tình tiết sau là tình tiết tăng nặng:

- Tái phạm;

- Phạm tội có tổ chức;

- Phạm tội do trục lợi: phạm tội đối với người chưa thành niên, người

già, người bị lệ thuộc về mặt vật chất hoặc người đang chịu sự giám hộ, quản lý của người phạm tội, thúc dục và lôi kéo người chưa thành niên tham gia vào hành vi phạm tội;

- Có những hành động tàn bạo đối với người bị hại, thực hiện tội phạm bằng những phương pháp nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng;

- Phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc do dùng chất ma túy.

Như vậy, so với Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật hình sự của các nước Liên Bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa DCND Lào có cùng quy định về tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân người phạm tội là Tái phạm, phạm tội nhiều lần. Cũng do đặc thù của mỗi quốc gia, các điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mà có những quy định về các tình tiết tăng nặng khác nhau. Ở Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi sướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang dần được định hình, từng bước phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế thị trường Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nó đã mang lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong mỗi giai đoạn, Bộ luật hình sự cũng đã được sửa đổi, điều chính phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới, góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển đúng hướng và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội. Trên cơ sở đó, các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự của Việt Nam cũng được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với đặc thù phát triển kinh tế- xã hội và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở Việt Nam.

Chương 2

QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THUỘC VỀ

NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI Ở HÀ GIANG


2.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

2.1.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự từ 1945 đến trước 1999

2.1.1.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự từ 1945 đến trước 1985

Ngay sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã đặc biệt quan tâm đến công tác pháp luật, trong đó có Luật Hình sự nhằm góp phần bảo vệ trật tự trị an xã hội, bảo vệ chính quyền nhân dân. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm làm cơ sở để truy tố, xét xử các loại tội phạm, trong đó có các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội như: Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng; Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (do Lệnh số 150/LCT ngày 23/10/1970 của Chủ tịch nước công bố); Bản tổng kết và hướng dẫn số 09-NCPL ngày 08/01/1968 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xét xử tội cờ bạc; Bản tổng kết ngày 10/8/1970 của TAND tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người; Chỉ thị số 1025 ngày 15/6/1960 của Tòa án nhân dân tối cao về đường lối xử lý tội giết người vì mê tín... [30, tr.108-110]. Nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự và các bản tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao trong giai đoạn này cho thấy hệ thống pháp luật

hình sự đã tương đối đầy đủ, các quy định về tình tiết tăng nặng tuy còn nằm ở nhiều văn bản khác nhau nhưng đều thể hiện tính có hệ thống và khoa học.

Những tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội bao gồm kẻ phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp, buôn gian bán lậu, đầu cơ trộm cắp; Kẻ phạm tội là phần tử xấu, tái phạm, phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều lần; người ngoan cố không chịu cải tạo... Các tình tiết tăng nặng được xác định là tăng nặng chung và tăng nặng định khung hình phạt. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này đã được quy định chặt chẽ, có hệ thống, phản ánh một cách toàn diện tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn đó; các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội cũng như tình tiết thuộc tính chất hành vi khách quan, mặt chủ quan của tội phạm được quy định hợp lý, chi tiết thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng hơn ở những khía cạnh khác nhau. Nhiều tình tiết Luật không quy định nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật Tòa án vẫn cân nhắc vận dụng quyết định hình phạt như thủ đoạn phạm tội táo bạo, bỉ ổi, phạm tội vì động cơ hưởng lạc chưa bị pháp luật xử lý nhưng nhân thân xấu. Việc quy định những tình tiết này là hết sức cần thiết để bảo đảm cá thể hóa trách nhiệm hình sự được triệt để hơn, bảo đảm công bằng và đạt được mục đích hình phạt.

2.1.1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Bộ luật hình sự 1985

Ngày 27/6/1985, Quốc hội khóa VII, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp. BLHS năm 1985 với ý nghĩa là nguồn duy nhất trong đó quy định tội phạm và hình phạt được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và trên cơ sở thực tiễn của tình hình tội phạm của thời kì đó. Đây là Bộ luật hình sự đầu tiên nhưng thực sự chỉ là kết quả của quá trình hệ thống hóa (có sửa đổi, bổ sung)

các văn bản pháp luật trước đó. Trong khoảng 14 năm tồn tại, BLHS 1985 đã được sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997, với những sửa đổi, bổ sung này Luật hình sự đã có sự phát triển đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện đổi mới. Tuy nhiên các tình tiết tăng nặng trong BLHS năm 1985 cũng không có sự thay đổi nhiều so với trước. Một số tình tiết tăng nặng TNHS nói chung đã được lược bỏ để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới và một số tình tiết mới được bổ sung.

Theo Khoản 1 Điều 39 BLHS năm 1985 thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc nhân thân người phạm tội bao gồm:

...

c) Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

h) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;

i) Sau khi phạm tội đã có những hành động sảo quyệt, hung hãn nhằm chốn tránh, che dấu tội phạm [26, Điều 39].

Những tình tiết tăng nặng trên, tùy theo tính chất đã được quy định là tình tiết tăng nặng định khung trong một số tội, như các tình tiết phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác... tại các điều 88, 130, 133, 134, 200... hoặc tình tiết tăng nặng TNHS chung.

Sau hơn 14 năm tồn tại, tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhưng Bộ luật hình sự năm 1985 vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế trong đó có qui định về các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội. Những hạn chế, bất cập này đã được khắc phục ở BLHS 1999 hướng tới việc đảm bảo những quy định của bộ luật hình sự phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội giai đoạn mới.

2.1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong Bộ luật hình sự 1999

2.1.2.1. Nội dung của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo qui định của BLHS 1999

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng được hoàn thiện trong Bộ luật hình sự năm 1999. Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 thì có bao gồm 14 (mười bốn) tình tiết, sắp xếp theo thứ tự từ điểm a đến điểm o trong khoản 1, có thể chia các tình tiết này theo ba nhóm: a) Nhóm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về mặt khách quan: là những tình tiết thuộc về các dấu hiệu bên ngoài của tội phạm (mặt khách quan của tội phạm), mà trong vụ án nếu có các tình tiết này, thì hành vi nguy hiểm cho xã hội trong mặt khách quan của tội phạm trở nên nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác mà không có những tình tiết này. Đó là: Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 48); Xâm phạm tài sản Nhà nước (điểm i khoản 1 Điều 48); Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (điểm k khoản 1 Điều 48); Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm l khoản 1 Điều 48)... b) Nhóm các tình tiết thuộc về mặt chủ quan: là những tình tiết phản ánh quá trình hoạt động, diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội (mặt chủ quan của tội phạm), đồng thời làm cho hành vi phạm tội cũng trở lên nguy hiểm hơn so với các trường hợp thông thường khác mà không có những tình tiết này. Tình tiết tăng nặng thuộc phương diện chủ quan gồm: Phạm tội vì động cơ đê hèn” (điểm đ khoản 1 Điều 48); Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 48). c) Nhóm các tình tiết tăng nặng thuộc về nhân thân người phạm tội: là những tình tiết phản ánh những đặc điểm, đặc tính xã hội khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm mà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022