Căn Cứ Vào Các Tình Tiết Giảm Nhẹ, Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự

Những yếu tố được coi trọng trong yếu tố nhân thân bao gồm: “ các lối sống chuẩn mực, các yếu tố đạo đức giá trị của từng thành viên trong gia đình, cách giao tiêos với xã hội, tính kỉ luật, lối sống tập thể, tinh thần hi sinh bảo vệ lẽ phải bảo vệ đất nước,…Ta cũng có thể thấy, mỗi vụ án khác nhau sẽ có những nhân thân người phạm cũng có những tính cách khác nhau. Vì vậy ngoài các bằng chứng cũng như chứng cứ trong hồ sơ, HĐXX còn phải xem xét yếu tố nhân thân để làm rò các mặt xấu, tiêu cực cũng như các mặt tốt để làm yếu tố tiền đề trong công cuộc xét xử. Các yếu tố trên cho ta thấy tính nhân đạo cao trong yếu tố làm luật của nhà nước cũng như tạo điều kiện sửa sai cho những người, gia đình, người thân hay chính phạm nhân có lối sống lành mạnh và tốt đẹp. Người lần đầu phạm tội cũng sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt, đây có lẽ là yếu tố cơ bản mà nhà nước muốn nhắm tới để thúc đẩy người dân có lối sông lành mạnh hơn.

1.2.4. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự

Pháp luật tuy có tính nghiêm minh nhưng cũng có tính nhân đạo. Nhà nước luôn có các biện pháp nhân đạo đó là giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Về nhân thân người phạm tội, nếu nhân thân tốt có thể làm toà án căn nhắc trong quá trình lựa chọn hình phạt.

Ngoài các tình tiết giảm nhẹ cũng có các tình tiết tăng nặng. Các tình tiết này được quy định trong BLHS với các tội cụ thể để mang tính trừng trị và răn đe cao đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết làm tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại các Điều 51 và 52 BLHS năm 2015.

Khác với tính nhân đạo trong tình tiết giảm nhẹ, thì nhà nước lại nêu lên tính nghiêm khắc, công bằng răn đe cao trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại BLHS năm 1999 và được sửa đổi bổ sung 2015. Nhưng tại điều 51 của bộ luật hình sự vẫn có tính nhân đạo khi coi biện pháp tự thú, đầu thú là biện pháp giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên toà án phải đánh giá căn nhắc đưa

ra các biện pháp để áp dụng các tình tiết một cách hợp lí đúng người đúng tội đúng quy định.

Các biện pháp tăng nặng và giảm nhẹ chính là tính công bằng và nghiêm minh của nhà nước, hay thưởng tội phạt. Tuy nhiên các tội cũng được nhà nước thể hiện qua tính nhân đạo, nếu trong một vụ án có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể xử dưới khung hình phạt. Hay nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ có cơ hội đổi sang một loại hình phạt khác nhẹ hơn.

Các yếu tố tăng nặng và giảm nhẹ trong hình phạt tạo nên áp lực trong vai trò xét xử của toà án. Để tạo nên tính công bằng minh bạch trong các đánh giá định tội và định ra loại hình phạt, toà án, HĐXX cần phải xem xét nhiều yếu tố khía cạnh khác nhau để đưa ra kết quả hợp lí. Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền trọng việc xem xét đánh giá hỗ trợ tu pháp cũng cần phải đánh giá toàn diện tổng thể các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Đây chính là biện pháp hợp lí trong công tác định tội danh cũng như nên lên tính khách quan minh bạch của pháp luật trong quá trình áp dụng luật vào thực tiễn.

1.2.5. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong một số trường hợp đặc biệt

Quyết định hình phạt tù có thời hạn dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Với mục đích cao nhất là giáo dục, khoan hồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nên khi quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phải dựa cơ sở tổng hòa các quy định tại Chương XII về những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và các quy định khác của Bộ luật hình sự để đảm bảo nguyên tắc có lợi nhất. Trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội thông thường thì khi quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định, Tòa án chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn hoặc chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn

Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai - 5

sau đó quyết định mức hình phạt ở khung hình phạt được áp dụng theo đúng quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi tại Chương XII BLHS.

- Lưu ý số nội dung khác khi quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định Thứ nhất, khi quyết định hình phạt nhẹ hơn luật định nếu xác định

người bị kết án về điều luật có nhiều khung hình phạt nhưng không phải là khung hình phạt nhẹ nhất mà khi đánh giá toàn diện vụ án cho thấy không thể tuyên hình phạt khác ngoài hình phạt tù nhưng cũng không nhất thiết bắt người bị kết án phải chấp hành án phạt tù thì Tòa án có thể quyết định cho họ được hưởng án treo. Tuy nhiên, trường hợp này Tòa án cần phải cân nhắc một cách thận trọng, kỹ lưỡng và phải đảm bảo 05 điều kiện để người bị kết án phạt tù được hưởng án treo theo Điều 2 và 06 trường hợp không cho hưởng án treo của Điều 3 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP, ngoài ra cũng cần hạn chế cho hưởng án treo đối với người bị kết án mà dư luận lên án, quan tâm như các tội liên quan đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em, các tội phạm về chức vụ, tham nhũng, các tội phạm liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại.

Thứ hai, Không phải lúc nào cũng quyết định hình phạt nhẹ hơn mức hình phạt mà blhs quy định. Nó chỉ có tác dụng đối với hình phạt chính, còn đối với hình phạt bổ sung thì ko được áp dụng hình phạt nhẹ hơn vì không có nhiều khung hình phạt, không có quy định về chuyển sang hình phạt khác nhẹ hơn và không có khung hình phạt nhẹ nhất.

Thứ ba, trường hợp người bị kết án vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì khi quyết định hình phạt, Tòa án phải đánh giá khách quan, toàn diện ý nghĩa của từng tình tiết và nhất là không được nghiêng về tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng.

Thứ tư, Có những trường hợp mà người phạm tội có thể miễn hình phạt đó là khoan hồng đặc biệt quy định tạin điều 59 BLHS nhưng vẫn chưa được

miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên do đây là quy định mới mang tính chất mở nên cũng rất cần Liên ngành Tư pháp Trung ương có văn bản hướng dẫn chi tiết để Tòa án các cấp áp dụng pháp luật thống nhất, có hiệu quả, đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo của pháp luật hình sự đối với người bị kết án.

1.2.6. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp phạm nhiều tội

Tại điều 55, BLHS năm 2015 có quy định đối với trường hợp tội phạm đã phạm tội nhưng lại phạm thêm nhiều tội tội thì:

“Đối với hình phạt chính:

Các hình phạt đã tuyên trước đó sẽ được cộng lại với nhau để tạo nên hình phạt tương ứng với hành vi tội phạm. Vd: đã tuyên tù có thời hạn khung hình phạt số 1 hai lần, thì sẽ cộng lại để ra hình phạt chung nhất nhưng ko được vượt quá 30 năm nếu tù có thời hạn và 03 năm với cải tạo không giam.

Ngoài ra còn trường hợp đang được cải tạo không giam giữ, mà đã thực hiện bản án được nửa năm thì ta có thể tính như sau: ta có thể đổi ra tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam bằng 1 ngày tù. Từ đó ta có thể tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung theo pháp luật.

Nếu hình phạt đã là hình phạt nặng, thì sẽ cộng lại để tăng lên nặng hơn còn nặng nhất thì vẫn là nặng nhất. Vd chung thân, tử hình.

Không tổng hợp các hình phạt khác với phạt tiền; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

Trường hợp thuộc về trục xuất thì không cộng vào các tội khác. Đối với hình phạt bổ sung:

Hình phạt bổ sung nếu áp dụng vào các hình phạt đã tuyên thì các hình phạt cùng loại sẽ được giới hạn do tính quy định của bộ luật đối với hình phạt này. Hình phạt sẽ được cộng để tạo thành hình phạt chung nếu cả 2 đều là hình phạt tiền.

Không chỉ có cùng loại, người bị kết án phải chấp nhận tất cả các hình

phạt đã tuyên nếu các hình phạt đó khác loại nhau.

Như vậy, quy định tại Điều 55 là quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp người phạm tội phạm nhiều lần và xét xử cùng 01 lần, nghĩa là chỉ có 1 Bản án và 1 mức hình phạt chung duy nhất trong trường hợp này.

Điều luật này được thiết kế rất rò ràng, dễ hiểu đó là lý do vì sao nó kế thừa hoàn toàn quy định cũ tại Điều 50 BLHS 1999 mà không có bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào. Chiếu theo quy định cho thấy việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội không hề khác với việc quyết định hình phạt khi phạm một tội, nghĩa là Tòa án sẽ căn cứ vào cáo trạng của Viện Kiểm sát, lời bào chữa của bị cáo, luật sư, các chứng cứ cũng như nhân thân người phạm tội v.v…để quyết định hình phạt. Điểm khác biệt duy nhất là chỗ tổng hợp hình phạt sau cùng để ra một mức án chung. Như vậy trong trường hợp xét xử người phạm tội phạm nhiều tội sẽ có 2 bước rất rò ràng (và cũng được nêu rò trong Bản án).

Bước 1: Xét xử từng tội phạm cụ thể và quyết định hình phạt cho từng

tội

Bước 2: Tổng hợp các hình phạt của từng tội để cho ra một hình phạt

chung sau cùng.

Bước 1 như tác giả đã nói nó hoàn toàn giống với quyết định hình phạt đối với một tội nên không có gì để bàn thêm. Riêng bước 2 sẽ có một vài lưu ý nhỏ:

Một là: Tổng hợp hình phạt chia theo hình phạt chính và hình phạt bổ sung (sẽ có cách cách tổng hợp khác nhau)

Hai là: Đối với hình phạt chính có 2 kiểu tổng hợp:

Kiểu 1: Tổng hợp theo phương pháp cộng dồn nhưng không được quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. Ví dụ: A phạm tội trộm cắp bị tuyên phạt 05 năm tù, phạm tội cướp phạt 20 năm tù; phạm tội cướp giật 10 năm tù thì tổng hợp hình phạt của

A = 05 + 20 + 10 = 35 năm nhưng đã vượt quá giới hạn 30 năm nên sẽ lấy mức 30 năm tù.

Kiểu 2: Tổng hợp theo phương pháp thu hút (hình phạt cao nhất sẽ thu hút các hình phạt còn lại), kiểu này chỉ áp dụng nếu trong những tội phạm phải có ít nhất 1 tội bị tuyên án chung thân, tử hình. Nếu mức án nặng nhất là chung thân thì sẽ quyết định hình phạt cuối cùng sẽ là chung thân và tương tự đối với mức án tử hình. Ví dụ: A Bị tuyên 10 năm về tội cướp giật, 20 năm về tội cướp và tử hình về tội giết người thì tổng hợp hình phạt sau cùng là sẽ là tử hình.

Riêng hình phạt tiền và trục xuất là 02 hình phạt khá đặc biệt, nó có thể được áp dụng là hình phạt chính và cũng có thể áp dụng là hình phạt bổ sung và sẽ không được tổng hợp với các hình phạt khác, riêng hình thức phạt tiền các khoản tiền phạt sẽ được cộng lại thành mức phạt chung (theo phương pháp cộng dồn mà không giới hạn mức tối đa).

Ba là 3: Tổng hợp đối với hình phạt bổ sung có 3 kiểu:

Kiểu 1: Cộng dồn nhưng có giới hạn mức tối đa đối với các hình phạt bổ sung cùng loại và mức giới hạn sẽ theo quy định đối với từng loại đó. Ví dụ: A phạm tội 1 bị áp dụng hình phạt bổ sung là Quản chế với thời hạn 03 năm; tội 2 bị áp dụng hình phạt Quản chế với thời hạn 04 năm. Tổng hợp hình phạt = 03 + 04 = 07 năm nhưng mức hình phạt bổ sung tối đa đối với Quản chế là 05 năm (Điều 43) nên mức phạt cuối cùng sẽ là 05 năm.

Kiểu 2: Cộng dồn nhưng không giới hạn mức tối đa. Kiểu tổng hợp này chỉ áp dụng duy nhất đối với hình phạt bổ sung là hình phạt tiền. Ví dụ: Với tội 1 A bị phạt tiền 500 triệu đồng, tội 2 là 300 triệu đồng, tội 3 là 200 triệu đồng, tổng hợp hình phạt sau cùng sẽ là 1 tỷ đồng.

Kiểu 3: Hỗn hợp tất cả các hình phạt. Kiểu này áp dụng khi các hình phạt bổ sung đã tuyên là khác loại. Khi đó người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã được tuyên đó. Ví dụ: A phạm tội 1 bị áp dụng biện pháp

cấm cư trú, phạm tội 2 bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân, phạm tội 3 bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Tổng hợp sau cùng A phải thực hiện cả 3 hình phạt bổ sung trên.

1.2.7. Tổng hợp hình phạt tù có thời hạn của nhiều bản án

Trong trường hợp một người có nhiều bản án kết tội thì theo Điều 56 BLHS hình phạt chung được tổng hợp như sau:

- Đối với tội phạm đang bị xét xử nhưng trước đó phải chấp hành một bản án khác thì toà án sẽ đưa ra quyết định với tội đang xét xử. Từ đó cộng 2 tội để tạo ra một bản án chung nhất đối với hình phạt chung. Hình phạt của tất cả các bản án từ bản án trước đó chưa chấp hành hết được cộng với bản án hiện hành sẽ ra hình phạt chung được nêu tại điều 55 BLHS. Thời gian thực hiện hình phạt sẽ được toà án tổng hợp khi tính tổng toàn bộ thời gian đã trừ ra khi chấp hành hình phạt cũ công với hình phạt mới để ra hình phạt chung.

- Quyết định hình phạt chung là một người phạm một tội mới mà còn phải chấp hành hình phạt cũ, Toà án tổng hợp quyết định hình phạt đối với tội mới đối với bản án trước và đưa ra hình phạt tổng hợp là quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung được quyết định theo quy định tại Điều 55 BLHS.

- Theo quy định ở khoản 1 và 2 Điều 56 BLHS thì Chánh án Tòa án phải ra quyết định tổng hợp các hình phạt của các bản án khi một người tội phạm phải chấp hành hình phạt gồm nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp.

1.2.8. Quyết định hình phạt tù có thời hạn trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

được quy định tại Điều 57 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

“Điều luật này đưa ra hình phạt đối với các hành vi phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội. Đối với các tội phạm có tội tương ứng tuỳ theo tính chất, gây nguy hiểm cho xã hội, hay các tình tiết khác khiến cho tội phạm

thực hiện hành vi tới cùng,…

Các Trường hợp chuẩn bị phạm tội được quy định cụ thể trong khung hình phạt.

Còn khung hình phạt cao nhất là tù chung thân có thể áp dụng vào khung hình phạt về tội phạm tội chưa đạt. Ngoài ra nếu trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng cả biện tử hình. Mức phạt tù không quá ba phần tư đối với trường hợp là tù có thời hạn.

Do đó, khi HĐXX quyết định hình phạt đối với người hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, Toà án phải dựa vào những căn cứ sau:

+ Các điều luật của Bộ luật Hình sự quy định về các tội phạm tương ứng đối với hành vi vi phạm.

+ Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.

+ Căn cứ vào mức độ thực hiện ý định phạm tội.

+ Căn nhắc những tình tiết khác khiến người phạm tội không thức hiện được tội phạm đến cùng.

Trong những điều kiện tương đương, tội phạm đã hoàn thành bao giờ cùng nguy hiểm hơn là phạm tội chưa đạt và càng nguy hiểm hơn so với tội phạm trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Xuất phát từ nhận thức đó, Khoản 3 Điều 57 BLHS nhà làm luật đã quy định:

+ Điều luật này áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội. Nếu trong trường hợp người vi phạm chuẩn bị phạm tội, đối với tù có thười hạn thì mức phạt cao nhất không quá một phần hai mức hình phạt. Đối với trường hợp là tù chung thân và tử hình thì không được phạt quá 20 năm tù.

+ Còn đối với trường hợp tội phạm chưa đạt, thì hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với tội đặc biệt nhiêm trọng là chung thân hoặc tử hình. Còn đối với tù có thời hạn thì trường hợp cao nhất phạt là không quá ba phần tư mức hình phạt quy định trong BLHS hiện hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022