Các Tội Khủng Bố Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 1999


+ Chiếm giữ hoặc thực hiện việc kiểm soát công trình cố định bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn đe dọa nào khác; hoặc

+ Thực hiện hành vi bạo lực đối với người trên công trình cố định nếu hành vi đó có khả năng đe dọa an toàn của công trình cố định; hoặc

+ Phá hủy hoặc làm hư hại đến khả năng làm nguy hại đến sự an toàn của công trình cố định; hoặc

+ Đặt hoặc chỉ đạo đặt lên công trình cố định bằng bất cứ phương thức nào thiết bị hoặc chất có khả năng phá hủy công trình cố định hoặc có khả năng gây nguy hại cho sự anh toàn của công trình cố định; hoặc

+ Gây thương tích hoặc giết bất cứ người nào nếu hành vi này liên quan đến việc thực hiện hoặc ý định thực hiện bất kỳ tội phạm nào như trên.

Đồng thời, theo Công ước, một người cũng bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó có ý định thực hiện hoặc xúi giục người khác phạm một trong các tội phạm nêu trên hoặc là đồng phạm với người thực hiện một trong các tội phạm nêu trên; hoặc đe dọa có điều kiện hoặc vô điều kiện, theo quy định của pháp luật quốc gia nhằm buộc một cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó để thực hiện bất kỳ tội phạm nào quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 2 Công ước, nếu sự đe dọa đó có khả năng gây nguy hiểm cho sự an toàn của công trình cố định [53].

- Công ước năm 1999 về trấn áp hành vi tài trợ cho khủng bố (Việt Nam gia nhập năm 2002).

Khoản 1 Điều 2 Công ước quy định: “1. Người bị coi là thực hiện một tội phạm theo quy định của công ước này nếu người đó bằng mọi cách, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất hợp pháp và cố ý cung cấp hoặc huy động nguồn tài chính với ý định để sử dụng hoặc nhận thức là nguồn tài chính đó được sử dụng một phần hay toàn bộ nhằm thực hiện:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

+ Hành vi cấu thành một tội trong phạm vi và được định nghĩa trong các điều ước liệt kê trong Phụ lục; hoặc

+ Hành vi khác với ý định giết hại hoặc gây thương tích nặng cho thường dân hoặc người khác không tham gia vào chiến sự trong hoàn cảnh có xung đột vũ trang nếu mục đích của hành vi này về bản chất hoặc bối cảnh xảy ra là nhằm hăm dọa dân chúng hoặc ép buộc một Chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành vi nào”.

Các tội phạm về khủng bố theo luật hình sự Việt Nam - 6

- Công ước bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân, năm 1980; Công ước này được sửa đổi, bổ sung năm 2005 bằng Văn bản sửa đổi, bổ sung Công ước bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân (Việt Nam gia nhập hai Công ước năm 2012).

Khoản 1 Điều 7 Công ước quy định: “1. Việc cố ý thực hiện những hành vi sau đây sẽ được mỗi quốc gia thành viên Công ước coi là tội phạm và bị xử phạt theo pháp luật của quốc gia đó:

a) Hành vi không được ủy quyền hợp pháp việc tiếp nhận, sở hữu, sử dụng, chuyển giao, biến đổi, thải bỏ hay phân tán vật liệu hạt nhân, dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người khác hoặc gây thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc môi trường;

b) Trộm cắp hoặc cướp vật liệu hạt nhân;

c) Biển thủ hoặc lừa đảo chiếm đoạt vật liệu hạt nhân;

d) Hành vi mang vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ một nước vật liệu hạt nhân không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

e) Hành vi gây thiệt hại hoặc can thiệp vào sự vận hành của cơ sở hạt nhân với lỗi cố ý hoặc biết rõ hành vi đó có thể làm chết người hoặc gây thương tích nghiêm trọng đối với bất kỳ người nào hoặc gây thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc môi trường do bị chiếu xạ hoặc do việc làm thoát chất phóng xạ, trừ khi hành vi đó được thực hiện phù hợp với pháp luật của quốc gia thành viên mà cơ sở hạt nhân nằm trên lãnh thổ của quốc gia đó.


f) Hành vi chiếm đoạt vật liệu hạt nhân bằng cách đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hoặc bất kỳ hình thức đe dọa nào khác;

g) Đe dọa sử dụng vật liệu hạt nhân làm chết người hoặc bị thương cho bất kỳ người nào hoặc gây ra thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc môi trường hoặc phạm phải tội quy định tại điểm (e); hoặc

h) Thực hiện một hành vi tội phạm quy định tại các điểm (b) và (e) để cưỡng ép một cá nhân hoặc một pháp nhân, tổ chức quốc tế hoặc quốc gia thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó;

i) Cố ý thực hiện hành vi tội phạm quy định tại các điểm từ (a) đến (e);

k) Hành vi tham gia thực hiện một tội quy định tại các điểm từ (a) đến

(h);

l) Hành vi của một tổ chức hoặc chỉ đạo người khác thực hiện một tội

quy định tại các điểm từ (a) đến (h); và

m) Hành vi cố ý thực hiện bất kỳ tội nào quy định các điểm từ (a) đến

(h) của một nhóm cá nhân với một mục đích chung; và

n) Được thực hiện với mục đích hỗ trợ cho hoạt động phạm tội hoặc mục đích tội phạm của nhóm và hoạt động hay mục đích đó lien quan đến việc thực hiện một tội quy định tại các điểm từ (a) đến (g); hoặc

o) Được nhóm cố ý thực hiện để thực hiện một tội phạm quy định tại các điểm (a) đến (g).

- Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/02/2014).

Khoản 1 Điều 1 Công ước quy định:” Trong công ước này, người nào bắt hoặc giam giữ và đe dọa giết, gây thương tích hoặc tiếp tục giam giữ người khác ( sau đây gọi là “con tin”) nhằm cưỡng ép bên thứ ba là một quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ, pháp nhân hoặc cá nhân hoặc một nhóm người phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành vi nào như một điều


kiện rõ ràng hoặc điều kiện ngầm cho việc giải thoát con tin, thì người đó bị coi là thực hiện tội phạm bắt con tin”.

- Công ước quốc tế về trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/02/2014).

Điều 2 của Công ước quy định: “1. Theo Công ước này một người được coi là thực hiện một tội phạm nếu người đó cố ý ném, đặt, làm nổ hoặc kích nổ một cách bất hợp pháp một thiết bị gây nổ hoặc gây chết người tại nơi công cộng, trang thiết bị của Nhà nước hoặc chính phủ, hệ thống giao thông công cộng hoặc cơ sở hạ tầng, nếu:

+ Nhằm giết hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho người khác; hoặc

+ Nhằm phá hoại địa điểm, trang thiết bị hoặc hệ thống nêu trên trên quy mô lớn dẫn đến hoặc có thể dẫn đến tổn thất lớn về kinh tế.

2. Một người cũng bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó có ý định thực hiện một tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Một người cũng bị coi là thực hiện tội phạm nếu người đó:

+ Tham gia với tư cách là đồng phạm của một trong các tội phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; hoặc

+ Đóng góp dưới bất kỳ hình thức nào cho việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này do một nhóm người cùng có mục đích chung thực hiện; việc đóng góp này phải là cố ý và được thực hiện để trợ giúp hoạt động phạm tội chung hoặc mục đích chung của nhóm đó hoặc được thực hiện khi đã nhận thức được ý định thực hiện tội phạm của nhóm đó”.

Như vậy, có thể thấy rằng, quy định về tội phạm khủng bố trong các điều ước quốc tế về chống khủng bố là khá rộng. Tham khảo pháp luật quốc tế về các tội phạm khủng bố là cơ sở để các nhà làm luật Việt Nam bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện quy định của luật hình sự về các tội phạm khủng bố trong thời gian sắp tới.


Kết luận Chương 1


Hiện nay, có 19 điều ước quốc tế đa phương về khủng bố đã được thông qua. Ngoài ra còn rất nhiều điều ước quốc tế khu vực, hiệp định quốc tế song phương và các nghị quyết của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về các biện pháp đấu tranh chống khủng bố; pháp luật các quốc gia về khủng bố. Mặc dù, hệ thống văn bản pháp lý quốc tế về khủng bố tương đối lớn, tuy nhiên chưa văn bản nào đưa ra được định nghĩa rõ ràng, toàn diện, được thừa nhận chung về khủng bố mà mới chỉ ghi nhận một số hành vi nhất định là khủng bố và các biện pháp để hợp tác đấu tranh chống lại các hành vi này. Song, những hành vi được ghi nhận này đã ít nhiều phản ánh được bản chất của hiện tượng khủng bố.

Trên cơ sở tìm hiểu khái niệm về khủng bố của cộng đồng quốc tế và của một số quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam, đặc điểm của hoạt động khủng bố, lịch sử hình thành các tội phạm về khủng bố trong pháp luật Việt Nam có thể nhận định: khủng bố là hành vi bạo lực hoặc đe doạ bạo lực do các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện tác động đến tính mạng, sức khoẻ (tinh thần và thể chất), tài sản của người dân và các mục tiêu dân sự khác nhằm đạt được mục đích chính trị (ép buộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân hành động hoặc không được thực hiện hành động nào đó vì lí do tôn giáo, sắc tộc…).

Các quy định về tội phạm khủng bố trong Luật hình sự Việt Nam được hình thành từ sớm khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời và ngày càng mở rộng hơn về mặt hành vi và hình phạt, là công cụ pháp lý quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm khủng bố nói riêng và tội phạm nói chung của Đảng và Nhà nước ta.


CHƯƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ CÁC TỘI PHẠM KHỦNG BỐ VÀ THỰC TIẾN ÁP DỤNG

QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI PHẠM NÀY


2.1. Các tội khủng bố trong Bộ luật hình sự năm 1999

2.1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự quy định sửa tên “Điều 84. Tội khủng bố” thành “Điều 84. Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Cụ thể như sau:

“1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.”

Theo quy định tại Điều 84 thì khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức, công dân, người nước ngoài; đe dọa xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức, công dân, người nước ngoài hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần; xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức, của công dân của người nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.


Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 như sau:

a. Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm ba nhóm hành vi:

- Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức, của công dân, của người nước ngoài;

- Đe dọa xâm phạm tính mạng hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức, công dân hoặc người nước ngoài;

- Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức, của công dân hoặc người nước ngoài.

Đối tượng tác động của tội khủng bố nhằm chống chính quyên nhân dân là tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, tinh thần của cán bộ, công chức, công dân và của người nước ngoài. Như vậy, đối tượng tác động của tội phạm khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân luôn là con người, đó là tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, và tinh thần. Trường hợp nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tài sản như phá hủy, chiếm giữ, làm hư hỏng tài sản hoặc tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông… của tổ chức, cá nhân thì không phải hành vi khủng bố quy định theo điều luật này mà là hành vi thuộc mặt khách quan của các tội phạm khác như tội gián điệp (Điều 80), tội phá hoại cơ sở vật chất, kĩ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 85), tội chống phá trại giam (Điều 90)…

Cán bộ, công chức được hiểu theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010). Theo đó, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -


xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công dân được hiểu là người mang quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch của một hay nhiều quốc tịch nước ngoài, hoặc người không có quốc tịch của nước nào [26, Điều 3].

Như vậy, theo quy định tại Điều này, người phạm tội có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do than thể của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc của công dân (kể cả công dân nước ngoài tại Việt Nam) như giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái phép...

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí