Khái Niệm Khủng Bố Trong Pháp Luật Một Số Quốc Gia


bất hợp pháp tàu bay; Công ước Montreal năm 1971 về việc trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng; Công ước New York năm 1973 về việc ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao. Thời gian kí kết Công ước châu Âu năm 1977 thì Công ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 hay Công ước trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997... chưa ra đời, tuy nhiên các tội phạm nghiêm trọng liên quan đến bắt cóc, giam giữ trái phép, tội phạm nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng bom, lựu đạn, rocket, súng tự động, bom thư... đã được liệt kê trong Công ước. Tiếp đó, vào tháng 11/2007 tại Cebu, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã ký Công ước chung về chống khủng bố (ASEAN Convention on Counter Terrorism). Điều 2 Công ước này quy định về "Những hành vi phạm tội khủng bố” đã ghi nhận các hành vi theo 13 công ước đa phương về đấu tranh chống khủng bố trong khuôn khổ Liên hợp quốc: "Đối với các mục đích của Công ước này, tội phạm có nghĩa là bất kì hành vi phạm tội trong phạm vi được liệt kê như sau:

- Công ước La Haye năm 1970 về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay;

- Công ước Montreal năm 1971 về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng;

- Công ước New York năm 1973 về ngăn chặn và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao;

- Công ước New York năm 1979 về chống bắt cóc con tin;

- Công ước Viên năm 1979 về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân;

- Nghị định thư Montreal năm 1988 về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại cảng hàng không dân dụng quốc tế;

- Công ước Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải;


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Nghị định thư Rome năm 1988 về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại những công trình cố định trên thềm lục địa;

- Công ước New York năm 1997 về trừng trị khủng bố bằng bom;

Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 3

- Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ cho khủng bố;

- Công ước Viên năm 2005 (sửa đổi Công ước Viên năm 1980) về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân;

- Công ước New York năm 2005 về ngăn ngừa các hành vi khủng bố bằng hạt nhân;

- Nghị định thư năm 2005 bổ sung Công ước về ngăn chặn các hành vi phi pháp chống lại an toàn hàng hải;

- Nghị định thư năm 2005 bổ sung Nghị định thư về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại những công trình trên thềm lục địa ký tại London ngày 14/10/2005 [21].

Mặc dù một số văn bản quốc tế nêu trên không định nghĩa khủng bố một cách trực tiếp nhưng nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta vẫn có thể xác định được nội hàm của khái niệm khủng bố trong nhiều văn bản quốc tế khác nhau.

Theo Quyết định của Hội đồng chung của EU ngày 13/6/2002 về việc chống chủ nghĩa khủng bố định nghĩa các tội khủng bố “với bản chất hoặc tuỳ bối cảnh, có thể gây nguy hại nghiêm trọng đối với một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế và tội đã phạm có mục đích: đe doạ nghiêm trọng người dân hoặc ép buộc chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế thực hiện hoặc rút bỏ việc thực hiện một hành động hoặc làm mất ổn định nghiêm trọng hoặc huỷ hoại cơ cấu xã hội, kinh tế, thể chế và chính trị căn bản của một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế”.


Theo Công ước của Hội nghị các quốc gia Hồi giáo (Công ước OIC) thì “Khủng bố là bất kỳ hành động bạo lực nào, hay sự đe doạ sử dụng bạo lực được tiến hành kế hoạch phạm tội bởi một cá nhân hay một tập thể nhằm khủng bố người dân hay đe doạ làm hại họ, hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng, danh dự của người dân, đến tài sản của cá nhân hay tập thể”.

Theo Công ước về đấu tranh chống khủng bố của tổ chức các quốc gia châu Mỹ thì khủng bố có thể là các dạng tội phạm điển hình như giết người, đốt cháy hoặc thiêu huỷ và sử dụng chất nổ hoặc thuốc nổ, nhưng khác với các hành vi hình sự là khủng bố cố ý mang đến sự hoảng sợ, phá hoại và những tên khủng bố thường nằm trong một tổ chức với mục đích phá kỉ cương xã hội, làm tê liệt sức phản kháng của xã hội, làm tăng thêm sự đau đớn cho xã hội [16].

Các cơ quan hữu quan của Liên hợp quốc nhận định:

Hoạt động khủng bố là hoạt động huỷ hoại nhân quyền, quyền dân chủ và tự do cá nhân, uy hiếp sự an toàn và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, tạo sức ép lên quốc gia, phá vỡ văn minh xã hội, là hành vi phạm tội với việc gây hậu quả bất lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tuyên ngôn về vấn đề chủ nghĩa khủng bố của Liên hợp quốc nêu rõ: "Tất cả các hình thức của chủ nghĩa khủng bố, dù xảy ra ở nơi nào, ai là kẻ chủ mưu, và hành vi phạm tội ra sao, cũng không thể thanh minh, cho nên thông qua các điều của Hiệp ước quốc tế, cần tăng thêm mức độ xử phạt".

Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, cộng đồng quốc tế vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chung hoàn chỉnh về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Song, những hành vi được ghi nhận này đã ít nhiều phản ánh được bản chất của hiện tượng khủng bố. Chúng ta có thể nhận biết hành


động khủng bố dựa trên một số dấu hiệu như: dấu hiệu về động cơ chính trị của hành vi bạo lực; dấu hiệu về mục đích của hành vi bạo lực, các yếu tố chủ thể, khách thể của hoạt động khủng bố…

1.1.1.2. Khái niệm khủng bố trong pháp luật một số quốc gia

Khủng bố từ lâu đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến nền hòa bình, an ninh thế giới. Trong các đạo luật của mình, các quốc gia đã thể hiện rõ nét việc hình sự hóa hành vi khủng bố thông qua các điều khoản cụ thể. Để ngăn chặn hoạt động khủng bố, trừng trị hành vi xâm hại tới hoà bình, an ninh, các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong việc đưa ra khái niệm khủng bố. Có thể kể đến một số khái niệm pháp lý về khủng bố của một số quốc gia như:

a) Liên bang Nga

Khái niệm về khủng bố theo Luật của Liên bang Nga về chống khủng bố (ngày 25 tháng 7 năm 1998 số 130 - FZ) được hiểu như sau: “Chủ nghĩa khủng bố là việc sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực đối với cá nhân hoặc tổ chức, cũng như hủy hoại (làm tổn hại) hoặc đe dọa hủy hoại (làm tổn hại) tài sản và các mục tiêu vật chất khác, tạo ra mối nguy hiểm chết người, gây thiệt hại tài sản đáng kể hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác đối với xã hội, được thực hiện nhằm gây rối loại an toàn xã hội, làm cho dân chúng khiếp sợ, hoặc tác động đối với việc thông qua các quyết định của các cơ quan chính quyền có lợi cho bọn khủng bố, hoặc đáp ứng những lợi ích tài sản phi pháp hoặc những lợi ích khác; xâm hại đến cuộc sống của nhà hoạt động quốc gia hoặc xã hội, được tiến hành nhằm mục đích chấm dứt hoạt động quốc gia hoặc hoạt động chính trị của người đó hoặc trả thù do hoạt động đó; tấn công vào đại diện nước ngoài hoặc cán bộ của tổ chức quốc tế được bảo vệ quốc tế, cũng như tấn công vào cá trụ sở làm việc hoặc phương tiện giao thông của những người được bảo vệ quốc tế, nếu như hành vi đó được tiến hành nhằm khiêu khích chiến tranh hoặc làm phức tạp quan hệ quốc


tế”; và “Hành động khủng bố là việc tiến hành trực tiếp hành động tội phạm mang tính chất khủng bố dưới hình thức gây nổ, thiêu hủy, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các thiết bị gây nổ hạt nhân, các chất tác động mạnh, độc tố; hủy diệt, gây tổn hại hoặc chiếm giữ các phương tiện giao thông hoặc các mục tiêu khác; xâm hại đến cuộc sống của nhà hoạt động quốc gia hoặc xã hội, đại diện của các nhóm dân cư, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và các nhóm dân cư khác; bắt giữ con tin, bắt cóc người; gây ra mối nguy hiểm, nguy hại đến cuộc sống, sức khỏe hoặc tài sản của nhóm người không xác định bằng cách tạo ra những điều kiện gây ra tai nạn và thảm họa mang tính chất biến thể hoặc đe dọa thực sự tạo ra mối nguy hiểm đó; phổ biến mối đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào và bất cứ phương tiện nào; các hành động khác gây ra mối nguy hiểm chết người, gây ra thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc khởi đầu những hậu quả nguy hiểm khác về mặt xã hội” [38].

b) Vương quốc Anh

Luật khủng bố năm 2000 của Liên hiệp Vương quốc Anh có định nghĩa: khủng bố là việc sử dụng hoặc đe dọa hành động mà trong đó: (a) hành động nằm trong phạm vi (2), (b) sử dụng hoặc đe dọa để gây ảnh hưởng tới Chính phủ hoặc đe dọa dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng, (c) việc sử dụng hoặc đe dọa được làm với mục đích đưa ra, thúc đẩy một mục tiêu chính trị, tôn giáo hoặc tư tưởng.

(2) Hành động thuộc phạm vi này nếu như: (a) liên quan đến sử dụng bạo lực chống lại một người, (b) liên quan đến sự hủy hoại nghiêm trọng về tài sản, (c) gây nguy hiểm tới cuộc sống của một người, trừ người hành động nó, (d) tạo ra sự nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe và sự an toàn của dân chúng hoặc một bộ phận dân chúng.

Theo quan niệm về khủng bố trong Đạo luật chống khủng bố năm 2000 của Vương quốc Anh, việc sử dụng vũ khí hoặc chất nổ cũng được coi là khủng bố dù có hay không có mục đích chính trị hay xã hội.


c) Hoa Kỳ:

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra quan điểm về khủng bố như sau: "Khủng bố là việc sử dụng hoặc đe doạ sử dụng bạo lực một cách có tính toán nhằm tạo ra nỗi khiếp sợ, với ý đồ ép buộc hoặc đe doạ các chính phủ hoặc (các cộng đồng) xã hội, trong việc theo đuổi những mục tiêu mà thường là về chính trị, tôn giáo hoặc tư tưởng".

Điều 18 Bộ luật hình sự Hoa Kỳ quy định: "Khủng bố quốc tế - Những hoạt động liên quan đến các hành động bạo lực hoặc nguy hiểm với đời sống con người, mà vi phạm pháp luật hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hoặc của bất kỳ bang nào thuộc Hợp chủng quốc, hoặc sẽ vi phạm Luật hình sự nếu hành động đó được thực hiện trong phạm vi nước Mỹ hoặc bất kỳ bang nào; được thực hiện nhằm mục đích đe doạ hoặc cưỡng ép, khống chế một cộng đồng dân cư; hoặc nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách của một chính phủ bằng sự cưỡng bức đe doạ; hoặc nhằm tác động đến sự điều hành của một chính phủ thông qua việc sát hại hoặc bắt cóc; và xảy ra chủ yếu bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ kiểm soát, hoặc ở những vùng biên giới liên quốc gia, theo những cách thức mà đã được hoàn tất, những người này có ý đồ đe doạ hoặc cưỡng ép chính phủ, hoặc khu vực ở đó những kẻ phạm tội hoạt động hoặc tìm cách xin tị nạn".

Như vậy, Hoa Kỳ đã xác định hoạt động khủng bố theo những dấu hiệu: Hành vi (hành động bạo lực hoặc nguy hiểm với đời sống con người); dấu hiệu mục đích (nhằm đe doạ hoặc cưỡng ép, khống chế một cộng đồng dân cư; hoặc nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách của một chính phủ bằng sự cưỡng bức đe doạ; hoặc nhằm tác động đến sự điều hành của một chính phủ thông qua việc sát hại hoặc bắt cóc).

d) Ốt-xtrây-li-a

Theo quy định của Luật chống khủng bố của Ốt-xtrây-li-a thì hành vi khủng bố là hành động hoặc lời đe doạ sẽ có hành động nhằm mục đích ép


buộc hoặc gây áp lực với công chúng hoặc bất cứ Chính phủ nào để giành thắng lợi cho một sự nghiệp chính trị, tôn giáo hoặc ý thức hệ. Hành vi này gây ra:

+ Sự chết, xâm hại trầm trọng hoặc gây nguy hiểm cho một người;

+ Thiệt hại tài sản nghiêm trọng;

+ Nguy cơ nghiêm trọng cho sức khoẻ hoặc sự an toàn của công chúng, hoặc gây trở ngại nghiêm trọng, làm gián đoạn hoặc phá huỷ cơ sở hạ tầng then chốt chẳng hạn như mạng viễn thông hoặc mạng điện lực.

Tội có hành vi khủng bố có nghĩa là thực hiện những điều trái phép sau đây:

+ Có hành vi khủng bố;

+ Trù tính hoặc chuẩn bị để thực hiện hành vi khủng bố;

+ Tài trợ nạn khủng bố hoặc kẻ khủng bố;

+ Huấn luyện hoặc được huấn luyện liên quan đến những hành vi khủng bố;

+ Sở hữu những đồ vật liên quan đến những hành vi khủng bố, hay

+ Thu thập hoặc lập các giấy tờ mà nhiều phần là để tạo điều kiện thuận tiện cho những hành vi khủng bố.

Những quy định của Ốt-xtrây-li-a về khủng bố được cho là khá rõ ràng. Ốt-xtrây-li-a xác định khủng bố theo các dấu hiệu: hành vi (hành động hoặc lời đe doạ sẽ có hành động); dấu hiệu mục đích (nhằm mục đích ép buộc hoặc gây áp lực với công chúng hoặc bất cứ Chính phủ nào để giành thắng lợi cho một sự nghiệp chính trị, tôn giáo hoặc ý thức hệ); dấu hiệu hậu quả của hành vi.

e) Cộng hòa Pháp

Bộ luật hình sự Cộng hoà Pháp quy định khủng bố bao gồm các hành vi do cá nhân hoặc tập thể thực hiện nhằm mục đích làm rối loạn nghiêm trọng trật tự công cộng thông qua những hành vi đe doạ hoặc gieo rắc nỗi


khiếp sợ trong nhân dân. Đó là các vi phạm như: “Xâm phạm an toàn cá nhân, bắt cóc, chiếm đoạt tài sản cũng như làm đổi hướng các thiết bị tàu bay, tàu thuỷ hay bất cứ phương tiện giao thông nào; các vụ trộm, cưỡng đoạt máy móc, phá huỷ, huỷ hoại và làm hư hỏng cũng như các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tin học; việc sản xuất, tàng trữ các dụng cụ, máy móc, thiết bị giết người hoặc chất nổ được xác định tại Điều 3 Bộ luật hình sự Cộng hoà Pháp”.

Theo Bộ luật hình sự Cộng hoà Pháp, khủng bố được xác định trên cơ sở những dấu hiệu về: chủ thể (cá nhân hoặc tập thể); dấu hiệu hành vi (đe doạ hoặc gieo rắc nỗi khiếp sợ trong nhân dân); dấu hiệu mục đích (làm rối loạn nghiêm trọng trật tự công cộng). Bên cạnh đó, Pháp cũng đã liệt kê các hành vi mang tính chất khủng bố. Cách quy định này có ưu điểm là rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng để trừng trị các hành vi khủng bố tuy nhiên quy định theo phương thức liệt kê sẽ dẫn tới việc liệt kê không đầy đủ.

Qua tìm hiểu về các quy định pháp luật của một số quốc gia về khủng bố nêu trên, có thể thấy rằng, mỗi quốc gia có phương thức quy định khác nhau, quy định cụ thể mang tính liệt kê hoặc quy định chung mang tính định hướng. Bên cạnh đó, các quốc gia đều đưa ra quy định xác định một số dấu hiệu cơ bản nhận biết hoạt động khủng bố. Tuy nhiên, những dấu hiệu này theo pháp luật của các nước khác nhau cũng có sự khác biệt nhất định.

1.1.1.3. Khái niệm khủng bố trong pháp luật Việt Nam

+ Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam (do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2000) đưa ra định nghĩa về “khủng bố” và “khủng bố quốc tế” như sau: “Khủng bố là hành động dùng bạo lực của cá nhân, của một tổ chức, một nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương, khiến họ vì khiếp sợ mà phải chịu khuất phục. Các hình thức khủng bố thường là bắt cóc, ám sát, đánh bom... Khủng bố được

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí