Khái Quát Tình Hình Áp Dụng Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự.


tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. …

- Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ “tự thú” quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội theo điểm o, khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 đối với người phạm tội.

Việc tự thú không làm giảm đi tính chất, mức độ nguy hiểm cho hành vi đã thực hiện nhưng đây là tình tiết thể hiện khả năng cải tạo cũng như sự hối lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội.

- Tình tiết "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" (điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

"Thành khẩn khai báo" là việc người phạm tội khai báo một cách trung thực, thành thật thừa nhận những hành vi mà mình đã thực hiện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. "Ăn năn hối cải" là thể hiện tâm lý, thái độ của người phạm tội có sự hối hận, cắn rứt về hành vi phạm tội của mình.

Tại BLHS năm 2015 (chưa sửa đổi) quy định tình tiết giảm nhẹ này là "Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải", sau đó BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 đã sửa đổi thành "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải". Việc sửa đổi trên dựa trên cơ sở: thái độ thành khẩn khai báo sẽ đi kèm với trạng thái tâm lý ăn năn hối cải. Bản thân người phạm tội nếu không có sự hối lỗi và nhận thức hành vi của mình là sai trái thì sẽ có thể dẫn đến trường hợp không thành khẩn khai báo, cá biệt cũng có thể vẫn khai báo một cách trung thực. Việc quy định như hiện nay là hợp lý, bởi quá trình xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội liên quan đến thái độ tâm lý cần phải có sự liên quan và gắn bó của trạng thái tâm lý và hành vi khai báo.

- Tình tiết "Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án" (điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Đây là tình tiết đã được quy định tại Điều 46 BLHS năm 1999 là: "người


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm" thành nội dung quy định như hiện nay. Về nội dung bản chất của tình tiết giảm nhẹ không có sự thay đổi lớn ngoại trừ chia ra hai trường hợp bằng liên từ "hoặc". Người phạm tội chỉ cần đáp ứng một trong hai trường hợp là có thể xem xét áp dụng tình tiết này.

Tích cực hợp tác trong tình tiết giảm nhẹ nêu trên là việc người phạm tội chủ động thực hiện các hành vi như khai báo, cung cấp những thông tin cần thiết và có ý nghĩa quan trọng – ví dụ như: Khai báo nơi cất giữ tang vật, hung khí, khai ra tội phạm và người phạm tội khác không liên quan đến vụ án của mình … để giúp cho cơ quan có trách nhiệm trong điều tra có thể phát hiện, điều tra, làm rò tình tiết vụ án, làm cho quá trình điều tra tiến hành nhanh chóng, toàn diện.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 5

Mức độ tích cực, chủ động và giá trị của các thông tin do người phạm tội cung cấp là cơ sở cho việc xem xét mức độ giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội.

- Tình tiết "Người phạm tội đã lập công chuộc tội" (điểm u khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Là tình tiết mang tính chủ động từ người phạm tội thể hiện thái độ, hành vi tích cực trong việc sửa chữa lỗi lầm bằng một hành động khác là lập công. Tình tiết giảm nhẹ này được giữ nguyên từ quy định tại điểm r khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999.

Sau khi phạm tội, người phạm tội bằng năng lực của bản thân giúp cơ quan có trách nhiệm trong phát hiện, điều tra tội phạm phát hiện, ngăn chặn tội phạm khác, thực hiện các công việc vì lợi ích Nhà nước, tập thể hay quyền và lợi ích của người khác…Điều kiện để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC (hiện nay chưa có có văn bản hướng dẫn thay thế) như sau: "Đã lập công chuộc tội" là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện,


ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác... được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận."

Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem xét căn cứ vào mức độ công trạng mà người phạm tội lập được.

- Tình tiết "Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ" (điểm x khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Đây là tình tiết hoàn toàn mới, lần đầu tiên được ghi nhạn tại BLHS năm 2015 thuộc nhóm liên quan đến nhân thân và khả năng cải tạo của người phạm tội.

Trước đây, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ-HDDTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC tại điểm c mục 5 như sau: "Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;" thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999. Hiện nay các trường hợp có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con của liệt sĩ thì được được hưởng tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015, mức độ giảm nhẹ được đặt lên khoản 1 nên có "giá trị giảm nhẹ cao hơn" và quy định như vậy là hợp lý và tương xứng với các tình tiết giảm nhẹ khác. Các trường hợp là anh, chị, em ruột của liệt sĩ thì theo hướng dẫn trên (chưa có thay thế bằng văn bản khác) thì được xem xét là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015.

Người có công với cách mạng trước đây được quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nay vừa được thay thế bằng Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021: "Người có công với cách mạng bao gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh,


bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế; người có công giúp đỡ cách mạng." bổ sung thêm trường hợp "bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993" so với pháp lệnh năm 2012.

- Các tình tiết khác có thể được xem xét áp dụng là tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015

Khoản 2 BLHS năm 2015 bổ sung thêm trường hợp "đầu thú" ngoài những tình tiết khác để Tòa án xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Việc áp dụng các tình tiết tại khoản 2 Điều 51 phải ghi rò lý do giảm nhẹ trong bản án.

Tình tiết người phạm tội đầu thú lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự là tình tiết giảm nhẹ. Đầu thú được giải thích trong Công văn số 81 năm 2002 của TANDTC về giải đáp các vấn đề về nghiệp vụ như sau: "Đầu thú" là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật… Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình Tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình Tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999". Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tại Điều 4 về giải thích từ ngữ, "Đầu thú" được xác định như sau: "là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình."


Qua thực tiễn áp dụng khoản 2 BLHS năm 1985 đến BLHS năm 1999, một số các tình tiết giảm nhẹ TNHS áp dụng phổ biến được liệt kê tại điểm c Mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP:

Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

Người bị hại cũng có lỗi;

Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.

Ngoài ra, khi xét xử, tuỳ từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rò trong bản án.

Đây là căn cứ cũng như là cơ sở để Tòa án tham khảo, áp dụng trong việc giải quyết vụ án hiện nay, và cũng để cân nhắc một cách hợp lý và tương xứng cho người phạm tội.

Hiện nay thì các đối tượng như: bị cáo là anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng Bị cáo là thương binh hoặc có người


thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con của liệt sĩ, người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, lao động, học tập, công tác trước đây được xem xét áp dụng tùy nghi là tình tiết giảm nhẹ tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999, đến nay đã được xem là tình tiết áp dụng giảm nhẹ TNHS đương nhiên ở các điểm v, x khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.

Tiểu kết Chương 1


Tình tiết giảm nhẹ đã được pháp luật ghi nhận từ giai đoạn sơ khai của pháp luật Việt Nam, từ trong những Sắc lệnh đầu tiên sau khi đất nước độc lập. Xuyên suốt quá trình 03 lần ban hành BLHS, các tình tiết giảm nhẹ ngày càng được ghi nhận đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn gắn với sự hoàn thiện nói chung của hệ thống pháp luật.

Trong nội dung của Chương 1, tác giả đã thực hiện được các nội dung đó là:

Một là, đưa đến nội dung khái quát nhất trong những vấn đề lý luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thông qua khái niệm, đặc điểm, phân loại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Từ những khái niệm chưa thống nhất đang tồn tại hiện nay, tác giả kế thừa và đưa ra một khái niệm mang tính tổng hợp, đầy đủ hơn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Hai là, tác giả đã phân tích vai trò và ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trong pháp luật hình sự nói chung và quyết định hình phạt nói riêng.

Ba là, từ lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam, tác giả đã phân tích sự thay đổi, bổ sung các quy định về tình tiết giảm nhẹ qua từng BLHS. Đồng thời cũng phân tích tất cả các tình tiết giảm nhẹ TNHS đang được quy định trong BLHS hiện hành, đây là cơ sở lý luận vững chắc cho việc phát triển các nội dung tiếp theo của luận văn.


Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TẠI QUÂN KHU 7, VIỆT NAM

2.1. Khái quát tình hình áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tháng 9 năm 1945, Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, chính thức bắt đầu mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Quân và dân Nam bộ mà đầu tiên là Sài Gòn – Gia Định đã đứng lên tiên phong trong việc chiến đấu chống quân xâm lược. Cuộc chiến đấu lan rộng dến khắp miền Đông sau đó là miền Tây Nam bộ.

Ngày 10-12-1945 tại Hội nghị quân sự Nam bộ do Xứ ủy tổ chức (họp ở xã Bình Hoà Nam, huyện Đức Hòa tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc tỉnh Long An) đã ra quyết định thành lập Khu 7 - một tổ chức quân sự hành chính do đồng chí Nguyễn Bình làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xuân Độ làm Chủ nhiệm Chính trị bộ.

Địa bàn Khu 7 khi thành lập bao gồm phần đất Nam bộ ở phía Đông sông Vàm Cỏ Đông, gồm các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn và TP Sài Gòn. Đến tháng 12-1948 có quyết định thành lập khu Sài Gòn trực thuộc Bộ Tư lệnh Nam bộ, thì Khu 7 chỉ còn lại các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa,Thủ Dầu Một, Tây Ninh; đến tháng 5-1950 Khu 7 và Khu Sài Gòn-Chợ Lớn sáp nhập lại như cũ. Trong quá trình tổ chức chiến đấu, nhiều lần sáp nhập và chia tách đổi tên, đến thời kỳ chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, năm Phân khu (1,2,3,4,5) sáp nhập còn 4 phân khu (Phân khu 2 và 3 sáp nhập thành Phân khu 23) và Phân khu nội đô (Trung tâm). Đến 19-08-1972, do vị trí của chiến trường miền Đông Nam bộ là chiến trường quan trọng nên trên quyết định thành lập lại Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn- Gia Định. Quân khu 7 lúc này gồm các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh, Phước Bình, (Phước Long-Bình Long) Tây Ninh, Bình Dương, Long An.

Sau ngày toàn thắng, theo quyết định của Quân ủy Trung ương (ngày 02-07- 1976); Bộ chỉ huy Miền (B2) được giải thể, các Quân khu 5,7,9 được thành lập, chiến trường miền Đông chính là Quân khu 7 (từ 1976 đến 1998 với 7 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và


Thành phố Hồ Chí Minh). Từ tháng 12-1998 , Quân khu 7 có thêm 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. Như vậy, hiện nay Quân khu 7 có 9 tỉnh (thành phố).

Quá trình thành lập của Tòa án quân sự Quân khu 7: Sau khi chính quyền cách mạng được thành lập, Khoa Quân pháp ra đời và hoạt động điều tra, xử lý những quân nhân vi phạm kỷ luật. Ngày 10/7/1947, Tòa án binh Khu 7 được Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập. Hiện nay, Tòa án quân sự Quân khu 7 được tổ chức như sau: Tòa án quân sự cấp Quân khu là tòa án cấp thứ 2, Tòa án cấp thứ 3 bao gồm Tòa án quân sự khu vực 1 và khu vực 2 Quân khu 7; Cuối năm 2020 vừa qua, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Quyết định của Bộ Tổng Tham mưu, Tòa án Quân sự Khu vực Quân khu được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tòa án Quân sự Khu vực 1 và Tòa án Khu vực 2.

Về việc thành lập của Viện kiểm sát quân sự: Ngày 01/7/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 256-TTg quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố trung ương và hệ thống Viện công tố. Nhiệm vụ của Viện công tố là: Điều tra và truy tố trước Toà án những kẻ phạm pháp về hình sự; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra; giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của các Toà án; giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án về hình sự, dân sự và trong hoạt động của cơ quan giam giữ và cải tạo; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của nhà nước và của công dân.

Ngày 17/12/1975, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 162 thành lập Viện Kiểm sát các Quân khu phía Nam, trong đó có Viện KSQS Quân khu 7 – Đây cũng là ngày truyền thống của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 được chào mừng hàng năm. Tổ chức của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 như sau: 01 Viện kiểm sát quân sự Quân khu là Viện kiểm sát cấp thứ 2 và 03 Viện kiểm sát quân sự khu vực 71, khu vực 72, khu vực 73 là cấp thứ ba trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự.

Ngày nay, địa bàn Quân khu 7 là địa bàn kinh tế trọng điểm của miền Nam, có nhiều thành phố lớn và các khu công nghiệp trong điểm của đất nước. Trên địa bàn có nhiều đơn vị chủ lực và nhiều đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đóng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí