quân. Tình hình kinh tế phát triển cũng kéo theo mặt trái của kinh tế thị trường, sự giao thoa văn hóa cũng như tư tưởng tỉ lệ thuận mới mức độ ngày càng phức tạp của tình hình tội phạm đang diễn ra. Các vụ án hiện nay xảy ra ngày càng có tính chất mức độ nghiêm trọng, có sức ảnh hưởng không nhỏ trong dư luận như vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), vụ Phạm Văn Đồng…liên quan đến kinh tế, chức vụ, môi trường…Số lượng án trên địa bàn Quân khu 7 những năm vừa quan, đặc biệt là năm 2019, 2020 gần như đứng đầu trong toàn quân. Tham khảo số liệu tổng hợp từ năm 2016 đến năm 2020 của Tòa án quân sự cấp khu vực thuộc Quân khu 7 tại phần phụ lục "Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu vụ án hình sự từ năm 2016-2020 của các Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7" được tổng hợp từ số liệu báo cáo của Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7.
2.2. Thực tiễn áp dụng đúng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS là một phần trong việc quyết định hình phạt. Các quy định về tình tiết giảm nhẹ tại Điều 46 BLHS năm 1999 cũng như hiện nay là Điều 51 BLHS năm 2015 được quy định tương đối rò ràng, cụ thể và đa phần các quy định không gây nhầm lẫn trong cách đọc, hiểu và nhận thức. Có các văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong việc quyết định hình phạt của Tòa án trên địa bàn Quân khu luôn đảm bảo các quy định của pháp luật và cụ thể hóa được chính sách hình sự của Nhà nước trên thực tiễn. Đội ngũ Thẩm phán được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác. Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng trên địa bàn Quân khu 7 có sự nhịp nhàng, chặt chẽ dựa trên các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xét xử nói chung và việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ nói riêng, đó là:
Một là, việc giải quyết án hình sự án hình sự luôn đạt kết quả 100%, trong đó tỷ lệ xét xử đạt cao. Mỗi năm chỉ có từ 02 đến 03 vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, việc bổ sung vụ án 100% các vụ đáp ứng được nội dung và đưa ra xét xử. Chất lượng xét xử ngày càng có bước tiến bộ rò rệt, việc xét xử các vụ án hình sự
luôn đảm bảo đúng người, đúng tội, không làm oan sai cũng như không sót lọt tội phạm. Cùng với kết quả đó, thành tựu đạt được trong quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS của Tòa án quân sự trên địa bàn Quân khu 7 thời gian qua đã đạt được kết quả tốt, việc cá thể hóa hình phạt đối với bị cáo rò ràng và tương xứng đối với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do bị cáo thực hiện.
Hai là, quá trình xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ luôn đi liền với việc phân tích nguyên nhân, lý do, điều kiện mà bị cáo được hưởng sự khoan hồng và nhân đạo của pháp luật. Bằng cách này trên thực tế đã làm cho bị cáo ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc cải tạo, sửa chữa lỗi lầm. Các tình tiết giảm nhẹ liên quan đến nhân thân, truyền thống gia đình bị cáo, những thành tích trong việc cống hiến trong quân đội và những khen thưởng của bản thân bị cáo được ghi nhận cũng khơi dậy được trách nhiệm với gia đình, cha mẹ…Tòa án cũng luôn xem xét toàn diện đối với các tình tiết khác để đánh giá, áp dụng là tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Ba là, Tất cả các vụ án có các tình tiết giảm nhẹ TNHS khác xem xét áp dụng theo khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 hoặc khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 được liệt kê tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP đều được Tòa án xem xét áp dụng. Việc áp dụng đảm bảo cao nhất sự khoan hồng và nhân đạo của pháp luật và Tòa án trước khi quyết định hình phạt. cũng như lương tâm, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
Để đánh giá cụ thể và có dẫn chứng cho những kết quả và thành tựu đạt được trong việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên địa bàn Quân khu 7, tác giả tổng hợp các số liệu áp dụng và phân tích theo bảng "Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS của (các) Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 giai đoạn từ năm 2016-2020" tại phụ lục [25].
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Tnhs Theo Nhóm Phản Ánh Khả Năng Có Thể Cải Tạo, Giáo Dục Của Người Phạm Tội.
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 4
- Khái Quát Tình Hình Áp Dụng Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự.
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự Còn Những Khó Khăn, Vướng Mắc.
- Vướng Mắc Trong Áp Dụng Tình Tiết Giảm Nhẹ “Phạm Tội Lần Đầu Thuộc Trường Hợp Ít Nghiêm Trọng”
- Yêu Cầu Trong Áp Dụng Đúng Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự Tại Quân Khu 7
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 dời lại thời gian thi hành cho đến khi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 nên số liệu về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trong giai đoạn khảo sát của tác giả được chia thành 2 phần do BLHS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Khảo sát trên số liệu trên nhận thấy, 100% các bản án đều được Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BKHS năm 1999 hoặc khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Cũng như các địa phương khác trong cả nước, tình tiết "Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 và điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS được áp dụng cho bị cáo với tỉ lệ khá cao. Cũng một phần do các vụ án thuộc cấp khu vực trên địa bàn Quân khu 7 có tình tiết đơn giản, hành vi phạm tội rò ràng, mức độ nghiêm trọng về người và tài sản không đặc biệt lớn nên các bị cáo hầu như thành khẩn khai báo và có thái độ ăn năn hối cải từ giai đoạn điều tra đến xét xử. Trong quá trình điều tra, truy tố hầu hết bị can được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát giải thích rò quyền được hưởng tình tiết giảm nhẹ "tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" nên hầu hết các vụ án gây thiệt hại về tính mạng, tài sản đều tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả nên tỉ lệ áp dụng rất cao, có năm lên đến 90%. Với đặc thù án xảy ra theo thẩm quyền quân đội chỉ tập trung ở một số tội danh nhất định, phổ biến nhất là án liên quan đến giao thông đường bộ, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên tỉ lệ áp dụng cũng khá cao, có năm gần 30%. Đối với tình tiết giảm nhẹ "Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác" được áp dụng với tỉ lệ rất cao so với số liệu của Tòa án nhân dân với lý do liên quan đến quy định về xét huy chương của quân đội: quân nhân phục vụ tại ngũ (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp) đủ thời gian theo quy định trong quân đội được tặng thưởng huy chương chiến sỹ vẻ vang các hạng nhất, nhì, ba đều được xem xét để áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.
Tôi xin nêu ra một số vụ án điển hình trên thực tiễn xét xử tại địa bàn Quân khu 7 liên quan đến việc xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mang tính phổ biến trên:
Ví dụ thứ nhất: Tại bản án số 03/2020/HS-ST ngày 24/6/2020 của Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 xét xử bị cáo Trần Xuân Quang về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" với nội dung và hành vi phạm tội được tóm
tắt như sau: Khoảng 15 giờ 15 phút ngày 23/11/2019, Trần Xuân Quang (có Giấy phép lái xe đúng quy định) điều khiển xe ô tô biển số 49A-208.03 lưu thông theo hướng từ thành phố Đà Lạt đi huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng; khi lưu thông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn gần cây xăng Tùng Lâm, thuộc phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; do đã uống bia (nồng độ cồn đo được là 0,738mg/L) nên Trần Xuân Quang đã ngủ gật, để xe ô tô lấn sang phần đường bên trái, va chạm với xe mô tô biển số 37X7-2420 do Phạm Thị Ngọc Anh điều khiển lưu thông theo chiều ngược lại. Xe ô tô 49A-208.03 đẩy ủi xe mô tô 37X7-2420 vào lề trái rồi tiếp tục va chạm vào xe ô tô tải biển số 49C-183.00 và xe ô tô biển số 49C-182.00 đang đỗ dọc trên lề đường bên trái theo hướng từ Đà Lạt đi Lạc Dương, sau đó dừng lại. Phạm Thị Ngọc Anh tử vong do đa chấn thương nặng; xe ô tô biển số 49C-183.00 bị hư hỏng có giá trị thiệt hại là 4.816.000 đồng; xe ô tô biển số 49C-182.00 bị hư hỏng có giá trị thiệt hại là 41.497.200 đồng; xe mô tô biển số 37X7-2420 bị hư hỏng có giá trị thiệt hại là 4.750.000 đồng. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản là 51.063.200 đồng. Tại phiên tòa, bị cáo thừa nhận đã gây ra vụ tai nạn, thừa nhận lỗi là do bị cáo đã uống rượu, ngủ gục nên để xe lấn sang phần đường đối diện gây ra vụ tai nạn. Trần Xuân Quang bồi thường 250.000.000 đồng cho gia đình bị hại, gia đình đã có đơn bãi nại, xin miễn trách nhiệm hình sự cho Quang, Quang bồi thường được
40.000.000 đồng cho chi phí sửa xe 49C-182.00. Anh Tân có đơn xin giảm nhẹ cho bị cáo, bồi thường thiệt hại cho xe 49C-183.00 là 4.300.000 đồng, ông Quân đã nhận đủ số tiền trên từ ông Trần Xuân Quang. Từ nội dung vụ án và các tài liệu chứng cứ kèm theo và đề nghị của Viện kiểm sát. Tòa án quyết định áp dụng điểm b khoản 2 Điều 260; điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 1, 2, 5 Điều 65 BLHS xử phạt bị cáo Trần Xuân Quang 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là 05 năm tính từ ngày tuyên án là ngày 24/6/2020. Trong vụ án trên, tòa án nhận định và quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ với lý do: Bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; tự nguyện bồi thường xong các thiệt hại; được tặng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất và nhiều bằng, giấy khen khác; được các bị hại làm đơn xin bãi nại, xin giảm nhẹ nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ
như bản án xác định. Việc áp dụng như trên là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật, bản án không có kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật.
Ví dụ thứ hai: Tại Bản án số 07/2020/HS-ST ngày 11/8/2020 của Toà án quân sự khu vực/ Quân khu 7 đã xét xử bị cáo Bùi Văn An về tội “Trộm cắp tài sản” với nội dung hành vi phạm tội được tóm tắt như sau: Sáng ngày 16/01/2020 Bùi Văn An một mình điều khiển xe mô tô nhãn hiệu Cub biển số 57-115BX theo hướng từ Xuyên Mộc – Bà Rịa Vũng Tàu qua Thị xã LaGi – Bình Thuận. Khoảng 12 giờ 00 phút, khi đến Trạm thu phát sóng BTN 0364 thuộc Chi nhánh Kỹ thuật Viettel Bình Thuận/Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel. An dùng mỏ lết mang theo trên xe tháo 03 bình ắc quy khiêng ra khỏi trạm để lên xe mô tô chở đi tìm nơi tiêu thụ. Khi đi được khoảng 07 km thì anh Đinh Quốc Đào Ân là nhân viên của Chi nhánh Kỹ thuật Viettel phát hiện và đuổi theo An. Chạy đến Cầu Kiều, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, An đẩy 02 bình ắc quy ở yên sau xuống đường để tăng tốc xe bỏ chạy (hai bình ắc quy sau được định giá 7.733.334 đồng, bị mất không truy tìm lại được). An chạy thêm một đoạn thì bị công an xã Tân Thắng bắt giữ cùng vật chứng. An bị tạm giữ sau đó gia đình bảo lĩnh về nhà. Sau đ vào tối ngày 08/02/2020, An tiếp tục điều khiển xe mô tô Wave Alpha không biển số đến Trạm thu phát sóng VTN 0141 của Chi nhánh Kỹ thuật Viettel Bà Rịa-Vũng Tàu/Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel, địa chỉ: Tổ 10, Ấp 1, xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. An tìm xung quanh lấy chìa khóa mở cửa vào trong trạm, sau đó dùng mỏ lết tháo 03 bình ắc quy màu đen nhãn rồi đem ra ngoài. Do xe mô tô không thể chở được 03 bình ắc quy cùng lúc nên An đã để lại 01 bình ắc quy cách cửa Trạm thu phát sóng khoảng 5,45 mét để quay lại chở sau rồi chở 02 bình đi tìm nơi tiêu thụ. Khi đang đi trên đường thì nhìn thấy Đội tuần tra của Công an xã Tân Lâm, sợ bị phát hiện nên An bỏ lại xe mô tô và 02 bình ắc quy rồi bỏ chạy vào rừng cây gần đó. Công an xã Tân Lâm đã phát hiện, kiểm tra và thu giữ 02 (hai) bình ắc quy, 01 xe mô tô và 01 điện thoại di động của An. Bản Kết luận định giá tài sản số 08/KL-ĐGTS ngày 07/02/2020 của Hội đồng định giá trong Tố tụng hình sự UBND thị xã La Gi kết luận: 03 bình ắc quy hiệu Narada AG12V155F
Acme G, trong đó 02 (hai) bình ắc quy định giá qua hồ sơ cùng loại, xuất xứ Trung Quốc, màu đen, đã sử dụng từ tháng 5/2017 đến ngày 16/01/2020 (32 tháng), tuổi thọ bình quân của bình là 90 tháng, còn hoạt động, giá trị còn lại của 01 bình ắc quy là 3.866.667 đồng; tổng giá trị còn lại của 03 bình ắc quy là 11.600.000 đồng. Bản Kết luận định giá tài sản số 28/KL-HĐĐG ngày 16/3/2020 của Hội đồng định giá trong Tố tụng hình sự UBND huyện Xuyên Mộc kết luận: Tại thời điểm xảy ra vụ án, giá trị thiệt hại của tài sản được định giá gồm 03 bình ắc quy hiệu Narada 12V 155Ah là 2.300.000 đồng. Quá trình điều tra, bị can thành khẩn khai báo và có thái độ ăn năn hối cải, tác động gia đình thay mặt bị cáo bồi thường một phần thiệt hại với số tiền 1.000.000 đồng. Từ nội dung trên, căn cứ vào đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án cấp sơ thẩm cho bị cáo hưởng hai tình tiết giảm nhẹ tại điểm b và s khoản 1 Điều 51 BLHS. Bản án sơ thẩm quyết định ap dụng khoản 1 Điều 173, điểm b, s khoản 1, Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS xử phạt bị cáo 02 (hai) năm tù. Trong vụ án trên, mặc dù trong vụ án trên, số tiền phải bồi thường cho bị hại là
7.733.334 đồng là số tiền không lớn, nhưng xét hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn, thu nhập thấp và có 03 con nhỏ, Tòa án vẫn xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ “bồi thường thiệt hại” cho bị cáo mặc dù chỉ bồi thường được 1.000.000 đồng là phù hợp và thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.
Tình tiết giảm nhẹ "phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" đến nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, còn có quan điểm và nhận định khác nhau giữa Viện kiểm sát và Tòa án nên việc áp dụng tình tiết này cũng khá hạn chế. Trong thời điểm khảo sát, chỉ có 02 vụ trên tổng số 97 vụ án áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Trong đó có một trường hợp áp dụng mà nội dung vụ án tác giả sẽ nêu ở phần khó khăn, vướng mắc.
Các tình tiết giảm nhẹ khác hầu như chưa có trường hợp nào áp dụng, kể cả các tình tiết giảm nhẹ mới được quy định trong BLHS năm 2015.
Việc quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015. Để đánh giá việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS tùy nghi này, chúng ta cũng khảo sát kết quả áp dụng
tại các bản án qua các năm của Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 thông qua bảng khảo sát số liệu trong "Bảng 2.3 Khảo sát việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS được tòa án tùy nghi áp dụng" tại Phụ lục.
Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015 được áp dụng tương tối phổ biến và không có sự thay đổi qua nhiều so với quy định giữa hai BLHS do Tòa án vẫn áp dụng hướng dẫn tại điểm c Mục 5 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chủ yếu được áp dụng là "người bị hại cũng có lỗi", "đầu thú" trong các vụ án giao thông và tình tiết "Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản". Việc áp dụng các tình tiết này qua các bản án đều đúng quy định của pháp luật, lý do áp dụng ghi đầy đủ trong bản án và hầu như thống nhất với đề nghị của Viện kiểm sát nên không có kháng nghị.
Tác giả cũng nêu ra một số vụ án trên thực tiễn tại địa bàn Quân khu 7 đã xét xử liên quan đến việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015:
Ví dụ thứ nhất: Tại bản án hình sự sơ thẩm Số 03/2017/HSST ngày 08/3/2017 của Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 xét xử bị cáo Phạm Trương Phú Triệu về tội "Trôm cắp tài sản" với nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Phạm Trương Phú Triệu là chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai. Trong khoảng thời gian từ 12/9/2016 đến 23/10/2016, Phạm Trương Phú Triệu đã lén lút thực hiện hành vi chiếm đoạt 03 chiếc xe máy, cụ thể như sau: Lần thứ nhất vào khoảng 09 giờ ngày 12/9/2016, Triệu đi bộ từ Phòng chính trị ra nhà để xe Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai. Tại đây, Triệu dùng chìa khóa nhặt được trước đó để nổ máy xe, lén lút lấy xe mô tô Honda AirBlade, biển số 60B7-056.65 của anh Lê Khắc Tuấn (có giấy chứng nhận đăng ký xe để trong cốp xe) mang cất giấu. Đến ngày 05/10/2016, thông qua Facebook, Triệu đã bán chiếc xe mô tô này cho anh Vò Văn Tiến với giá
14.000.000 đồng. Đến ngày 29/10/2016, anh Tiến mới biết được chiếc xe trên là xe do
Triệu lấy của người khác nên anh Tiến đã đem xe đến giao nộp cho Cơ quan điều tra hình sự khu vực 2 Quân khu 7. Số tiền 14.000.000 đồng bán xe, Triệu sử dụng vào mục đích chi tiêu cá nhân, số tiền 14.000.000 đồng mua xe, anh Tiến đã được ông Phạm Văn Bình là cha ruột của Triệu hoàn trả lại. Lần thứ hai vào khoảng 12 giờ ngày 11/10/2016, Triệu đi bộ từ Phòng chính trị ra nhà để xe Sở chỉ huy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai. Tại đây, Triệu lén lút dắt xe mô tô Honda Vision, biển số 60B8-785.34 của chị Nguyễn Thị Thủy đem cất giấu trong đơn vị. Đến khoảng hơn 12 giờ ngày 22/10/2016, Triệu lấy chiếc xe này dắt đi ra đường cổng B, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, đem xe ra tiệm sửa xe để thay ổ khóa điện. Trong thời gian chờ thay ổ khóa thì Triệu bị phát hiện, lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, đồng thời thu giữ xe mô tô bàn giao cho Cơ quan điều tra hình sự khu vực 2 Quân khu 7. Lần thứ ba vào khoảng 09 giờ ngày 12/10/2016, Triệu thấy xe mô tô Yamaha Exciter biển số 76Z1- 0759 của anh Nguyễn Công Hợp vẫn còn chìa khóa đang cắm trên ổ khóa xe dựng bên hông hội trường A, Triệu tiếp tục mang xe đi cất giấu. Đến hơn 9 giờ 30 phút, anh Hợp phát hiện bị mất xe nên đã báo đơn vị tiến hành truy tìm chiếc xe cho đến hơn 11 giờ cùng ngày thì tìm thấy. Kết quả định giá tài sản xe mô tô Honda AirBlade biển số 60B7-056.65 là 26.000.000 đồng; xe mô tô Honda Vision biển số 60B8-785.34 là
32.329.220 đồng; xe mô tô Yamaha Exciter biển số 76Z1-0759 là 19.000.000 đồng. Tổng trị giá 03 xe mô tô là 77.329.220 đồng. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; bị cáo cũng đã tích cực tác động với gia đình để giúp bị cáo khắc phục hậu quả số tiền 14.000.000 đồng; sau khi bị bắt giữ về hành vi trộm cắp chiếc xe mô tô hiệu Honda Vission, bị cáo cũng đã chủ động tự mình khai báo ra hành vi 02 lần trộm cắp xe Air Blade và xe Exciter; bị cáo còn được người bị hại Lê Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Thủy xin giảm nhẹ cho bị cáo. Vì vậy, bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, "Người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả", "Người phạm tội tự thú" và "Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản"; Tòa án áp dụng điểm e khoản 2 Điều 138;