lỗi của mình gây ra
- Phạm tội do lạc hậu
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
1.1.2.2. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo nhóm phản ánh khả năng có thể cải tạo, giáo dục của người phạm tội.
Nhóm này bao gồm các tình tiết như:
- Người phạm tội tự thú
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội
Có thể bạn quan tâm!
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 1
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 2
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 4
- Khái Quát Tình Hình Áp Dụng Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự.
- Thực Tiễn Áp Dụng Đúng Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự .
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ
1.1.2.3. Các tình tiết giảm nhẹ TNHS liên quan đến chủ thể đặc biệt
Nhóm này bao gồm các tình tiết như:
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
- Người phạm tội là phụ nữ có thai
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1.2.1. Quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, chúng ta lập lên nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh dấu thời kỳ hiện đại trong lịch sử đất nước.
Giai đoạn từ năm 1945 đến 1985: Trong giai đoạn này Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp luật, chủ yếu là trên lĩnh vực hành chính và pháp luật hình sự -
đây chính là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc và đảm bảo trật tự xã hội. Giai đoạn này, pháp luật hình sự chưa nêu rò và cụ thể các tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội.Tuy nhiên, một số Sắc lệnh đã có sự xuất hiện của quy định về tình tiết giảm nhẹ trong xử lý một số tội phạm cụ thể. Có thể nói đến Sắc lệnh 223 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 27/11/1946 về chống tham nhũng quy định tại Điều 2: “Người phạm tội đưa hối lộ cho một công chức mà tự ý cáo giác cho nhà chức trách việc hối lộ ấy và đã chứng minh rằng đã đưa hối lộ là vì bị nhà chức trách cưỡng bách…Trong trường hợp này, tang vật hối lộ được hoàn lại” và Sắc lệnh số 151 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/4/1953 có nêu tại Điều 6 như sau: “những kẻ cưỡng bức hay bị lừa gạt mà phạm tội thì tùy tội nặng nhẹ và thái độ hối lỗi của họ mà sẽ bị phạt tù từ 1 năm trở xuống” quy định này đã khuyến khích công dân về hậu quả được giảm nhẹ khi thành khẩn khai báo, tự thú hoặc tố giác tội phạm.
Nhìn chung, pháp luật hình sự trong giai đoạn này chưa có quy định chung về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội mà chỉ nằm trong nội dung của việc quy định xử lý một tội phạm cụ thể nào đó nằm trong sắc lệnh được ban hành. Mặc dù vậy, phải khẳng định đây là tiền đề, cơ sở của việc xây dựng quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của BLHS đầu tiên của Việt Nam sau này.
Giai đoạn từ 1985 đến nay: Nhà nước ban hành Bộ luật hình sự số 17- LCT/HĐNN7 ngày 27/6/1985 (Bộ luật Hình sự năm 1985) đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam và cũng là đánh dấu bước khởi đầu của quá trình pháp điển hóa pháp luật hình sự. Ở BLHS năm 1985, lần đầu tiên có điều luật riêng biệt nằm tại phần chung, quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được áp dụng chung cho tất cả các tội phạm được quy định trong Bộ luật. Cụ thể, tại Điều 38 "Những tình tiết giảm nhẹ" , tại khoản 1 quy định 7 tình tiết giảm nhẹ từ điểm a đến điểm h và khoản 2 Điều 38 quy định: “Khi quyết định hình phạt, Toà án có thể coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi trong bản án.”
Bộ luật hình sự thứ 2 trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam là Bộ luật hình sự năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của BLHS năm 1985. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi cơ
bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình sự Việt Nam. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định Điều 46 với tên gọi “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”. Tên gọi này đã phản ánh chính xác hơn về vai trò và tính chất của nội dung điều luật. Về nội dung, dựa trên quy định của Bộ luật hình sự năm 1985, Điều 46 Bộ luật hình sự quy định 18 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được liệt kê ở khoản 1 từ điểm a đến s. Trong khoản 1, Điều 46 đã sửa đổi bổ sung so với Điều 38 BLHS năm 1985 cụ thể như sau: các tình tiết được quy định lại các điểm a, b, d, e, h được tách ra từ dạng gộp thành riêng lẻ ở từng điểm; bổ sung các tình tiết “khắc phục hậu quả, người phạm tội đã lập công chuộc tội, người phạm tội có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác; bỏ tình tiết đã quy định tại điểm đ và g Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 (phạm tội do cưỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác và phạm tội do trình độ non kém. Bỏ nội dung quy định tại khoản 3 Điều 38 BLHS năm 1985 và thay thế bằng nguyên tắc không áp dụng tình tiết là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu tình tiết đó là dấu hiệu để định tội hoặc định khung hình phạt. Quy định nguyên tắc mới này đã giải quyết được tình trạng nhận thức sai và áp dụng nhiều hơn 1 lần với một tình tiết mang tính giảm nhẹ, dẫn đến áp dụng hình phạt nhẹ hơn mức cần thiết cho người phạm tội.
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự năm 2015 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tư duy lập pháp hình sự, tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của nhà nước và tinh thần trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh đất nước. Qua quá triển khai còn gặp một số sai sót trong việc xây dựng nên có giai đoạn phải tạm dừng thi hành. Ngày 20/6/2017 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015, trong đó có sửa đổi nội dung của 03 điểm trong khoản 1 Điều 51 về các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. BLHS năm 2015 không xóa bỏ bất cứ tình tiết giảm nhẹ nào so với BLHS 1999.
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) không xóa bỏ tình tiết giảm nhẹ TNHS nào tại khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999. Có 16 tình tiết được giữ nguyên, riêng điểm m khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 quy định “Người phạm tội là người già” qua quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đến nay đã được sửa đổi thành “Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên” tại điểm o điểm 1 Điều 51 BLHS năm 2015, cơ sở của sự sửa đổi được cụ thể hóa từ hướng dẫn tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
So với BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã bổ sung 4 tình tiết giảm nhẹ TNHS đó là: điểm đ “Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ tội phạm”; điểm l “Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng”; điểm p “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”; điểm x “Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ”. Vậy, đến BLHS năm 2015 đã quy định tổng cộng 22 tình tiết giảm nhẹ.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 51 BLHS năm 2015 được kế thừa toàn bộ quy định tại BLHS năm 1999, tuy nhiên ở khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 quy định thêm tình tiết “đầu thú” có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ để quyết định áp dụng một cách tùy nghi.
- Tình tiết “Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm” (điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)
Tình tiết này quy định trường hợp người phạm tội trong quá trình đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc đã thực hiện xong hành vi phạm tội có hành vi trên thực tế để ngăn không cho tác hại xảy ra hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm, nhờ đó tác hại do hành vi phạm tội đã hoặc đang thực hiện được ngăn chặn không xảy ra hoặc được giảm bớt trên thực tế.
Ở tình tiết này, BLHS quy định từ "hoặc" để nối hai tình tiết "ngăn chặn" với
tình tiết "làm giảm bớt" tác hại của tội phạm là sửa đổi so với quy định tại BLHS năm 1999 dùng dấu phẩy để ngăn cách hai tình tiết trên. Sự sửa đổi này tuy nhỏ nhưng cần thiết để tránh sự nhầm lẫn giữa hai trường hợp trên trong quá trình áp dụng pháp luật. Thay vì phải thỏa mãn cả hai điều kiện như quy định bằng dấu phẩy, tình tiết này ở BLHS năm 2015 chỉ đòi hỏi người phạm tội thỏa một trong hai điều kiện thì cũng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.
Giá trị của của tình tiết giảm nhẹ này lớn hay nhỏ còn tùy thuộc vào trường hợp áp dụng như tùy loại tội phạm hoặc mức độ ngăn chặn được tác hại của tội phạm gây ra, tùy thuộc vào mức độ tích cực của người phạm tội trong việc ngăn chặn, hạn chế tác hại của tội phạm gây ra trên thực tế [36, tr.111].
- Tình tiết giảm nhẹ TNHS "Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả" (điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)
Đây là trường hợp quy định người phạm tội sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ khi tự nguyện sửa chữa, đền bù, bồi thường và khắc phục hậu quả những thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra. Khác với quy định tại điểm a đã nêu trên "Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm" thì trong tình tiết "người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả" thì hậu quả đã xảy ra trên thực tế. Việc quan trọng nhất trong tình tiết này là người phạm tội phải tự nguyện thực hiện với mục đích sửa chữa những hư hỏng, tổn thất, bồi thường các thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả của các tác hại do hành vi phạm tội của mình gây ra.
Trong tình tiết này, nhà làm luật quy định ba tình tiết được ngăn cách bằng dấu phẩy và hoặc, tuy nhiên giữa tình tiết "tự nguyện sửa chữa" và "bồi thường thiệt hại" được ngăn cách bằng dấu phẩy không có nghĩa là người phạm tội phải thỏa cả 2 điều kiện này mới được hưởng tình tiết giảm nhẹ mà chỉ cần thỏa mãn một trong hai trường hợp, tương tự vậy, tình tiết "khắc phục hậu quả” được ngăn cách bằng từ hoặc là để liệt kê thêm một trường hợp tương tự như hai tình tiết trước đó. Bởi vì 3 tình tiết này giống nhau về mặt bản chất nên được sắp xếp thành một điểm trong điều luật theo tuần tự áp dụng.
- Tình tiết "Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" (điểm c khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)
Trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 2 Điều 22 BLHS năm 2015: "là hành vi chống trả rò ràng quá mức cần thiết không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này". Bộ luật hình sự năm 2015 giữ lại nguyên quy định từ BLHS năm 1999.
từ nguyên nhân của người thực hiện hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng chính là từ hành vi "phòng vệ" để chống lại hành vi vi phạm pháp luật đang xâm phạm lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, hoặc có thể là lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức nhưng trong nhiều trường hợp khác nhau, tình thế, thời gian thường không đủ để người thực hiện hành vi phòng vệ có thời gian lựa chọn, cân nhắc hành vi chống trả nào là đủ và cần thiết để chống lại hành vi đang xâm phạm lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác.
BLHS năm 2015 có quy định các tội danh mà dấu hiệu "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" được quy định là tình tiết định tội đó là: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 126 và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 136. Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 BLHS năm 2015 thì khi các tình tiết này là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.
- Tình tiết "Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết" (điểm d khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)
Điều 22 BLHS năm 2015 quy định về tình thế cấp thiết là "tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây
một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa", còn “vượt quá tình thế cấp thiết” là việc thực hiện hành vi trên với mục đích tránh gây thiệt hại nhưng do thực hiện quá mức các biện pháp, hành vi cần thiết gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo từ điển Luật học, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB từ điển Bách Khoa, NXB Tư pháp, năm 2006:
“Tình thế cấp thiết đòi hỏi có các dấu hiệu sau:
+ Phải có sự nguy hiểm thực tế đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nhất định cho những lợi ích được pháp luật bảo vệ. Sự nguy hiểm đó có thể bắt nguồn từ người, từ con vật, từ sức mạnh tự nhiên, từ những sự cố kỹ thuật vv.
+ Việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để khắc phục sự nguy hiểm vì trong tình thế đó không còn cách nào khác
+ Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa”.
- Tình tiết "Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội" (điểm đ khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)
Tình tiết này là tình tiết được bổ sung hoàn toàn mới trong BLHS năm 2015. Hành vi này được quy định cụ thể tại Điều 24 BLHS: "Hành vi của người để bắt giữ người phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải dùng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Hành vi của người gây thiệt hại do dùng vũ lực rò ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự"
Tình tiết giảm nhẹ này xuất phát từ động cơ, mục đích tích cực của người phạm tội khi thực hiện hành vi nhằm bắt giữ người phạm tội. Tuy nhiên quá trình thực hiện hành vi cũng trong điều kiện có thể bị hạn chế về thời gian và nhiều yếu tố tác động nên có thể xảy ra trường hợp lựa chọn phương thức, mức độ vượt quá mức cần thiết gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hay tài sản...nên pháp luật quy định đây là tình tiết để xem xét giảm nhẹ TNHS cho người thực hiện hành vi. Cũng vì là tình tiết lần đầu tiên được quy định nên chưa có văn bản hướng dẫn. Trên thực tế địa bàn Quân khu 7 cũng chưa có trường hợp nào áp dụng.
Việc bổ sung tình tiết giảm nhẹ này thể hiện sự tiến bộ của pháp luật và sự ghi nhận, ủng hộ việc công dân cùng nhà nước bắt giữ người phạm tội có thể sử dụng vũ lực một cách cần thiết và vừa đủ, tuy nhiên cũng không loại trừ trách nhiệm hình sự nếu có hành vi sử dụng vũ lực vượt quá mức hoặc đôi khi lợi dụng việc bắt giữ tội phạm để thực hiện hành vi vũ lực một cách bừa bãi, không cần thiết.
- Tình tiết "Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra" (điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)
So với quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999, quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS có thay đổi nhỏ trong nội dung quy định nhưng có sự thay đổi lớn về bản chất và giới hạn lại các trường hợp được áp dụng. Trước đây, tại BLHS năm 1999, nguyên nhân gây ra kích động về tinh thần của nạn nhân có thể xuất phát từ chính người bị hại (nạn nhân của hành vi kích động về tinh thần) hoặc người khác. Trường hợp "người khác" ở đây tức là khi một người có hành vi trái pháp luật làm cho người bị kích động về tinh thần trở nên không làm chủ được hành vi gây thiệt hại cho người thứ ba (nạn nhân) thì vẫn được xem xét trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ở BLHS năm 2015 đã không còn quy định trường hợp gây thiệt hại cho nạn nhân do hành vi của "người khác" gây ra nữa mà chỉ quy định trường hợp được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của chính nạn nhân gây ra cho người bị kích động. Điều này loại trừ những trường hợp vì kích động tinh thần không làm chủ bản thân mà gây thiệt hại đến những người khác.
Trạng thái tinh thần kích động mạnh được hướng dẫn tại điểm b Mục 1 Chương
2 Nghị quyết số 04/HĐTP/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC: "Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiểm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đo phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn đến hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài đến thời điểm nào đó hành vi trái