Những Hạn Chế, Thiếu Sót Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015, Sửa Đổi Bổ Sung Năm 2017 Trong Quy Định Về Tội Vi Phạm Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm


+ Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Thực hiện một trong các hành vi nêu trên hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Thứ hai, cụ thể hóa tình tiết định tính (gây hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) bằng các mức thiệt hại cụ thể về tính mạng, sức khỏe ở từng khoản của điều luật.


Thứ ba, về hình phạt: bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính từ 50 triệu đến 200 triệu tại khoản 1; từ 200 triệu đến 500 triệu tại khoản 2; nâng mức phạt tiền của hình phạt bổ sung từ 5 triệu đến 50 triệu thành từ 20 triệu đến 100 triệu.

Ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật số 12/2017/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2017), sửa đổi, bổ sung Điều 317 một số điểm mới, tiến bộ, hợp lý, khả thi, khắc phục được những hạn chế, bất cập của quy định trước đó về tội vi phạm pháp luật về ATTP như sau:

Thứ nhất, tội phạm hóa 5 nhóm hành vi phạm tội mới về an toàn thực phẩm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết rò là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm;

– Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm chế biến từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy;

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh - 4

– Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết rò là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm;

– Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rò là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng;

– Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rò là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.

Những sửa đổi, bổ sung này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền được sống trong một môi trường an lành của người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống các hành vi của một số người vì lợi ích cá nhân mà bất chấp đến an nguy về tính mạng, sức khỏe của người khác đã thực hiện các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn. Điểm mới này, một mặt thúc đẩy sự phát triển của


nền kinh tế cũng như hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội vi phạm các quy định về ATTP nói riêng.

Thứ hai, cụ thể các quy định mang tính định tính, chung chung, không rò ràng trong BLHS năm 1999 như “chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rò là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng; gây hậu quả rất nghiêm trọng; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” sang quy định mang tính định lượng, cụ thể, rò ràng như: Gây ngộ độc cho từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; làm chết người; gây ngộ độc cho từ 21 người đến 100 người; gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên… Việc sửa đổi các quy định mang tính định tính trong BLHS năm 1999 sang các quy định mang tính định lượng trong BLHS năm 2015 là bước tiến mới, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập của quy định về tội vi phạm quy định về ATTP trong BLHS năm 1999, bởi lẽ: Nếu BLHS càng quy định tội vi phạm quy định về ATTP cụ thể bao nhiêu thì bản thân mọi cá nhân, doanh nghiệp, mọi tổ chức, đơn vị, cơ quan càng có điều kiện để nhận thức rò hành vi nào bị coi là tội phạm vi phạm quy định về ATTP. Vì vậy, họ sẽ tránh không đi vào con đường phạm tội và điều này có tác dụng rất tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quy định cụ thể trong BLHS càng rò thì càng dễ nhận biết để dừng lại kịp thời, không vi phạm pháp luật và không gây hậu quả xấu cho xã hội; có điều kiện để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn người thân của mình và những cá nhân khác trong xã hội; ngăn chặn những thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cơ quan mình tránh đi vào con đường phạm tội; đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Thêm vào đó, quy định về tội vi phạm quy định về ATTP trong BLHS càng cụ thể bao nhiêu thì càng chống oan, sai tốt bấy nhiêu và nhờ vậy, càng nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với đánh giá của Ủy ban


thường vụ Quốc hội khóa XIII về nguyên nhân dẫn đến tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, đó là: “Một số quy định của BLHS còn bất cập, thiếu hướng dẫn các tình tiết định tính như: Hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng; số lượng lớn, rất lớn, đặc biệt lớn; vấn đề định lượng tài sản trong một số tội phạm” chính là nguyên nhân của tình hình oan, sai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta trong thời gian qua.

Thứ ba, quy định cụ thể, khoa học, hợp lý các dấu hiệu định tội, vừa giúp phân biệt rò tội phạm với vi phạm quy định về ATTP; vừa không xử lý tràn lan người nông dân nghèo, lạc hậu, ở vùng sâu, vùng xa; vừa không bỏ lọt tội phạm; vừa trừng trị nghiêm minh mọi hành vi phạm tội. Cụ thể: Điều 317 của BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định rò 4 dấu hiệu định tội tương ứng với 4 trường hợp bị coi là tội phạm, đó là: Người nào sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 1) mà biết rò là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc 2) gây ngộ độc cho từ 05 người đến 20 người hoặc 3) gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc 4) đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Việc định lượng để làm căn cứ xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về ATTP là cần thiết, khả thi, tránh việc mở rộng phạm vi về đối tượng xử lý hình sự, trong đó có nhiều hộ nông dân, cá nhân sản xuất nông nghiệp, chế biến và kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ. BLHS chỉ nên xử lý các trường hợp vi phạm quy định về ATTP mà thực phẩm có giá trị lớn, thu lợi bất chính lớn, hậu quả gây ngộ độc cho nhiều người, gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác… Các trường hợp khác chưa đến mức xử lý hình sự thì cần tăng cường công tác quản lý nhà nước, nhất là xử lý hành chính nghiêm cũng đủ răn đe, phòng ngừa và hạn chế đáng kể tình trạng vi phạm về ATTP.


Thứ tư, ngoài hình phạt bổ sung được nâng mức hình phạt tiền “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm” còn quy định hình phạt chính trong một khung và hình phạt trong các khung có sự gối nhau hoặc nối tiếp nhau, với khoảng cách phù hợp giữa mức tối thiểu và mức tối đa của từng khung hình phạt. Điểm mới này giúp các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt được dễ dàng, thống nhất, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và tránh tùy tiện, tiêu cực trong quyết định hình phạt. Cụ thể là: Khoản 1 quy định người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ

50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Khoản 2 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; Khoản 3 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Khoản 4 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Những điểm mới này đã thể chế hoá được quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp. BLHS bảo đảm xử lý nghiêm các hành vi xâm hại các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; đồng thời đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; giúp người dân cảm thấy an toàn về môi trường sống, yên tâm phát huy tính sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tích cực, chủ động tham gia phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật; ngăn chặn tình trạng mất ATTP đã đến mức báo động như hiện nay; khắc phục bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp liên quan đến các quy định mang tính định tính; bảo đảm thống nhất giữa các dấu hiệu định tội, định khung. Cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt… tạo điều kiện thuận lợi trong áp dụng các quy định của BLHS trên thực tế; tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm các quy định về ATTP; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội và hội


nhập quốc tế của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền của người dân.

1.2.3. Những hạn chế, thiếu sót của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 trong quy định về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Có thể thấy quy định về ATTP trong quá trình lập pháp đã tiến thêm một bước mới, thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều lần điều chỉnh quy định xử lý đối với hành vi vi phạm quy định ATTP nhưng số lượng người chế biến, cung cấp, buôn bán thực phẩm bẩn, không an toàn trên thị trường rất nhiều. Việc đó cho thấy quy định về ATTP vẫn chưa phát huy tối đa hiệu quả trong việc xử lý, răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Không có nhiều trường hợp người bán thực phẩm không an toàn bị xử lý hình sự. Sở dĩ như vậy là do BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 trong quy định về tội vi phạm quy định về ATTP còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót như sau:

Thứ nhất, xét về mặt ý thức chủ quan thì quy định như trong Điều 317 trong BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người phạm tội phải biết rò thực phẩm mà họ chế biến, cung cấp hoặc bán là: 1) có sử dụng chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng (điểm a, khoản 1); 2) có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy (điểm b, khoản1); 3) có sử dụng chất chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm (điểm c, khoản 1); 4) không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về ATTP và phải gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với một tỷ lệ phần trăm nhất định hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên thì mới bị xử lý hình sự. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – chất làm bóng QCVN 4-20:2011/BYT, ban hành theo Thông tư số 01/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 của Bộ Y tế: “chất làm bóng là phụ gia thực phẩm được cho thêm vào bề mặt phía ngoài của thực phẩm nhằm tạo độ bóng hoặc tạo lớp bảo vệ”. Yêu cầu chỉ số acid 17 – 24; chỉ số peroxyd không được quá 5,0 ; chỉ số xà phòng hóa 87 – 104; chì không được quá 2 mg/kg (xác định bằng kỹ thuật quang phổ hấp thụ


nguyên tử thích hợp cho hàm lượng quy định)… Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – chất tạo bọt QCVN 4-23:2011/BYT, ban hành theo Thông tư số 01/2011/TT-BYT ngày 13/01/2011 của Bộ Y tế: “chất tạo bọt là phụ gia thực phẩm được cho vào thực phẩm nhằm tạo ra hoặc duy trì sự phân tán đồng nhất của pha khí trong thực phẩm dạng lỏng hoặc dạng rắn”. Yêu cầu kỹ thuật: pH 3,7 – 5,5 (đối với nồng độ dung dịch 4%); Tamin không được quá 8% theo chế phẩm khô; chì không được quá 2,0 mg/kg. Đây mới chỉ là 2 trong rất nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm mà Bộ Y tế đã ban hành theo Thông tư số 01/2011/TT-BYT, như vậy, với những người làm công tác nghiên cứu về lĩnh vực này hoặc người có trình độ chuyên môn trực tiếp pha chế nguyên liệu tại cơ sở sản xuất thì mới có thể biết được những quy định về quy chuẩn kỹ thuật. Với quy định như vậy thì đối với những người buôn bán nhỏ lẻ, các cửa hàng đại lý, thậm chí các siêu thị lớn buộc họ phải biết sản phẩm nào có sử dụng chất cấm, không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về ATTP là một điều rất khó khăn, rất xa rời thực tiễn, vì không ai lại nói rằng thực phẩm của mình bán ra không đảm bảo ATTP. Nhưng từ thực tế cho thấy thì hành vi “biết rò” đó có thể nhận biết được bằng trực quan thông qua mắt, mũi để nhận biết về màu sắc, mùi vị của thực phẩm hoặc từ việc thông qua các phương tiện kỹ thuật chuyên ngành. Do đó, đối với các thực phẩm cần có những phương tiện kỹ thuật chuyên ngành mới đánh giá được tiêu chuẩn ATTP thì để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhóm người buôn bán nhỏ, đại lý phân phối đòi hỏi phải chứng minh được rằng, ý thức chủ quan của những người này là biết rò sản phẩm mà họ đang trưng bày, bán cho người tiêu dùng, phân phối cho tiệm tạp hóa, các đầu mối là vi phạm quy chuẩn kỹ thuật phụ gia thực phẩm. Nên đây thật sự là điều khó đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy, một số lượng lớn hành vi vi phạm có thể sẽ không thể truy cứu trách nhiệm hình sự được, và tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung sẽ không đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. Hơn nữa, với quy định mức thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên mới bị xử lý hình sự là bỏ lọt một số lượng người phạm tội khi họ là những người sản xuất, sơ chế, cung cấp các loại thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, len lỏi ở các vùng nông thôn, vùng núi


cao, ven biển khi mà mọi giao dịch mua bán với nhau bằng miệng, hầu như không thể hiện trên hóa đơn chứng từ, thì liệu rằng cơ quan điều tra có xác định được số tiền thu lợi bất chính của họ không, trong khi hoàn toàn phía người bán không có sổ sách ghi chép việc nhập hàng, xuất hàng, doanh thu...

Thứ hai, xét về hành vi khách quan theo quy định tại Điều 317 trong BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017: việc quyết định các hành vi tại Điều 317 BLHS như hiện nay là vô hình chung đã phi tội phạm hóa các hành vi sản xuất, nuôi trồng thực phẩm mà người vi phạm biết rò là không bảo đảm tiêu chuẩn ATTP. Đó là các hành vi sử dụng chất tạo nạc, thuốc tăng trọng đã bị cấm trong chăn nuôi; hành vi sử dụng các loại thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong trồng trọt, hay những hành vi sản xuất, nuôi trồng là tiền đề, làm cơ sở cho hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn ATTP. Tính nguy hiểm cho xã hội của những hành vi này không khác các hành vi được quy định tại Điều 317, tuy nhiên lại không bị xác định là những hành vi phạm tội.

- Người sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm. Theo quy định hiện hành, danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam - Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: Carbuterol; Cimaterol; Clenbuterol; Chloramphenicol; Diethylstilbestrol (DES);…. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam – Ban hành kèm theo Thông tư 34/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sửa đổi Thông tư 03/2015/TT-BNNPTNT), gồm: thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất; thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất; thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất; thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất. Vấn đề đặt ra, làm rò căn cứ bảo đảm rằng, loại hóa chất bị cấm, thuốc bảo vệ thực vật… mà người sử dụng biết rò là bị cấm sử

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí