Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 2


tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh, thống kê. Trong đó, nghiên cứu những vấn đề lý luận chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp để làm rò những vấn đề lý luận về các tình tiết giảm nhẹ; nội dung khó khăn vướng mắc trong thực tiễn sử dụng tập trung bằng phương pháp thống kê và phân tích để làm sáng tỏ nội dung.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận:

Thông qua những nội dung luận văn phân tích, đề ra: chế định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được thể hiện rò nét và đa chiều dựa trên nghiên cứu và chắt lọc các quan điểm của những người nghiên cứu trước, góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn địa bàn Quân khu 7.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Luận văn là tài liệu tham khảo bảo đảm sự tin cậy và có ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu và áp dụng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Đồng thời cũng là tài liệu để củng cố, xây dựng kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn trong thời gian tới, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như áp dụng pháp luật của các cơ quan Điều tra hình sự, Viện kiểm sát và Tòa án. Từ đó, góp phần trong việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chính xác, đảm bảo được công bằng, thể hiện đúng tinh thần nhân đạo, hướng thiện của Đảng và Nhà nước trong chính sách pháp luật hình sự và mục đích của hình phạt trong mỗi bản án, quyết định của Tòa án.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các từ viết tắt, tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 03 chương như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Quân khu 7, Việt Nam.

Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp áp dụng đúng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Quân khu 7 Việt Nam.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 2


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.1. Những vấn đề lý luận của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

a. Khái niệm

“Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực pháp luật hình sự, có vai trò quan trọng trong việc xem xét, quyết định hình phạt. Mặc dù vậy nhưng từ trước đến nay chưa có khái niệm chính thống về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong khoa học pháp lý hiện nay cũng còn nhiều quan điểm và cách định nghĩa khác nhau, chưa thống nhất để có một khái niệm áp dụng thống nhất.

Theo từ điển pháp luật hình sự: tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là “tình tiết ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự của trường hợp phạm tội cụ thể theo hướng làm giảm xuống so với trường hợp bình thường” [9, tr.240]. Phân tích theo ý nghĩa ngôn ngữ tiếng Việt, thuật ngữ “tình tiết” được hiểu là sự việc nhỏ trong quá trình diễn biến của sự kiện, tâm trạng [34, tr.997], thuật ngữ “giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” được hiểu là việc miễn, giảm tác động cưỡng chế hình sự thuộc nội dung của TNHS. Theo cách hiểu trên, những tình tiết của tội phạm trong vụ án mà làm giảm mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội so với trường hợp không có các tình tiết này có thể được gọi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh nêu: "Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết không có ý nghĩa về mặt định tội, định khung hình phạt mà chỉ có tác dụng làm giảm mức độ trách nhiệm hình sự trong phạm vi một khung hình phạt nhất định. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không được quy định trong các điều khoản của Phần các tội phạm như các tình tiết định tội, định khung hình phạt


mà được quy định riêng tại Điều 46 BLHS" [28, tr.315]. Quan điểm này được định nghĩa dựa trên đặc trưng pháp lý của các tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Theo Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Trường Đại học Huế do GS.TS Vò Khánh Vinh chủ biên định nghĩa: "Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được cân nhắc khi quyết định hình phạt là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về nhân thân người phạm tội được quy định cụ thể trong luật hoặc không được quy định cụ thể trong luật nhưng được Tòa án cân nhắc với ý nghĩa làm giảm trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội" [27, tr.423].

Ngoài ra, khái niệm tình tiết giảm nhẹ TNHS còn được đề cấp dưới một số cách tiếp cận khác như:

Trong quyển bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần chung, Thạc sĩ Đinh Văn Quế khái niệm: “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là các tình tiết trong vụ án cụ thể nó sẽ làm giảm trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong một khung hình phạt” [11, tr.240].

- Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh định nghĩa: “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết của vụ án hình sự, liên quan đến việc giải quyết trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa làm giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh khả năng cải tạo tốt hoặc hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội đáng được khoan hồng" [36, tr.32]

- Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt trong bài viết về ảnh hưởng của các tình tiết giảm nhẹ trong việc quyết định hình phạt trên tạp chí khoa học pháp lý số 01/2004: “Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự, với tính chất là giảm nhẹ chung hoặc là tình tiết do Tòa án tự xem xét, cân nhắc và ghi rò trong bản án (nếu trong vụ án hình sự không có tình tiết này) đồng thời là một trong những căn cứ để cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền và Tòa án tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn trong một phạm vi khung hình phạt" [35, tr.1].


Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự. Các tình tiết này là căn cứ để cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền hoặc Tòa án trong từng giai đoạn tố tụng tương ứng cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội theo hướng giảm nhẹ hơn. Việc áp dụng các tình tiết này đảm bảo nguyên tắc công bằng và thể hiện được sự khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội.

b. Đặc điểm của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Qua nghiên cứu quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định trong BLHS và các văn bản hướng dẫn áp dụng và từ khái niệm nêu ở trên có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của tình tiết giảm nhẹ TNHS như sau:

Một là, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự, cụ thể trong BLHS hiện hành quy định 22 tình tiết giảm nhẹ từ điểm a đến điểm x khoản 1 Điều 51. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 51 cũng quy định có thể xem xét trường hợp “đầu thú” hoặc một số tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ nhưng phải ghi rò lý do giảm nhẹ trong bản án.

Hiện nay chưa có văn bản thay thế nên trên thực tế các cơ quan tố tụng vẫn áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 và Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS năm 1999 và một số tình tiết giảm nhẹ khác tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 do Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc áp dụng. Việc tiến bộ của quy phạm pháp luật luôn theo sau sự phát triển của các quan hệ xã hội nên việc không thể dự liệu hết các tình huống trong thực tế là đương nhiên. Chính vì vậy, việc quy định các tình tiết khác có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ chính là thể hiện sự linh hoạt trong hoạt động đánh giá, xem xét của cơ quan tiến hành tố tụng mà đặc biệt là Hội đồng xét xử trong việc áp dụng cho bị cáo được hưởng các tình tiết này. Điều này làm cho việc xét xử có tính khách quan hơn, công bằng hơn và thể hiện tính nhân đạo và khoan hồng của pháp luật.

Hai là, các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa trong việc làm giảm đi trách


nhiệm hình sự của người được áp dụng các tình tiết này so với trường hợp người không được áp dụng.

Kết quả của việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ có thể giảm mức hình phạt trong một khung hình phạt, chuyển xuống một hình phạt ở khung hình phạt nhẹ hơn trong cùng một điều luật, chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn, miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, áp dụng án treo. Trong các trường hợp áp dụng phổ biến, người phạm tội thường được xem xét áp dụng giảm hình phạt trong khung hình phạt đang bị áp dụng, mức giảm nhiều hay ít tỉ lệ thuận với số lượng và mức độ làm giảm nhẹ tính nguy hiểm cho xã hội của tình tiết được áp dụng; Ngoài ra còn có một điểm mới so với Điều 47 BLHS năm 1999 đó là tại khoản 2 Điều 51 BLHS quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể”.

Ba là, không có quy định về giá trị giảm nhẹ cụ thể cho các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Đây là đặc điểm mang đến cho hình phạt sự phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Giá trị giảm nhẹ của các tình tiết giảm nhẹ trong từng trường hợp phạm tội không giống nhau, mức áp dụng và mức giảm nhẹ được áp dụng khác nhau. Mỗi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa và giá trị giảm nhẹ mức độ nguy hiểm cho xã hội ở từng loại tội phạm. Có tình tiết thì ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho đa số các trường hợp phạm tội, nhưng có tình tiết thì ảnh hưởng ít hơn. Ví dụ: tình tiết thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải có ảnh hưởng và giá trị giảm nhẹ lớn với đa số các hành vi phạm tội, tuy nhiên, tình tiết “bồi thường thiệt hại” thì có giá trị lớn hơn đối với tội phạm xâm phạm về sở hữu, còn đối với nhóm tội khác thì giá trị giảm nhẹ không cao bằng.

Ba là, các tình tiết giảm nhẹ TNHS không quy định giới hạn về số lượng.

Ngoài 22 tình tiết được quy định theo dạng liệt kê tại khoản 1 Điều 51 BLHS, tình tiết đầu thú quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS và một số tình tiết khác được


hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP thì trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có tự mình hoặc theo đề nghị để tiến hành xem xét, đánh giá từng tình tiết trong từng trường hợp cụ thể để quyết định áp dụng là tình tiết giảm nhẹ và ghi rò lý do áp dụng trong bản án.

Bốn là, mức độ ảnh hưởng của tình tiết giảm nhẹ quy định ở khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS không giống nhau, trong từng khoản 1 và 2 Điều 51 BLHS, mức độ làm giảm độ nguy hiểm cho xã hội của từng tình tiết giảm nhẹ cũng không giống nhau nên theo đó mức độ ảnh hưởng đến việc quyết định giảm nhẹ hình phạt cũng khác nhau.

Cùng một tình tiết giảm nhẹ nhưng đối với loại tội phạm này có mức ảnh hưởng đáng kể nhưng đối với tội phạm khác lại tác động khá hạn chế. Điều 54 Bộ luật hình sự cũng có quy định thể hiện rò ràng giá trị của tình tiết giảm nhẹ ở khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS là khác nhau: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt … khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này”. Theo đó, chỉ có thể áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất khi có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 BLHS. Tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật hình sự về án treo, tại khoản 3 Điều 2 quy định một trong những điều kiện áp dụng án treo đó là: “Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự…”

c. Vai trò của các tình tiết giảm nhẹ TNHS

Tình tiết giảm nhẹ TNHS là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh, tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội. Theo đó, tình tiết giảm nhẹ có vai trò sau:

- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt. Khoản 1 Điều 50 BLHS quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng


nặng trách nhiệm hình sự.”

- Phản ảnh chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Mặc dù mục đích lớn nhất của hình phạt là trừng trị và răn đe người phạm tội nhưng cũng không thể phủ nhận chủ trương của Nhà nước ta trong việc quyết định và thi hành hình phạt là đủ nghiêm khắc để trừng trị người phạm tội nhưng cũng bảo đảm mục đích quan trọng khác đó là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Cũng chính vai trò giúp nhìn nhận đúng bản chất tội phạm, khả năng cải tạo, giáo dục tội phạm nằm trong sự đánh giá tổng hợp các tình tiết khác để xác định mức độ khoan hồng mà người phạm tội được hưởng.

- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là căn cứ để giảm mức hình phạt trong giới hạn khung hình phạt đang được áp dụng. Trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS, HĐXX có thể xem xét, đưa ra quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất hoặc chuyển sang một hình phạt khác nhẹ hơn, miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, hưởng án treo.

- Các tình tiết giảm nhẹ TNHS làm giảm đi mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội chứ không làm thay đổi (giảm đi) tính chất nguy hiểm của tội phạm.

d. Ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

* Ý nghĩa pháp lý

- Là phương tiện phân hóa TNHS trong luật.

- Được sử dụng như là phương tiện cá thể hóa TNHS trong áp dụng pháp luật

- Là một trong những điều kiện cần thiết để đạt được mục đích của hình phạt và tránh áp dụng biện pháp ngăn chặn có tính nghiêm khắc cao quá mức cần thiết.

Các tình tiết giảm nhẹ TNHS là chế định có ý nghĩa rất lớn cả về mặt xã hội cũng như mặt pháp lý. Đây là cơ sở để người áp dụng pháp luật thực hiện các biện pháp phân hóa và cá thể hóa TNHS, áp dụng các biện pháp xử lý khoan hồng về hình sự, bảo đảm một phán quyết công bằng và nhân đạo, tạo tiền đề quan trọng về tâm lý cho quá trình cải hóa người phạm tội. Vì những ý nghĩa quan trọng đó, thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS.

* Ý nghĩa về mặt xã hội

Việc quy định các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa lớn về mặt xã hội. Bằng


việc áp dụng và thực thi các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội trong lĩnh vực hình sự. Đồng thời đây cũng là nội dung thể hiện rò ràng nhất nguyên tắc khoan hồng, nhân đạo của nhà nước đối với người phạm tội. Đó chính là ý nghĩa về mặt xã hội của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự. [37]

Quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong pháp luật hình sự với hệ thống thang bậc tiết giảm TNHS có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước về tội phạm và TNHS

1.1.2. Phân loại các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sắp xếp tại khoản 1 Điều 51 BLHS không được sắp xếp theo nhóm nhất định. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào các đặc điểm liên quan đến các yếu tố chủ quan, khách quan, hậu quả hay nhân thân, khả năng giáo dục cải tạo người phạm tội để phân loại thành các nhóm sau:

1.1.2.1. Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

* Tình tiết giảm nhẹ liên quan đến hậu quả của tội phạm, như:

- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

* Tình tiết giảm nhẹ TNHS theo yếu tố nhân thân tác động đến hành vi, như: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng

* Tình tiết giảm nhẹ TNHS theo nhóm yếu tố lỗi của người phạm tội, như:

- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra

- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức

- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí