phạm cụ thể mà tòa án dựa vào đó và cùng với các tình tiết khác để chọn loại và mức hình phạt cụ thể đối với bị cáo khi xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đã được thực hiện. Chỉ khi bảo đảm được sự cân nhắc tổng thể các tình tiết đó và với việc dựa vào các căn cứ khác (nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng), tòa án mới có đầy đủ căn cứ để quyết định được một loại và mức hình phạt đúng pháp luật, công bằng, hợp lý.
Các tình tiết (dấu hiệu) thuộc mặt khách quan ảnh hưởng rất lớn đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và do đó ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt.
Trong một số trường hợp các tình tiết như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, hậu quả, phương pháp, phương tiện thực hiện tội phạm được nhà làm luật quy định là những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: tình tiết "vùng rừng núi, rừng biển, vùng hiểm ác khác" (Điều 83); "dùng vũ khí hoặc phương tiện thủ đoạn khác" (khoản 2 Điều 133); "trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự" (Điều 316)…có vai trò quyết định trong việc định tội danh và ở một mức độ nhất định nào đó, cũng ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt. Trong một số trường hợp khác, những tình tiết trên không được các nhà làm luật quy định là những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì chúng không có ý nghĩa đối với việc định tội danh, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định hình phạt đối với bị cáo. Bởi vậy, trong mọi trường hợp, cần phải xác định và cân nhắc các tình tiết đó để có căn cứ đầy đủ cho việc quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Hậu quả do tội phạm gây ra ảnh hưởng lớn đến việc quyết định hình phạt. Trong những trường hợp việc gây ra hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì chúng không được coi là dấu hiệu tăng nặng. Các hậu quả không được luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc quyết định hình phạt.
Mức độ nghiêm trọng của hậu quả do tội phạm gây ra ảnh hưởng đến mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quyết định.
Các tình tiết như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương pháp, phương tiện thực hiện tội phạm, trong những trường hợp không được luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, có ý nghĩa quan trọng đối với việc cá thể hóa hình phạt.
Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với việc quyết định hình phạt.
Trước hết, các hình thức, các loại và mức độ của lỗi có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và việc quyết định hình phạt. Thông thường, trong những trường hợp gây ra hậu quả giống nhau, các tội phạm được thực hiện do cố ý được nhà làm luật đánh giá có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn các tội phạm được thực hiện do vô ý và quy định hình phạt nghiêm khắc hơn (Điều 93 và Điều 99 Bộ luật hình sự). Để quyết định một hình phạt công bằng, hợp lý, phù hợp với lỗi của người phạm tội, ngoài việc xác định đúng hình thức lỗi, việc xác định rò từng loại lỗi trong mỗi hình thức cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định mức độ hình phạt.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội có ảnh hưởng lớn đến mức độ lỗi của người phạm tội. Điều đó cũng có nghĩa là giữa tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện và mức độ lỗi có tồn tại mối quan hệ trực tiếp và mối quan hệ đó được thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội đã thực hiện càng nguy hiểm thì mức độ lỡi của chủ thể càng lớn và do đó mức hình phạt được quyết định càng phải nghiêm khắc.
Ngoài ra, động cơ, mục đích, đặc điểm nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội…cũng ảnh hưởng đến mức độ
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Ý Nghĩa Của Quyết Định Hình Phạt
- Nguyên Tắc Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Quyết Định Hình Phạt
- Nguyên Tắc Cá Thể Hóa Hình Phạt Trong Quyết Định Hình Phạt
- Các Căn Cứ Quyết Định Hình Phạt Trong Đồng Phạm
- Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Trong Đồng Phạm
- Số Lượng Các Vụ Án Có Đồng Phạm
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
lỗi của người thực hiện tội phạm và phải được cân nhắc khi quyết định hình phạt.
Tóm lại, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một trong những căn cứ quan trọng của việc quyết định hình phạt. Có nhiều tình tiết, dấu hiệu ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện. Bởi vậy, tòa án phải cân nhắc tổng thể các tình tiết, dấu hiệu đó mới bảo đảm cho việc quyết định một hình phạt công bằng, hợp lý đối với bị cáo.
2.3.3. Nhân thân người phạm tội
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, nhân thân người phạm tội được nghiên cứu với tính chất là một căn cứ khi quyết định hình phạt. Căn cứ này đòi hỏi Tòa án khi quyết định hình phạt phải xác định loại và mức hình phạt cụ thể không chỉ tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà còn phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội để bảo đảm hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội. Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt là một trong những biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt được thể hiện rò trong luật hình sự nước ta và được thực tiễn xét xử ghi nhận và áp dụng [40, tr. 142; 145].
Cân nhắc nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt không có nghĩa là chỉ cân nhắc nhân thân nói chung mà cân nhắc những đặc điểm nhất định liên quan đến mục đích hình phạt [38, tr. 80-81]. Cụ thể, để xác định những đặc điểm nào thuộc về nhân thân người phạm tội, khi xem xét, cân nhắc để quyết định hình phạt, cần phải dựa vào hai tiêu chí cơ bản sau: một là, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan trực tiếp đến tội phạm, đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hai là, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến việc
đạt được mục đích của hình phạt, đến khả năng cải tạo và giáo dục người phạm tội [15, tr. 171-172].
Như vậy, dựa vào hai tiêu chí trên, có thể xác định được những đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau:
Thứ nhất, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đây là những đặc điểm mà khi có ở người phạm tội thì làm tăng hoặc giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Những đặc điểm này được luật quy định thành những tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự; tái phạm hay tái phạm nguy hiểm; là người chưa thành niên phạm tội hoặc người đã thành niên… Tòa án phải cân nhắc những tình tiết thuộc nhóm này khi quyết định hình phạt.
Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Đây là đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt. Cân nhắc những đặc điểm này đảm bảo cho tòa án lựa chọn được hình phạt cụ thể cho người phạm tội sao cho tạo khả năng lớn nhất để đạt được mục đích của hình phạt. Những đặc điểm này bao gồm: thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, thái độ tự thú hoặc hối cải; lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố…
Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ. Cân nhắc những đặc điểm này để quyết định hình phạt giúp cho tòa án lựa chọn được loại hình phạt cụ thể sao cho loại hình phạt đó có tính thực tế, tính khả thi, phù hợp với các quy định của luật hình sự và tạo điều kiện, khả năng lớn nhất để đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội. Những đặc điểm này bao gồm: những người mắc bệnh hiểm nghèo,
người già yếu, phụ nữ có thai hay đang nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…
Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến các đối tượng thuộc các chính sách ưu đãi của xã hội của Đảng và Nhà nước. Việc cân nhắc những đặc điểm thuộc nhóm này khi quyết định hình phạt giúp cho tòa án lựa chọn được loại và mức hình phạt cụ thể, chính xác và cũng không ngoài mục đích nhằm đạt được các mục đích của hình phạt. Những đặc điểm này bao gồm: người phạm tội thuộc dân tộc thiểu số ít người; người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ; gia đình có công với cách mạng, những người có chức sắc trong tôn giáo…[40, tr. 55]
2.3.4. Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự không được quy định trong các cấu thành tội phạm cụ thể mà được quy định ở phần chung của Bộ luật hình sự.
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được cân nhắc khi quyết định hình phạt là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về nhân thân người phạm tội được quy định cụ thể trong luật hoặc quy định cụ thể trong luật nhưng được tòa án cân nhắc với ý nghĩa làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ đó được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được cân nhắc khi quyết định hình phạt là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về nhân thân người phạm tội được quy định cụ thể trong luật có ý nghĩa làm tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng đó được quy định ở Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.
Khi cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với bị cáo, tòa án phải tuân thủ nghiêm túc quy định có tính nguyên tắc rằng các tình tiết tăng nặng chỉ là những tình tiết được quy định trong luật (điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999), còn các tình tiết giảm nhẹ có thể là những tình tiết được quy định trong luật, cũng có thể là những tình tiết không được quy định cụ thể trong luật nhưng được Tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ và cần phải nói rò lý do và ghi rò trong bản án.
Những trường hợp phạm tội có các tính chất giảm nhẹ làm cho tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội hơn những trường hợp phạm tội không có các tình tiết đó và trong những điều kiện khác tương đương, việc có các tình tiết giảm nhẹ làm cơ sở để tòa án quyết định loại và mức hình phạt ít nghiêm khắc hơn. Trong một vụ án, nếu có càng nhiều các tình tiết giảm nhẹ, mức độ giảm nhẹ của từng tình tiết càng lớn thì mức độ giảm nhẹ hình phạt càng lớn và trong một số trường hợp, có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hoặc miễn hình phạt.
Ngược lại, những trường hợp phạm tội có các tình tiết tăng nặng làm cho tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội nguy hiểm cho xã hội hơn những trường phạm tội không có tình tiết đó. Và đương nhiên, trong những điều kiện khác giống nhau, việc có các tình tiết tăng nặng đó là một trong những cơ sở để tòa án quyết định một hình phạt nghiêm khắc hơn. Trong một vụ án, số lượng tình tiết tăng nặng càng nhiều, ý nghĩa tăng nặng của từng tình tiết đó càng lớn thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội càng cao, do đó hình phạt được áp dụng đối với bị cáo càng phải nghiêm khắc [42, tr. 421].
Khi đáng giá, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự tòa án phải ghi cụ thể trong bản án những tình tiết nào được coi là tình tiết giảm nhẹ, những tình tiết nào được cân nhắc với ý nghĩa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc chỉ ra một cách cụ thể các tình tiết giảm nhẹ
và tăng nặng trong bản án làm cho hình phạt được tuyên có sức thuyết phục, có căn cứ hơn đối với người bị kết án và những người khác, tạo điều kiện cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, thể hiện tính công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp lý và tính có căn cứ của bản án.
Việc cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong luật không phải là quyền và nghĩa vụ của tòa án. Nghĩa vụ đó được thể hiện ở chỗ, theo luật, trong mọi trường hợp tòa án phải cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong vụ án cùng với các tình tiết khác để có đầy đủ căn cứ quyết định một hình phạt hợp lý, công bằng, phù hợp với lỗi của bị cáo.
Trong một vụ án, có nhiều tình tiết thu thập được rất đa dạng, phức tạp và mâu thuẫn với nhau có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt. Để có một phán xét và quyết định cụ thể về loại và mức hình phạt cần tuyên, thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải dựa vào ý thức pháp luật của mình để đánh giá ý nghĩa của từng tình tiết ở dạng riêng lẻ và ở dạng tổng thể của chúng. Rò ràng, ở đây ý thức pháp luật được thể hiện như một trong những căn cứ mà thẩm phán và hội thẩm nhân dân dựa vào đó để đánh giá các tình tiết của vụ án, xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết chủ quan và khách quan trong phạm vi chế tài tương ứng, chọn và quyết định một loại và mức hình phạt đúng pháp luật, công bằng có khả năng lớn nhất để cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.
Như vậy, các căn cứ quyết định hình phạt là những cơ sở pháp lý được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành mà tòa án phái tuân thủ khi quyết định hình phạt cho người phạm tội, bao gồm: các quy định của Bộ luật hình sự, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Chương 3
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
3.1. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM
Đồng phạm và một hình thức thực hiện tội phạm đặc biệt mà trong đó hai người trở lên cùng thực hiện tội phạm. Do đó, khi tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm thì tội phạm đó thay đổi về chất và mang tính nguy hiểm cao hơn tội phạm riêng lẻ. Khi phạm tội có nhiều người cùng tham gia thì người phạm tội có tâm lý dựa vào sức mạnh tập thể sẽ hành động liều lĩnh hơn, do đó có khả năng gây hậu quả lớn hơn và có điều kiện che giấu tội phạm, chống lại việc phát hiện điều tra của cơ quan pháp luật. Thực tiễn đấu tranh với các trường hợp đồng phạm cho thấy, phần lớn những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là hình thức phạm tội bởi hình thức phạm tội có đồng phạm. Do tính chất đặc thù đó, cho nên nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm không giống trường hợp phạm tội riêng lẻ. Vì vậy, quyết định hình phạt trong đồng phạm ngoài việc tuân thủ các quy định của quyết định hình phạt nói chung, tòa án còn phải tuân thủ các nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt trong đồng phạm và quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự.
3.1.1. Các nguyên tắc của quyết định hình phạt trong đồng phạm
Đồng phạm là một hình thức phạm tội đặc biệt, vì vậy khi quyết định hình phạt trong những người đồng phạm không những phải tuân thủ những nguyên tắc chung cho mọi trường hợp phạm tội mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc có tính riêng biệt, đặc thù cho trường hợp đồng phạm.