cho họ tái hòa nhập cộng đồng. Vì vậy, BLHS phải được tiếp tục hoàn thiện để góp phần tạo ra một khung pháp lý đủ mạnh nhằm bảo vệ một môi trường sống an lành cho người dân; bảo vệ tốt hơn các quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; động viên khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân yên tâm tham đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát triển kinh tế, sáng tạo khoa học.
- BLHS hiện hành chưa cập nhật được đầy đủ, kịp thời các hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, nguy hiểm cao cho xã hội để có biện pháp xử lý hình sự thích đáng. Điển hình có thể kể tới các hành vi lạm dụng lao động trẻ em; chiếm đoạt, mua bán trái phép mô tạng, các bộ phận cơ thể người; vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ; lợi dụng bán hàng đa cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản; các vi phạm trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, môi trường, công nghệ cao, v.v… Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm
3.2. Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội
Bộ luật hình sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 thay thế cho BLHS 1999 về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đối với các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội nói riêng chỉ có sửa đổi nhỏ mang tính kỹ thuật thay thuật ngữ “phạm tội nhiều lần” của BLHS 1999 bằng thuật ngữ “phạm tội từ hai lần trở lên” tại Điều 52, khoản 1, Điểm g BLHS 2015. Chúng tôi cho rằng các tình tiết tăng nặng TNHS nói chung và
các tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội nói riêng đã được đúc kết thông qua công tác xét xử lâu dài, từ năm 1945 đến nay nếu có tính ổn định cao do đó cũng không xuất hiện tình tiết mới nào thuộc về nhân thân người phạm tội là tăng mức độ nguy hiểm của tội phạm. Vì vậy, việc không bổ sung tình tiết mới thuộc về nhân thân người phạm tội làm tăng nặng TNHS của người phạm tội là hợp lý. Việc thay đổi thuật ngữ như đã nêu trên với ý nghĩa làm rõ hơn của tình tiết phạm tội nhiều lần là hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Tòa án nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể mang tính chất giải thích luật để các Tòa án dễ áp dụng đồng thời bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong xét xử các tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam.
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội
3.2.2.1. Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán
Thẩm phán là nhân vật trung tâm, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Tòa án - công tác xét xử. Chất lượng đội ngũ Thẩm phán là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án và thực trạng quyết định hình phạt trong trường hợp có áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, nhất là áp dụng các tình tiết TNTNHS thuộc về nhân thân người phạm tội. Để nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt trong trường hợp áp dụng tình tiết TNTNHS, trước hết chúng ta phải quan tâm đến đội ngũ Thẩm phán và chất lượng hoạt động của họ. Nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán được xem là nhiệm vụ then chốt, có vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động xét xử nói chung và hoạt động quyết định hình phạt nói riêng. Để nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán nói chung đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, cần quán triệt một số quan điểm sau:
- Nâng cao chất lượng Thẩm phán trên cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, lấy hoạt động xét xử làm trọng tâm
Có thể bạn quan tâm!
- Những Qui Định Áp Dụng Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Khi Quyết Định Hình Phạt
- Kết Quả Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự Sơ Thẩm Và Số Bị Cáo Áp Dụng Tình Tiết Tăng Nặng Tnhs Của Tand Hai Cấp Tỉnh Hà Giang
- Nguyên Nhân Hạn Chế Của Tình Hình Áp Dụng Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội Ở Hà Giang
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 12
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Cải cách Tòa án, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Trong đó, để tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, mang tính đột phá trong công cuộc cải cách tư pháp thì vấn đề cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán. Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02 tháng 6 năm 2005 nhấn mạnh: "Trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân". Tiếp đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X lại tiếp tục khẳng định: "Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm;…".
Đồng thời, Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo hướng:
Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc thành lập tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành [5, tr.5].
Nghị quyết cũng xác định rõ nhiệm vụ của cải cách tư pháp trong hoạt động tố tụng là tăng quyền hạn, trách nhiệm cho Thẩm phán để họ thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình...
Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán phải gắn liền
với việc thực hiện nhiệm vụ cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân kể trên.
- Nâng cao chất lượng Thẩm phán nhằm bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người và bảo vệ pháp chế XHCN
Một trong những yêu cầu của cải cách tư pháp là "các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm". Trong hoạt động xét xử, muốn bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người và bảo vệ pháp chế XHCN, Thẩm phán phải độc lập. Để thực sự độc lập trong hoạt động xét xử, Thẩm phán Tòa án phải có đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
- Nâng cao chất lượng Thẩm phán trên cơ sở nâng cao tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất, chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ Thẩm phán
Nội dung rất quan trọng của cải cách bộ máy nhà nước nói chung, cải cách bộ máy các cơ quan tư pháp nói riêng, đó chính là vấn đề con người. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, xét cho cùng, được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp.
Xuất phát từ địa vị pháp lý và yêu cầu đối với hoạt động của Thẩm phán như vậy, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới đó là "Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp…" [3. tr.3]. Nghị quyết 49-NQ/TW cũng đề ra một trong bốn phương hướng lớn để cải cách nền tư pháp nước ta đó là:
Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có
chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn và trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh… [5, tr.3].
Trong hệ thống các chức danh tư pháp, Thẩm phán là nhân vật trung tâm, giữ vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả, chất lượng bản án nói chung. Vì vậy, chúng ta phải đặc biệt quan tâm, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán trên cơ sở về đạo đức, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của Thẩm phán.
- Nâng cao chất lượng Thẩm phán phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ chính trị, một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách tư pháp là: "Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp" với nội dung:
Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ...; tăng cường công tác xây dựng Đảng, giáo dục, quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên; chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong các cơ quan tư pháp. Phân công đồng chí cấp ủy viên có trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh bổ nhiệm làm Viện trưởng viện kiểm sát và Chánh án Tòa án các cấp [5, tr.8].
Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp là toàn diện và tuyệt đối trên cả ba phương diện tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Trong đó, một nguyên tắc có ý nghĩa sống còn là Đảng phải thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ. Theo quy định hiện hành thì Tòa án nhân dân các cấp chịu sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp. Việc bổ nhiệm, đề bạt chức vụ lãnh đạo, chức danh đối với Thẩm phán các cấp thì phải có ý kiến của cấp ủy Đảng. Về lý luận cũng như thực tiễn, việc các cấp ủy đảng giữ vai trò lãnh
đạo, giám sát đối với hoạt động của Tòa án và đội ngũ Thẩm phán là vấn đề mang tính nguyên tắc, đảm bảo hoạt động của tòa án án được thực hiện đúng đường lối, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Xuất phát từ thực trạng, vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử nói chung và áp dụng tình tiết TNTNHS thuộc về nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt nói riêng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân hiện nay đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là yêu cầu cấp bách. Việc nâng cao chất lượng Thẩm phán ở Việt Nam cần dựa trên các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán
Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, ngành Tòa án nhân dân phải xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán chuyên nghiệp, hiện đại, có đầy đủ phẩm chất và năng lực, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ Thẩm phán.
Để làm được điều này, trước mắt cần đẩy mạnh đào tạo nguồn bổ sung cho những nơi thiếu Thẩm phán và thay thế dần những người có trình độ yếu kém. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu để mở rộng thêm đối tượng được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán ngoài những đối tượng truyền thống (thư ký tòa án, thẩm tra viên,…) như từ nguồn luật sư, hội thẩm nhân dân, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác nếu họ đáp ứng đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thẩm phán.
Thứ hai, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán
Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, một trong các tiêu chuẩn để một người được bổ nhiệm làm Thẩm phán là phải "đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử". Trước đây, việc đào tạo nghiệm vụ xét xử do Học viện Tư pháp (thuộc Bộ Tư pháp) thực hiện. Hiện nay, việc đào tạo nghiệp vụ xét xử do Học viện Tòa án đảm nhiệm.
Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy còn nhiều khó khăn; chương trình đạo tạo chưa đa dạng, còn nặng về lý thuyết;… nên số lượng Thẩm phán được đào tạo hàng năm để bổ nhiệm Thẩm phán không nhiều, chất lượng đào tạo chưa cao ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Thẩm phán được bổ nhiệm sau này. Để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đào tạo Thẩm phán cần được thay đổi theo hướng: trước mắt, phải xây dựng đề án, chương trình đào tạo (tăng cường các kỹ năng xét xử án; đưa tin học, ngoại ngữ thành môn học bắt buộc,…); đào tạo theo hướng chuyên môn hóa (chia thành đào tạo Thẩm phán hình sự, Thẩm phán dân sự,…); đào tạo theo chuyên đề chuyên sâu; Do Học viện Tòa án mới được thành lập nên về lâu dài, Tòa án nhân dân tối cao cần đảm bảo các điều kiện cần thiết và quan tâm trú trọng đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động xét xử của các TAND.
Đối với các Thẩm phán đương nhiệm, cũng cần phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán phải được tiến hành thường xuyên, theo định kỳ, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể.
Thứ ba, hoàn thiện chế độ thi tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
Chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán đã có một số điều chỉnh nâng cao chất lượng và cải tiến một số quy trình, thủ tục thi, tuyển chọn, bổ nhiệm, đặc biệt là sau khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Các quy định về tiêu chuẩn, thủ tục thi tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán và chức danh tư pháp khác được hướng dẫn cụ thể, kịp thời; quy trình tuyển chọn Thẩm phán được thực hiện khoa học và rút gọn hơn trước đây; chất lượng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán ngày càng đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, lựa chọn đúng người có phẩm chất, trình độ, năng lực; các quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán được thực hiện nghiêm chỉnh, các hồ sơ tuyển chọn Thẩm phán được chuẩn bị kỹ càng; việc thi tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán đã gắn
với tiêu chuẩn hóa cán bộ... Tuy nhiên, chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán vấn còn cần tiếp tục hoàn thiện để có thể tuyển chọn được những người có đức, có tài bổ sung vào đội ngũ Thẩm phán.
3.2.2.2. Cải cách chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác của Thẩm phán
Trong thời gian qua, mặc dù chế độ tiền lương cho Thẩm phán được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhưng về cơ bản vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống thực tế của Thẩm phán, các chức danh tư pháp và gia đình họ. Đời sống của Thẩm phán và gia đình họ còn nhiều khó khăn. Điều này dễ làm phát sinh tiêu cực đối với những người không vững vàng, khó có thể đảm bảo được sự vô tư, khách quan, độc lập của Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải cải cách chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với công chức, Thẩm phán phù hợp với đặc thù hoạt động Tòa án theo hướng tăng thu nhập cao hơn cho cán bộ, công chức, Thẩm phán; đảm bảo chế độ tiền lương, các chế độ phụ cấp khác cho công chức, Thẩm phán đủ sống, tái tạo sức lao động cũng như nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình; nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Thẩm phán, công chức Tòa án. Với một chế độ tiền lương hợp lý, Thẩm phán sẽ yên tâm công tác, không vì lợi ích vật chất mà làm lệch cán cân công lý, vì thế chất lượng xét xử các vụ án cũng được nâng cao.
3.2.2.3. Hoàn thiện chế độ khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán
Chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với Thẩm phán thời gian qua còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, thực hiện còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề này.
Việc khen thưởng Thẩm phán hiện nay được áp dụng chung như đối với công chức, viên chức hành chính khác. Tuy nhiên, nghề nghiệp Thẩm phán lại là một nghề đặc thù, có vị trí, vai trò đặc biệt trong xã hội, vì vậy, cũng cần có