Khái Niệm Và Dấu Hiệu Pháp Lý Của Tội Tài Trợ Cho Khủng Bố Quy Định Tại Điều 230B Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2009)


d. Khách thể của tội phạm

Hành vi khủng bố xâm phạm tới khách thể là an toàn xã hội, trật tự xã hội; sự ổn định trong đời sống tinh thần của nhân dân.

e. Hình phạt

Khoản 1 Điều này quy định khung hình phạt tù từ mười nằm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với hành vi xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng.

Khoản 2 Điều này quy định khung hình phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm đối với hành vi xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng.

Khoản 3 Điều này quy định khung hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng.

Ngoài ra Điều này còn quy định các hình phạt bổ sung đối với người phạm tội như bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chú ý: Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009, Điều 230a mới được bổ sung này chỉ có hiệu lực thi hành kể từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2010. Theo đó, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khủng bố nhằm gây ra sự hoảng loạn trong công chúng (không có mục đích chống chính quyền nhân dân) theo Điều 230a này đối với những hành vi xảy ra kể từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2010 trở về sau. Đối với những hành vi quy định tại Điều luật này xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2010 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích thì vẫn áp dụng các điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung để giải quyết.

2.1.3. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội tài trợ cho khủng bố quy định tại Điều 230b Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 8

Khoản 31, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự quy định về “Tội tài trợ cho khủng bố” như sau:

“Điều 230b. Tội tài trợ cho khủng bố

1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Tài trợ cho khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

Đây là tội phạm mới được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự với dấu hiệu pháp lý đặc trưng sau:

a. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kì hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

- Huy động là vận động, quyên góp người khác để những người này nộp tiền hoặc tài sản của họ cho mình, rồi chuyển số tiền hoặc tài sản đó cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố.

Người được huy động có thể là người biết mục đích của người phạm tội, nhưng cũng có thể không biết mục đích của người phạm tội. Nếu người được huy động biết mục đích của người phạm tội là để chuyền tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì tùy trường hợp họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tài trợ khủng bố hoặc tội khủng bố với vai trò đồng phạm [13].


- Hỗ trợ tiền hoặc tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố là trường hợp biết có tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi khủng bố bên đã dùng tiền hoặc tài sản của chính mình cung cấp cho tổ chức, cá nhân để những người này thực hiện việc khủng bố. Nếu một người có tiền hoặc tài sản muốn tài trợ cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố nhưng lại thông qua người khác chứ không trực tiếp chuyển tiền hoặc tài sản cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố thì là đồng phạm với người phạm tội tài trợ khủng bố.

Hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản được thực hiện dưới các hình thức tặng, cho, cho vay, mượn tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc dưới bất kỳ hình thức nào bao gồm cả việc vận động, kêu gọi, hỗ trợ cung cấp tiền, tài sản cho tổ chức khủng bố hoặc cá nhân khủng bố [13].

Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Vật được coi là tài sản phải là vật hữu hình, con người có thể tri giác được và chiếm giữ một phần trong không gian đồng thời phải đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật chất hoặc tinh thần của con người. Tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quí, đá quí. Giấy tờ có giá được xem là tài sản khi đáp ứng được các yêu cầu sau: do nhà nước phát hành, có mệnh giá ghi trên giấy và có thể thay thế tiền trong giao lưu dân sự. Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ cho khủng bố, thì tiền, tài sản liên quan đến khủng bố bao gồm:

- Tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ của tổ


chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ cho khủng bố;

- Tiền, tài sản phát sinh từ tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;

- Tiền, tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát của cá nhân, tổ chức nhân danh tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc dưới sự điều hành của tổ chức, cá nhân này;

- Tiền, tài sản được sử dụng hoặc nhằm để sử dụng vào mục đích khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc tiền, tài sản có được từ hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.

Tổ chức, cá nhân khủng bố “là tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được liệt kê trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành theo Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc (danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc) và tổ chức, cá nhân trong danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập theo quy định của pháp luật” [18]. Việc xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố bao gồm việc lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách, công bố danh sách, đề nghị đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tiếp nhận, xử lý yêu cầu của quốc gia khác về việc xác định tổ chức, cá nhân liên quan hoặc không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.

Việc lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân khủng bố căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành trên cơ sở Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc; yêu cầu của quốc gia khác;


kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; và bằng hoạt động nghiệp vụ của mình, các cơ quan chức năng của Việt Nam có căn cứ để cho rằng một cá nhân, tổ chức đã hoặc chuẩn bị thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan kịp thời cập nhật danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và căn cứ vào quy định nêu trên để lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tổ chức, cá nhân được đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố [18].

Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản quy định tại khoản 1 Điều 230b Bộ luật hình sự phải không nhằm giúp sức cho việc thực hiện các hành vi khủng bố cụ thể mới cấu thành tội tài trợ khủng bố. Trường hợp huy động, hỗ trợ tiền, tài sản cho tổ chức, cá nhân khủng bố nhằm giúp sức cho việc chuẩn bị thực hiện hoặc thực hiện một hoặc một số vụ khủng bố cụ thể thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 hoặc tội khủng bố quy định tại Điều 230a Bộ luật hình sự với vai trò là đồng phạm nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm đó. Nếu không biết trước, mà huy động, hỗ trợ tiền, tài sản để giúp cá nhân khủng bố bỏ trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che dấu tội phạm quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này [13].

b. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội tài trợ khủng bố thực hiện các hành vi khách quan là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi cung cấp tiền hoặc tài sản cho tổ chức


hoặc cá nhân là để tổ chức hoặc cá nhân này thực hiện hành vi khủng bố, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Mục đích của người phạm tội là nhằm giúp đỡ cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố để tổ chức hoặc cá nhân này có điều kiện thuân lợi để thực hiện hành vi khủng bố. Mục đích của người phạm tội cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội tài trợ khủng bố với các tội phạm khác; giữa tội tài trợ khủng bố với tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” với vai trò giúp sức quy định tại Điều 84 Bộ luật hình sự.

Cũng như đối với tội khủng bố, việc xác định mục đích của người phạm tội là khó. Tuy nhiên, căn cứ vào mối quan hệ giữa người phạm tội tài trợ khủng bố với tổ chức hoặc cá nhân khủng bố; mối quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại hoặc với cơ quan, tổ chức bị xâm phạm để xác định mục đích của người phạm tội.

c. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tài trợ cho khủng bố là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên.

d. Khách thể của tội phạm

Khách thể loại của tội tài trợ khủng bố là an toàn công cộng và trật tự công cộng, còn khách thể trực tiếp có thể là tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tự do thân thể và tinh thần của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền hoặc tài sản mà người phạm tội tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố; thông qua những đồng tiền hoặc tài sản mà người phạm tội tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố mà xâm phạm đến an toàn công cộng và trật tự công cộng hoặc gián tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền tự do thân thể và tinh thần của cơ quan, tổ chức, cá nhân con người và tài sản.


e. Hình phạt

Khoản 1 quy định khung hình phạt từ năm năm đến mười năm đối với hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.

Khoản 2 quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội như phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chú ý: Theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009, Điều 230b mới được bổ sung này chỉ có hiệu lực thi hành kể từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2010. Theo đó, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi khủng bố nhằm gây ra sự hoảng loạn trong công chúng (không có mục đích chống chính quyền nhân dân) theo Điều 230b này đối với những hành vi xảy ra kể từ 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2010 trở về sau. Đối với những hành vi quy định tại Điều luật này xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01/01/2010 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích thì vẫn áp dụng các điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung để giải quyết.

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm khủng bố

Các tội về khủng bố được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam tạo cơ sở pháp lý và góp một phần quan trọng cho hoạt động đấu tranh phòng, chống khủng bố ở nước ta trong thời gian qua. Những quy định này xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố trong nước và kinh nghiệm của nước ngoài trong quá trình gia nhập và kí kết các điều ước quốc tế. Ở nước ta, cho đến nay, chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các cá nhân,

tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện. Tuy nhiên đã xảy ra một số vụ việc mang tính chất khủng bố hoặc có dấu hiệu liên quan đến khủng bố, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội.


Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về khủng bố (đặc biệt là Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999) đã góp phần quan trọng và thực sự có hiệu quả để phòng, chống các tội phạm khủng bố. Theo thống kê từ năm 2000 đến 2014, đã khởi tố, điều tra một số vụ án và bị can về tội phạm khủng bố, đưa ra xét xử 04 vụ với 49 bị cáo về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân theo Điều 84 Bộ luật hình sự, 02 vụ với 03 bị cáo về tội khủng bố theo Điều 230a Bộ luật hình sự. Mặc dù số lượng các vụ án về tội phạm khủng bố là không nhiều nhưng đều là những vụ án hình sự rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Mặt khác, do cơ quan Công an cùng các ban, ngành chức năng luôn coi trọng công tác phòng ngừa khủng bố nên đã ngăn chặn được nhiều âm mưu khủng bố, không để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng cho an ninh quốc gia.

Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đưa ra một số vụ khủng bố đã được các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam điều tra, truy tố và xét xử sau:

a. Năm 2001, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án Lê Kim Hùng và đồng bọn phạm tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với mức án cao nhất là 20 năm tù và thấp nhất là 3 năm tù. Các đối tượng phạm tội là thành viên của tổ chức phản động lưu vong người Việt “Chính phủ Việt Nam tự do” do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu. Từ năm 1999, nhận sự chỉ đọa của đối tượng Nguyễn Hữu Chánh, Nguyễn Kim Hùng và một số đối tượng xâm nhập trong nước, móc nối với các đối tượng trong nội địa để mua thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, lựu đạn… để tấn công khủng bố. Sau nhiều lần dự định tổ chức đặt chất nổ nơi vui chơi của trẻ em Việt

Nam bất thành, đầu năm 1999, bọn phản động lưu vong đã triệu tập một số tên đầu sỏ (đang bị truy nã vì có nhiều tiền sự tại Việt Nam) gồm Lê Kim Hùng,

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí