Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự Còn Những Khó Khăn, Vướng Mắc.


điểm b, o, p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 47; điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS xử phạt bị cáo Phạm Trương Phú Triệu 20 tháng tù

Ví dụ thứ hai: Tại bản án hình sự sơ thẩm Số 12/2019/HS-ST ngày 11/12/2019 của Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 xét xử các bị cáo Ya Dũng và đồng phạm về tội "Cố ý gây thương tích" với nội dung vụ án tóm tắt như sau: Khoảng 21 giờ 00 phút ngày 25/5/2019, Ya Dũng điều khiển xe mô tô chở Nai Yến đi tới khu tăng gia sản xuất của Ban chỉ huy quân sự huyện Đơn Dương, ở thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thấy Đinh Văn Kiên, Sang Bun, Lương Thành Quyến đang ngồi trước cửa nhà bạt, Dũng dừng xe ngoài đường, một mình đi vào xin thuốc lá để hút. Thấy Dũng vào, Bun hỏi “vào đây có việc gì hay không?”, Dũng nói “có thuốc không cho xin điếu”, Bun chỉ qua hướng Kiên đang ngồi và nói “đây không có thuốc hút, xin sếp”, Dũng đi tới chỗ Kiên và hỏi “chú ơi, có thuốc cho xin điếu”, Kiên chỉ gói thuốc lá đang để dưới đất và nói “thuốc đó”, Dũng lấy thuốc hút rồi đi lại phía Bun nói “vô đây xin điếu thuốc thôi mà mày cứ này kia, xíu nữa tao kêu hai mươi thằng qua đây”. Sau đó, Dũng điều khiển xe chở Yến đi. Khi nghe Bun kể lại chuyện nam thanh niên vừa vào xin thuốc đe dọa, Kiên gọi điện báo cáo chỉ huy đơn vị và được chỉ huy đơn vị trang bị 02 gậy cao su, 01 dùi cui điện. Sau đó, Quyến đi về, Kiên và Bun đi ngủ. Khi ngồi nhậu tại trước cổng trường tiểu học R’Lơm, Dũng nhắc chuyện mâu thuẫn trong lúc đi xin thuốc trước đó và rủ những người đang ngồi nhậu chung đi đánh nhau, sau đó Dũng điều khiển xe mô tô chở Mi và Dẫn, Nhân điều khiển xe mô tô chở Líp và Khôi đi tới nhà bạt nơi Kiên, Bun đang ngủ. Khoảng 23 giờ 30 phút cùng ngày, khi đến khu tăng gia sản xuất, Dũng và Nhân dừng xe ở mép đường, Khôi nghe Dũng nói “có người chọc tao”, rồi Dũng nhảy qua mương nước sau đó Khôi, Nhân, Dẫn cũng nhảy theo rồi tất cả vào trong nhà Bạt, Dũng thấy Bun đang ngủ trên giường dùng hai tay đấm liên tiếp vào vùng đầu, mặt của Bun, Bun bị đánh bất ngờ nên dùng hai tay ôm đỡ vùng đầu mặt. sau đó lấy 02 gậy cao su đang treo trên xe rồi quay lại đập liên tiếp vào vùng đầu, mặt của Bun; Dẫn giương ná thun hướng về phía Kiên nói “đứng im, đứng im”, Kiên ngồi im không cử động, Bun thấy vậy nên buông Dũng ra, nằm trên


giường lấy hai tay che đầu, mặt. Sau khi đánh Bun xong, Dũng cầm gậy cao su đập mạnh một phát vào vùng đầu của Kiên làm Kiên té xuống đất nằm úp mặt bất động ở phía cuối giường. Đánh xong, Dũng đưa gậy cho Nhân, rồi Dũng lấy chai nước đổ nước và tiểu tiện lên người của Kiên và Bun. Nhân cầm gậy Dũng đưa đánh 01 cái từ trên xuống dưới vào vùng lưng của Kiên, đánh xong đưa Nhân đưa gậy cho Khôi. Khôi tiếp tục cầm gậy rồi đánh 01 phát vào lưng và 01 phát vào chân Bun. Lúc này, Tou Neh Kim và Ma Mến đi ngang nhà bạt nhìn thấy nên Kim xuống xe và chạy bộ về phía nhà bạt để can ngăn Dũng, còn Mến điều khiển xe chạy về hướng thôn Ma Đanh; Kim nói “về đi, tụi mày biết đánh ai không, đây là mấy người Bộ đội đó”, rồi Kim đi ra ngoài. Nghe vậy, Dũng, Dẫn, Khôi, Nhân đi ra ngoài nhà bạt. Trước khi ra khỏi nhà bạt, Khôi đưa lại gậy cao su cho Dũng cầm, Khôi lấy 01 nhặt roi điện ở dưới đất mang đi. Tất cả cùng về tụ tập ở cổng trường tiểu học R’Lơm rồi mua rượu đến ruộng lúa ở thôn K’Lót nhậu cho đến khoảng 03 giờ 00 phút ngày 26/5/2019 thì giải tán. Hậu quả tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại Đinh Văn Kiên là 49%; đối với bị hại Sang Bun xem xét dấu vết trên thân thể của bị hại sau khi sự việc xảy ra cho thấy: đa chấn thương toàn cơ thể nhưng từ chối giám định. Ý kiến của người bào chữa cho bị cáo Ya Dũng: đề nghị cho bị cáo được hưởng thêm các tình tiết như: bị cáo là người dân tộc, học vấn ít, gia đình khó khăn có em gái đang điều trị chạy thận, cần có người lao động để phụ giúp gia đình để áp dụng ở khoản 2 Điều 51 BLHS. Tòa án xem xét các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS như sau: Bị cáo Ya Dũng đã tự nguyện bồi thường thiệt hại cho bị hại Đinh Văn Kiên và Sang Bun, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và đã đầu thú nên được hưởng tình tiết giảm nhẹTNHS theo quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 BLHS. Xét yêu cầu của Người bào chữa về việc áp dụng thêm các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Ya Dũng theo quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS, Hội đồng xét xử thấy rằng yêu cầu trên là không thể chấp nhận được vì không phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS. Đối với những tình tiết trên, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và cân nhắc khi lượng hình đối với bị cáo. Bị cáo K’Khôi và gia đình đã bồi thường xong thiệt hại cho bị hại Đinh Văn Kiên và bị hại Sang Bun; đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối


cải nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS. Bị cáo Da Gút Ya Nhân và gia đình đã bồi thường xong thiệt hại cho bị hại Đinh Văn Kiên và bị hại Sang Bun; đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS. Bị cáo Dạ Gút Dẫn đã bồi thường xong thiệt hại cho bị hại Đinh Văn Kiên và bị hại Sang Bun; đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 BLHS. Đối với việc bị cáo Ya Dũng rủ các bị cáo K’Khôi, Da Gút Ya Nhân đi đánh nhau, dẫn đến phạm tội khi các bị cáo K’Khôi, Da Gút Ya Nhân dưới 18 tuổi. Các bị cáo không bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS. Bản án quyết định: các bị cáo Ya Dũng, Dạ Gút Dẫn, K’Khôi, Da Gút Ya Nhân phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Xử phạt bị cáo Ya Dũng 04 năm 09 tháng tù, xử phạt bị cáo Dạ Gút Dẫn 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 05 năm, xử phạt bị cáo K’Khôi và Da Gút Ya 02 năm tù, nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 04 năm. Trong vụ án này, tòa án áp dụng tình tiết "đầu thú" quy định tại khoản 2 cho bị cáo Ya Dũng, các tình tiết khác người bào chữa đề nghị áp dụng nhưng Tòa án không chấp nhận, theo tác giả thì hoàn toàn có căn cứ và đúng pháp luật.

Ngoài việc đạt được sự thống nhất trong nhận định pháp luật và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS giữa các cơ quan tố tụng như đã kể trên thì thực tế vẫn còn tồn tại hạn chế, thiếu sót trong quá trình quyết định hình phạt liên quan đến áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS mà tác giả trình bày ở phần tiếp theo.

2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự còn những khó khăn, vướng mắc.

Nội dung tập trung của luận văn hướng đến là xoay quanh khó khăn, vướng mắc trong việc quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS qua xem xét kết quả quyết định áp dụng thông qua bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên để đánh giá được một cách kỹ càng khó khăn vướng mắc này thì tác giả cho rằng cần làm rò những vướng mắc đang tồn tại trên thực tế trong nhận thức và áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS giữa các cơ quan tố tụng: Điều tra hình sự - Viện kiểm sát quân sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


- Tòa án quân sự thuộc địa bàn Quân khu 7.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 7

2.3.1. Vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết "đầu thú" quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS.

Quy định về “đầu thú” được quy định tại Điều 4 BLTTHS năm 2015 như sau: “Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình”. Ngoài ra, trước khi BLTTHS có hiệu lực pháp luật thì Công văn số 81 ngày 10/6/2002 của TANDTC cũng hướng dẫn cụ thể như thế nào là “tự thú” và “đầu thú”. Quy định của Điều 4 BLTTHS hiện nay cũng không khác gì tinh thần của Công văn 81. Đa số các vụ án việc xác định đầu thú và tự thú đều rò ràng và có nhận định thống nhất giữa các cơ quan. Nhưng trong một số trường hợp lại có quan điểm khác nhau trong nhận định gắn với hành vi cụ thể. Tác giả nêu ra vụ án đã xét xử trên thực tế tại địa bàn Quân khu 7 xoay quanh vướng mắc nói trên:

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2019/HS-ST ngày 29/01/2019 của Toà án quân sự khu vực 2/ Quân khu 7 xét xử bị cáo Phạm Hoàng Long về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” với hành vi phạm tội và kết quả giải quyết được tóm tắt như sau: Ngày 18/4/2018, Phạm Hoàng Long là lái xe của Công ty TNHH Khanh Tân. Long được giao điều khiển xe ôtô đầu kéo biển số 51C-

151.86 kéo theo rơ-mooc giao hàng ở Cảng Cát Lái. Đi cùng xe có Nguyễn Văn Hoàng Anh (em cùng mẹ khác cha với Long) là phụ xe. Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, Long điều khiển xe lưu thông trên đường ĐT743B theo hướng từ ngã tư 550 đi Bình Chiểu để về Sóng Thần. Khoảng 21 giờ 45 phút, khi xe lưu thông đến trước ngã ba giao lộ đường ĐT743B và Đại lộ Độc Lập đoạn thuộc khu phố Thống Nhất 2, phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Bình Dương, đèn giao thông báo tín hiệu xanh (còn khoảng 17-18 giây), Long nhìn về phía trước thấy 01 ánh đèn xe môtô với khoảng cách xa lưu thông chiều ngược lại, Long bật đèn xi-nhan rẽ trái và cho xe chuyển hướng từ đường ĐT743B sang Đại lộ Độc Lập để đi Cầu vượt Sóng Thần. Khi xe ôtô vào ngã ba giao lộ, phần đầu xe ôtô đầu kéo đang hướng sang Đại lộ Độc Lập, rơ-mooc đến vị trí giữa giao lộ ở phần đường xe chạy theo hướng xe


lưu thông từ Bình Chiểu về ngã tư 550. Lúc này xe môtô biển số 59N1 - 909.63 do Trần Văn Trường, sinh ngày 12/8/1991, cấp bậc: Trung úy, chức vụ: Trung đội trưởng, đơn vị: Trung đội 12, Đại đội 4, Tiểu đoàn 26, Bộ Tham mưu, Quân đoàn 4, trong tình trạng đã sử dụng rượu bia đang điều khiển xe đi tới, phần đầu phía trước của xe mô tô va chạm mạnh vào phần cản bảo hiểm bên phải rơmoóc, vùng đầu và mặt của Trường đập vào bên phải, phía trước rơmoóc, sau đó người và xe ngã ra đường. Nghe tiếng va chạm, Long phanh xe dừng hẳn. Long xuống xe vẫy nhờ một người dân đang điều khiển mô tô ngang qua hiện trường cùng đưa Trường đi cấp cứu tại Bệnh viện 4/ Quân đoàn 4. Nguyễn Văn Hoàng A ở lại hiện trường, không liên lạc được chủ xe nên Hoàng Anh tự ý điều khiển xe đi giao hàng ở Cảng Cát Lái sau đó điều khiển xe về đến bãi xe ở phường An Phú. Khi các công an khám nghiệm hiện trường, ghi lời khai ban đầu, Phạm Hoàng Long có mặt tại hiện trường nhưng không thừa nhận mình là người điều khiển xe trong vụ va chạm. Hậu quả: Trần Văn Trường tử vong tại bệnh viện Quân y 4/ Quân đoàn 4. Tại Kết luận giám định pháp y tử thi số: 291/GĐPY ngày 20/4/2018 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương kết luận nguyên nhân chết của Trần Văn Trường: Đa chấn thương, chấn thương sọ não. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát đề nghị áp dụng 03 tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 và 01 tình tiết giảm nhẹ: “Người bị hại cũng có lỗi” để giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015; rút lại đề nghị áp dụng tình tiết “Đầu thú” như đã ghi nhận trong bản cáo trạng trước đó. Tòa án tuyên bố bị cáo Phạm Hoàng Long phạm tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ"; Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS; 04 tình tiết giảm nhẹ: bao gồm tình tiết quy định tại điểm b, s khoản 1 và 02 khoản 2 Điều 51 BLHS: Bị hại cũng có lỗi và đầu thú tuyên hình phạt tù thời hạn 01 năm nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 02 năm. Ở vụ án này, mặc dù Viện kiểm sát cũng có nhận định và đề nghị cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ này, tuy nhiên do văn bản của Ngành đã rút kinh nghiệm nên Kiểm sát viên phải thay đổi một phần đề nghị của mình trong phần luận tội.

Theo quan điểm của Viện kiểm sát quân sự trung ương tại Kết quả kiểm tra


bản án số 21/TB-VKS ngày 26/12/2018 của Viện kiểm sát quân sự trung ương: Kết luận rút kinh nghiệm vể thiếu sót trong Bản án số 03/2018/HSST ngày 16/11/2018 của Tòa án quân sự khu vực/ Thủ đô Hà Nội là việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ người phạm tội “đầu thú” theo khoản 2 Điều 51 BLHS là không đúng bởi lẽ khi có tai nạn xảy ra, người lái xe phải có trách nhiệm trình báo ngay với cơ quan công an theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ nên không thể coi việc bị cáo trình báo với cơ quan Công an là tình tiết giảm nhẹ”.

Nhưng xét thấy rằng quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS của Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 trong vụ án nêu trên phù hợp với hướng dẫn tại Công văn số 81/2002 ngày 10/6/2002 của TANDTC trong mục phân biệt trường hợp “đầu thú” và “tự thú”. Trong nội dung của công văn hướng dẫn: “Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật… Nếu có người biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội”.

Văn bản rút kinh nghiệm nói trên mặc dù không phải là hướng dẫn chính thức về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhưng cũng gây khó khăn trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong các trường hợp tương tự cho người phạm tội. Đơn cử là trong trường hợp này, Kiểm sát viên tại phiên tòa đã rút lại một tình tiết giảm nhẹ so với Cáo trạng đã công bố. Một trong những đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế trong công tác giải thích pháp luật là các văn bản giải thích luật phải trên cơ sở quy định của luật và để thi hành luật. Văn bản giải thích đơn ngành không thể trái với Thông tư liên ngành về cùng một vấn đề và cùng một nội dung mà luật quy định [8].

2.3.2. Vướng mắc trong xác định “chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS.

Đây là một tình tiết giảm nhẹ có tỉ lệ áp dụng khá thấp trong số liệu khảo sát tại địa bàn Quân khu 7. Theo số liệu chỉ có 02 vụ trong khoảng thời gian khảo sát từ


năm 2016 đến năm 2020. Nhưng trên thực tế lại có trường hợp xảy ra việc nhận định khác nhau giữa Tòa án và Viện kiểm sát về xác định như thế nào là thiệt hại không lớn.

Tác giả đưa ra vụ án đã được xét xử xảy ra trên thực tế địa bàn Quân khu 7 về sự khác nhau trong nhận định nói trên:

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 18/2018/HS-ST ngày 29/11/2018 của Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 xét xử bị cáo Văn Ngọc Tình Nghĩa về tội “Cướp giật tài sản” với hành vi phạm tội và kết quả giải quyết vụ án như sau: Văn Ngọc Tình Nghĩa là dân quân thường trực thuộc Ban chỉ huy quân sự Quận 11/ Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 06/6/2017. Khoảng 22 giờ 00 phút ngày 20/6/2018, Nghĩa từ ý rời đơn vị về nhà tại địa chỉ số quận 11, thành phố Hồ Chí Minh và mượn xe mô tô hiệu Yamaha Nouvo biển số 59Y2-082.00 của anh ruột tên Văn Ngọc Sơn để đi chơi. Nghĩa đi qua quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trên đường 24A hướng từ đường Tỉnh lộ 10 về đường số 19, thuộc phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân thì Nghĩa phát hiện chị Lê Túy Na điều khiển xe mô tô hiệu Honda AirBlade biển số 47M1-399.25 chạy phía trước có đeo chéo qua vai trước bụng một túi xách màu đen nên Nghĩa nảy sinh ý định cướp giật tài sản nên đã điều khiển xe mô tô bám theo Lê Túy Na. Đến khoảng 23 giờ 40 phút ngày 20/6/2018 khi đến trước địa chỉ số 83 đường 24A, khu phố 5, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Nghĩa điều khiển xe mô tô áp sát bên phải xe chị Na đang điều khiển và dùng tay trái giật cái túi xách màu đen của chị Na rồi tăng ga bỏ chạy nhưng do hai xe va chạm vào nhau làm cả hai té ngã xuống đường, Nghĩa bị người dân và lực lượng công an phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân đang trên đường tuần tra bắt giữ đưa về trụ sở công an phường cùng các vật chứng là 01 xe mô tô hiệu Yamaha Nouvo , 01 túi xách màu đen bên trong gồm 01 điện thoại di động hiệu Iphone 7 plus màu đen, 01 giấy chứng minh nhân dân, 01 giấy đăng ký xe, 01 giấy phép lái xe tên Lê Túy Na và 560.000 đồng. Lê Túy Na sau khi bị té ngã xuống đường bị thương phải đi khám và điều trị thương tích tại bệnh viện Triều An chi phí hết

520.000 đồng và có đơn xin từ chối giám định thương tích. Tòa án quân sự khu vực


1 Quân khu 7 nhận định: Bị cáo phạm tội gây thiệt hại không lớn, do khi bị cáo phạm tội bị bắt quả tang, tài sản được thu hồi toàn bộ ngay sau khi gây án và còn nguyên vẹn nên cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS “Phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn”. Viện kiểm sát có văn bản kiến nghị HĐXX về việc nhận định như trên là chưa khách quan, toàn diện về hậu quả gây ra bởi hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án. Xét tính chất của vụ án là rất nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo nguy hiểm cho xã hội, hơn nữa bị cáo Văn Ngoc Tình Nghĩa hoàn toàn nhận thức được tính chất nguy hiểm về hành vi của mình khi sử dụng xe mô tô làm công cụ cướp giật khi Lê Túy Na đang lưu thông cùng chiều phía trước có thể làm cho bị hại té ngã xuống đường gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng nhưng bị cáo vẫn thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên nội dung kiến nghị này vẫn chưa có văn bản giải quyết, bản án có hiệu lực pháp luật.

Tình tiết “chưa gây thiệt hại” đến nay đang tồn tại 02 văn bản có nội dung hướng dẫn của hai ngành Tòa án và Viện kiểm sát gây khó khăn trong việc áp dụng: Theo điểm 6.2.1.7 Sổ tay Thẩm phán TANDTC năm 2009 hướng dẫn “Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Cần phân biệt với phạm tội chưa đạt (phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội).” Tại văn bản số 994/VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của VKSNDTC gửi VKSND tỉnh Thanh Hóa có hướng dẫn “Chưa gây thiệt hại” là trường hợp hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra trên thực tế như trộm cắp chưa lấy được tài sản, chưa chuyển dịch tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản. Nếu đã dịch chuyển tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản mà bị quần chúng phát hiện, đuổi theo và bị bắt quả tang hay được cơ quan điều tra thu hồi trong quá trình điều tra thì không thuộc trường hợp chưa gây thiệt hại”. Hướng dẫn trong văn bản số 994/ VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của VKSNDTC gửi VKSND tỉnh Thanh Hóa so với hướng dẫn của Sổ tay Thẩm phán thì còn có sự khác nhau về nhận định nên nội dung này cần có thống

nhất chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022