Phạm Vi Hạn Chế (Không) Áp Dụng Hình Phạt Tử Hình Đối Với Một Số Tội Danh Trong Bộ Luật Hình Sự

Với quy định này chính là thể hiện tính nhân đạo khoan dung mang ý nghĩa giáo dục cao, có sự cảm thông sâu sắc của toàn xã hội.

Dưới góc độ nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy: người tàn tật về thể chất, chính là họ đang bị hạn chế về đặc điểm sinh học của cơ thể cho nên việc tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm cho xã hội không cao. Do vậy chúng ta chỉ cần áp dụng biện pháp cách ly đối với những người này ra khỏi cuộc sống xã hội và có sự giám sát chặt chẽ là đảm bảo được mục đích ngăn ngừa, giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội và giáo dục được người khác biết để tự ý thức tôn trọng pháp luật, biết nâng niu quý trọng những phẩm giá cao quý trong cuộc sống, không mắc sai phạm trong cuộc sống. Do đó pháp luật không nên quy định áp dụng hình phạt tử hình đối với đối tượng này là phù hợp đảm bảo tính khoan dung nhân đạo, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

4) Không nên áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội chưa đạt

Trong quá trình nghiên cứu chúng ta nhận thấy tại BLHS năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định:

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt [64, Điều 18].

Như vậy, xét dưới góc độ lý luận thì ở giai đoạn này người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi được mô tả về mặt khách quan của tội phạm (đối với cấu thành tội phạm hình thức), hoặc đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm theo luật định nhưng chưa xảy ra, hoặc hậu quả xảy ra không có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội (đối với tội phạm cấu thành vật chất). Do vậy, hành vi phạm tội chưa đạt chưa thể hiện đầy đủ bản chất nguy

hiểm cho xã hội của tội phạm định thực hiện. Nếu so với giai đoạn tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt có mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn cho nên mức độ trách nhiệm hình sự cũng cần nhẹ hơn. Trong khi đó tại khoản 3 điều 52 BLHS năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định: nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì mức mức hình phạt “không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Tuy nhiên, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, “thì chỉ có thể áp dụng hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Việc quy định này của BLHS là đương nhiên đã giới hạn việc áp dụng hình phạt tử hình dối với người phạm tội chưa đạt là “trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Nhưng không phải tất cả mọi người phạm tội ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành mà điều luật áp dụng quy định hình phạt tử hình thì họ đều bị kết án tử hình, mà họ chỉ bị áp dụng hình phạt tử hình phạt này “trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành là hai giai đoạn phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng nếu điều luật áp dụng có quy định hình phạt tử hình thì họ đều có thể phải chịu hình phạt này. Quy định này không đảm bảo sự công bằng và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự [72, tr. 162, 163].

Xét về mức độ nguy hiểm của các giai đoạn thực hiện tội phạm, thì chuẩn bị phạm tội ít nguy hiểm hơn so với với phạm tội chưa đạt và phạm tội chưa đạt ít nguy hiểm hơn so với với phạm tội hoàn thành. Do đó khi quy định hình phạt đối với từng giai đoạn phạm tội, nhà làm luật cần phải cân nhắc đến yếu tố này. Trong thực tế hiện nay việc quy định trong luật chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng, chẳng hạn đối với hình phạt tù có thời hạn, nhà làm luật quy định “người chuẩn bị phạm tội” phải chịu mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định; người phạm tội chưa đạt phải chịu mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù

mà điều luật quy định. Tuy nhiên, nếu điều luật được áp dụng quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình, BLHS quy định: người chuẩn bị phạm tội phải chịu mức hình phạt cao nhất không quá 20 năm tù, người phạm tội chưa đạt phải chịu hình phạt tư hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, quy định này là không phù hợp, chưa có sự phân hóa trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Từ những phân tích trên, theo quan điểm của tôi thì việc phân hóa trách nhiệm hình sự giữa người phạm tội chưa đạt với phạm tội hoàn thành thì mới đảm bảo được nguyên tắc công bằng, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Vì vậy khi điều luật đã quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình cho tội phạm hoàn thành mà người chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu mức hình phạt là 20 năm tù, thì cũng chỉ nên quy định người phạm tội chưa đạt phải chịu mức hình phạt là 30 năm tù hoặc tù chung thân. Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, cũng như nền kinh tế đang phát triển với nhiều khởi sắc tích cực trong giai đoạn hiện nay, nhận thức xã hội ngày một nâng cao, do đó theo quan điểm của tôi thì BLHS nên bổ sung quy định: “không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt” là hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung là giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới, phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW của bộ Chính trị “hạn chế áp dụng hình phạt tử hình”.

1.3.2. Phạm vi hạn chế (không) áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội danh trong Bộ luật hình sự

Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam - 7

1) Không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231 BLHS hiện hành):

Về mặt thực tế tội phạm này đã có sự chuyển đổi về khách thể xâm hại từ an ninh quốc gia sang trật tự, an toàn xã hội, đối tượng xâm hại của tội này là tài sản dưới dạng các công trình, phương tiện có tầm quan trọng về an ninh quốc gia nay thuộc nhiều sở hữu của các thành phần kinh tế khác nhau

(cần được bảo vệ như nhau) theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Do vậy, hình phạt tù chung thân đối với tội phạm này là đủ nghiêm khắc. Mặt khác, trong một số trường hợp nhất định, người thực hiện hành vi phá hủy công trình, phương tiện có tầm quan trọng về an ninh quốc gia có thể bị xử lý về các tội phạm tương ứng trong BLHS, ví dụ: tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 85); tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84) hoặc tội khủng bố (Điều 230a) là những tội có quy định hình phạt tử hình. Vì vậy nếu không xóa bỏ hình phạt đối với tội danh này thì đương nhiên dẫn dến quy định trồng chéo, không phù hợp với tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra, ảnh hưởng đến xu thế chung trên thế giới “tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình” .

2) Không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội gây chiến tranh xâm lược.

Đây là những tội phạm có tính chất quốc tế được qui tại Điều 341, 342, 343 chương XXIV BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, đây là những tội phạm mà tính “thực tiễn” không cao. Trên thực tế từ năm 1985 đến nay Tòa án Việt Nam chưa phải xét xử lần nào về những tội phạm qui định tại chương này. Ngoài những nguyên nhân chủ quan, tính “thực tiễn”của những tội phạm này còn phụ thuộc vào chủ quyền quốc gia của các quốc gia nơi có tội phạm xảy ra và các thiết chế tư pháp quốc tế liên quan. Vì vậy, các tội phạm được qui định tại Điều 341,342, 343 chương XXIV BLHS 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 chủ yếu mang tính chất chính trị- pháp lý nhiều hơn tính thực tiễn, trong khi đó với xu thế chung trong giai đoạn hiện nay là hội nhập, hợp tác cùng phát triển, hơn thế nữa theo xu hướng chung của các nước trên thế giới phần lớn đã bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm này. Chẳng hạn như Liên Bang Nga, một đất nước đa xác tộc, đa tôn

giáo nhưng hiện tại cũng chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội diệt chủng – một trong số 8 tội danh thuộc nhóm các tội phá hoại hòa bình và an ninh loài người. Chính vì vậy trong điều kiện chúng ta đang thực hiện chủ trương của Đảng về hạn chế áp dụng hình phạt tử hình thì chúng ta nên bỏ qui định về hình phạt tử hình đối với các tội phạm ở chương này là hoàn toàn phù hợp. Mặt khác, trong các văn kiện pháp lý quốc tế về những tội phạm này không qui định hình phạt tử hình áp dụng đối với người phạm tội nên chúng ta cũng cần có những qui định tương thích để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

3) Không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS hiện hành):

Xét dưới góc độ lý luận và thực tiễn thì bản chất của loại tội phạm này mục đích chính là tước đoạt quyền sở hữu tài sản của người khác bằng vũ lực hoặc bằng các hành động khác tấn công nạn nhân làm cho họ không thể chống cự được. Trong khi thực hiện hành vi cướp tài sản, người phạm tội có thể gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của nạn nhân. Tuy nhiên, mục đích của người phạm tội này là chiếm đoạt tài sản của người khác chứ không phải là xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Việc gây thương tích hoặc làm chết người khi thực hiện hành vi cướp không nằm trong ý định chủ quan của người phạm tội cướp; không phải mọi trường hợp phạm tội cướp tài sản đều gây chết người. Do vậy, việc áp dụng hình phạt tù chung thân đối với tội phạm này là đủ nghiêm khắc cũng tương tự như trường hợp cố ý gây thương tích dẫn đến chết nhiều người quy định tại khoản 4 Điều 104 của BLHS. Còn nếu chứng minh được người phạm tội còn có ý định tước đoạt sinh mạng của nạn nhân thì có thể xử lý về tội giết người mà hình phạt cao nhất là tử hình. Chính vì vậy việc xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình là phù hợp góp phần làm giảm bớt số lượng tội danh có quy định hình phạt tử hình trong BLHS.

4) Không áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế:

Khi thực hiện những tội phạm này về thực chất người phạm tội hướng tới mục đích thu được lợi ích về kinh tế bằng những thủ đoạn phạm tội khác nhau, trong đó có cả các thủ đoạn được qui định ở Tội tham ô, Tội nhận hối lộ thuộc nhóm tội phạm tham nhũng. Cơ sở để loại bỏ hình phạt tử hình tử hình đối với nhóm tội phạm này là do điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội giảm theo tỷ lệ nghịch ngược lại. Đặc biệt, khi kinh tế phát triển, xã hội ổn định, chúng ta sẽ có nhiều khả năng lựa chọn những biện pháp khác thay thế cho hình phạt tử hình mà vẫn đạt được mục đích của hình phạt. Đối với những người đáng ra phải áp dụng hình phạt tử hình theo qui định của pháp luật hiện hành thì ngoài hình phạt tù (chung thân hoặc có thời hạn) cần tăng cường qui định áp dụng hình phạt tiền, biện pháp tịch thu tài sản, tiền liên quan đến việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có. Thực tế cho thấy, đối với các tội phạm kinh tế, tham nhũng, việc tách người phạm tội ra khỏi môi trường phạm tội, xử tù nghiêm khắc, kết hợp với việc tịch thu tài sản và các biện pháp kinh tế, hành chính khác đã đủ trấn áp tội phạm mà không cần phải loại bỏ họ ra khỏi đời sống xã hội. Để cho những loại hình phạt, những biện pháp nêu trên có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả nên xem xét việc qui định pháp nhân là chủ thể của tội phạm đối với các tội phạm có tính chất kinh tế trong luật hình sự. Ngoài ra, cũng cần qui định theo hướng chặt chẽ hơn điều kiện giảm án đối với những người đáng ra phải áp dụng hình tử hình theo qui định của pháp luật hiện hành khi loại hình phạt này được bãi bỏ. Làm được điều này càng chứng tỏ sự ưu việt của chế độ ta trong việc quản lý, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Theo lập luận này thì những tội phạm sau đây sẽ loại bỏ hình phạt tử hình: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

5) Không nên áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm ma túy:

Thực tiễn cho thấy, những năm qua đa phần án tử hình được tòa án áp dụng đối với người thực hiện các tội phạm về ma túy nhưng loại tội phạm này không giảm mà lại có chiều hướng gia tăng, có tính chất phức tạp. Rõ ràng là sự nghiêm khắc của hình phạt không những không làm giảm tình hình tội phạm ma túy mà ngược lại tội phạm lại gia tăng. Vấn đề không phải là duy trì hình phạt tử hình mà bản chất phải là tiến hành đồng bộ các giải pháp kinh tế, xã hội, pháp lý trong đó đặc biệt lưu ý đến biện pháp giáo dục và quản lý xã hội, quản lý con người trong công tác phòng ngừa loại tội phạm này. Ngoài ra, cũng cần phải thấy rằng người phạm tội về ma túy chịu ảnh hưởng rất lớn của sự tác động của xã hội, của quá trình quản lý cũng như các chính sách của nhà nước nên xã hội, nhà nước cũng có phần trách nhiệm đối với việc phạm tội của họ. Vì vậy, không nên duy trì hình phạt tử hình đối với hai tội phạm về ma túy được qui định trong BLHS hiện hành, đó là: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193 BLHS 1999); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 BLHS 1999).

6) không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về một số tội phạm, nhưng sau khi bị kết án đã khắc phục về cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc lập công lớn.

Việc quy định không thi hành hình phạt tử hình trong những trường hợp này là hoàn toàn phù hợp, đảm bảo hướng mở lượng khoan hồng vừa thể hiện tính nhân đạo đối với người lập công chuộc tội, xây dựng ý thức phòng chống tội phạm trong toàn xã hội nói chung và của người phạm tội nói riêng. Việc quy định này cũng đồng nghĩa với việc giảm, tiến tới xóa bỏ án án tử hình phù hợp với xu thế chung của thế giới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương

lai. Trong thực tế có những vụ án khi hoãn thi hành án tử hình, người phạm tội suy ngẫm lại và khai báo đồng bọn để tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra bổ sung để làm rõ, hoặc người phạm tội xin được có trách nhiệm hoàn trả vật chất chiếm đoạt được mà họ đang gửi giữ tại nước ngoài... Trong trường hợp này có thể coi đó là lập công lớn hoặc khắc phục hậu quả mà trước đó họ chưa đủ tỉnh táo để khai báo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Như vậy có thể nói nếu quy định “không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về một số tội phạm, nhưng sau khi bị kết án đã khắc phục về cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc lập công lớn.” góp phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết 49 về giảm hình phạt tử hình; nhằm tạo cho người bị kết án tử hình cơ hội cuối cùng để được sống nhưng phải có sự nỗ lực, tích cực bằng những hành động cụ thể để khắc phục cơ bản hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, hợp tác tích cực trong việc phát hiện, khám phá tội phạm hoặc có sự lập công lớn. Người được áp dụng quy định này vẫn phải chịu án tù chung thân. Bên cạnh đó, quy định này không chỉ cho phép người bị kết án có cơ hội giữ lại mạng sống mà còn giúp các cơ quan chức năng (cơ quan thi hành án dân sự) thu hồi lại được các tài sản bị chiếm đoạt, bị thất thoát, lãng phí, góp phần giảm lượng án tồn đọng trong lĩnh vực thi hành án dân sự, góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm đối với tội phạm tham nhũng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí