Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 4


pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động không tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này mới không bị coi là kích động mạnh, nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh"

Để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ này, người phạm tội cần xem xét thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại. Cũng có một số trường hợp Tòa án áp dụng tình tiết giảm nhẹ này do hành vi trái đạo đức của nạn nhân gây ra - đây cũng thể hiện sự linh hoạt, hợp lý của Tòa án trong việc thực hiện chức năng của mình. Thứ hai, hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là hành vi đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích, có quan hệ thân thiết với người phạm tội. Thứ ba, hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kích động về tinh thần của người phạm tội. Thứ tư, hành vi phạm tội phải thực hiện tại thời điểm tinh thần đang bị kích động. Về phía nạn nhân (người bị hại) phải có hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên hành vi trái pháp luật của nạn nhân không cần phải nghiêm trọng [19, tr.245]

- Tình tiết "Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra" (điểm g khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình gây ra được hiểu là trường hợp người phạm tội đang gặp phải khó khăn đặc biệt về vật chất, tinh thần do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bệnh hiểm nghèo hay nguyên nhân khác...mà không phải xuất phát từ người phạm tội tự gây ra. Sự đặc biệt khó khăn này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến người phạm tội thực hiện hành vi để nhằm khắc phục những khó khăn đó. Người phạm tội do hoàn cảnh khó khăn dẫn phải thực hiện hành vi trái pháp luật thì được khoan hồng còn việc lợi dụng hoàn cảnh để mưu cầu lợi ích của bản thân thì áp dụng quy định về tăng nặng TNHS để có mức trừng trị, răn đe lớn hơn, thể hiện sự công bằng của pháp luật.

Tình tiết này có yếu tố định tính nên trong đánh giá nên việc áp dụng ở từng địa phương áp dụng không giống nhau và mức giảm nhẹ cũng không thống nhất. Ở địa phương này có thể hoàn cảnh này được xem xét là đặc biệt khó khăn nhưng ở địa phương khác thì hoàn cảnh tương tự có thể là khó khăn nhưng chưa đến mức đặc biệt.


- Tình tiết "Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" (điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại nhưng không lớn là trường hợp hành vi phạm tội đã thực hiện nhưng thực tế đã không gây ra thiệt hại hoặc mức độ thiệt hại là không lớn. Việc chưa gây ra thiệt hại hoặc mức độ thiệt hại không lớn ở trường hợp này là do nguyên nhân khách quan không đến từ bản thân người phạm tội, để phân biệt với trường hợp hậu quả không xảy ra hoặc được hạn chế đến từ bản thân người phạm tội như tình tiết giảm nhẹ "Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm" quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.

Theo điểm 6.2.1.7 Sổ tay Thẩm phán TANDTC năm 2009 hướng dẫn “Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Cần phân biệt với phạm tội chưa đạt (phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội).”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Tình tiết "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" (điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS)

Hai điều kiện "phạm tội lần đầu" và "thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" là bắt buộc phải cùng có khi vận dụng tình tiết giảm nhẹ này.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 4

Phạm tội lần đầu: hiện nay vẫn tồn tại 2 quan điểm trái ngược nhau khi bàn luận về vấn đề này. Trên phương diện quy định của pháp luật thì một người chỉ được xem là phạm tội khi có bản án hoặc quyết định của tòa án xác định người đó phạm tội. Nhưng có quan điểm thì cho rằng: phạm tội lần đầu là người đó chưa thực hiện bất cứ một hành vi phạm tội nào trên thực tế và không đặt vấn đề là người đó có bị kết án lần nào hay chưa. Quan điểm còn lại thì cho rằng, chỉ khi một người đã bị kết án bằng bản án, quyết định của Tòa án là phạm tội trước khi được đưa ra xem xét thì mới không áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.

Ở quan điểm thứ nhất đã dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 2015 "tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự".


Vậy, một người đã thực hiện hành vi phạm tội trên thực tế, mặc dù chưa đến giai đoạn xử lý, đưa vụ án ra xét xử, chưa có quyết định hay bản án của Tòa án vẫn bị coi là người phạm tội và không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS này. Quan điểm này cũng đồng nhất với hướng dẫn tại văn bản giải đáp nghiệp vụ số 01/2017- GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 thì "Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu. Phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm; Tòa án chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự "phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng" khi có đủ 02 yếu tố "phạm tội lần đầu" và "thuộc trường hợp ít nghiêm trọng".

- Tình tiết "Phạm tội vì bị người khác đe họa hoặc cưỡng bức" (điểm k, khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

"Cưỡng bức" có thể hiểu là dùng sức mạnh, vũ lực bắt buộc người khác phải làm, "đe dọa" là dọa nạt, làm cho người khác sợ hãi buộc phải nghe theo, làm theo. Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức là trường hợp phạm tội do bị chi phối bởi ý chí của người khác thông qua việc bị đe dọa hoặc bị cưỡng bức [38, tr.29]. Người thực hiện hành vi phạm tội trong trường hợp này không xuất phát từ mong muốn, mục đích của bản thân mà do người khác tác động dẫn đến phải thực hiện hành vi.

Cưỡng bức và đe dọa khác nhau về mức độ, nhưng đều làm người khác sợ hãi mà phạm tội. Khoa học hình sự coi trường hợp đe dọa là cưỡng bức về mặt tinh thần. Vì vậy, đe dọa thực chất là một trường hợp của cưỡng bức, nhưng mức độ làm cho người khác sợ hãi ít hơn là trường hợp bị cưỡng bức về vật chất (cưỡng bức về


thân thể) [18, tr.249]

Cưỡng bức về thân thể là trường hợp một người bị bạo lực vật chất tác động (bị trói, bị giam giữ, bị bịt miệng…) kiến cho họ buộc phải thực hiện những việc không theo ý muốn của mình mặc dù họ biết làm như vậy sẽ gây thiệt hại cho người khác, người bị cưỡng bức về thân thể có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xác định họ hoàn toàn không làm khác được. Người có hành vi cưỡng bức phải chịu trách nhiệm với hậu quả do cưỡng bức người khác gây ra. Ví dụ: Người mẹ không cho con bú để đứa con mới đẻ bị chết vì người mẹ này bị giam giữ không được tiếp xúc với con mình.

Cưỡng bức về mặt tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa, uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu người bị cưỡng bức, ép buộc hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác buộc phải làm theo ý chí của người thực hiện hành vi cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng nếu xem xét thấy trường hợp chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt về mặt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng được áp dụng tình tiết giảm nhẹ phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức.

- Tình tiết “Phạm tội trong tường hợp bị hạn chế khả nặng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra” (điểm l khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Đây là tình tiết giảm nhẹ được mới được quy định, khác với tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm q trong trường hợp “người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”

Hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình có thể được hiểu tương tự như trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội xuất phát từ việc bị đưa vào tình huống bị hạn chế khả năng nhận thức do người khác tạo ra.

Trên thực tế thì các hành vi phạm tội xảy ra muôn hình vạn trạng, việc áp dụng tình tiết này cũng khá khó khăn. Không chỉ phải căn cứ vào sự hạn chế khả năng nhận thức của người phạm tội mà còn phải xác định xem do đâu mà người phạm tội


bị hạn chế khả năng nhận thức đó – và sự hạn chế về nhận thức đó có phải do lỗi của họ không để xem xét áp dụng.

- Tình tiết “Phạm tội do lạc hậu” (điểm m khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015) "Lạc hậu" theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là bị tụt lại phía sau, không theo kịp

đà tiến bộ, đà phát triển chung.

Tình tiết phạm tội do lạc hậu là trường hợp phạm tội do trình độ nhận thức lạc hậu, thấp kém đã hạn chế trong việc nhận thức mức độ nguy hiểm của hành vi của mình đối với xã hội. Những trường hợp phạm tội có tình tiết này thường xuất hiện ở những người có trình độ dân trí, nhận thức thấp, sống ở khu vực cực kỳ khó khăn, chưa theo kịp nền văn minh chung của xã hội. Đây cũng là điều kiện để đánh giá xem xét khi đánh giá nguyên nhân của tình trạng lạc hậu này là do khách quan của nơi sinh sống, không có điều kiện học tập và tiếp xúc với văn hóa tiến bộ.

Mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này tùy thuộc vào trình độ lạc hậu của người phạm tội và còn phải căn cứ vào những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương xảy ra vụ án.

- Tình tiết “Người phạm tội là phụ nữ có thai” (điểm n khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Tình tiết giảm nhẹ TNHS cho người phạm tội là phụ nữ có thai là tình tiết được giữ nguyên xuyên suốt từ BLHS năm 1985 đến nay. Tình tiết giảm nhẹ này dựa trên tinh thần nhân đạo và chính sách bảo vệ bà mẹ, trẻ em.

Người phụ nữ đang mang thai đa số bị ảnh hưởng về tâm sinh lý và thái độ không giống như lúc chưa mang thai. Chính vì sự chuyển biến tâm lý này nên trong một số loại tội phạm có yếu tố của tâm lý, tình cảm và khả năng nhận thức như các tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người hay các tội về xâm phạm trật tự công cộng thì việc xem xét giá trị của tình tiết giảm nhẹ TNHS này lớn hơn.

Điều kiện để được áp dụng tình tiết này là: người phạm tội là nữ và khi thực hiện hành vi phạm tội thì đang có thai. Bất kỳ thời điểm có thai nào sau khi thực hiện hành vi phạm tội (trong quá trình bị tạm giam, đang điều tra, khi xét xử, khi thi


hành án) thì không được áp dụng là tình tiết giảm nhẹ - các trường hợp này pháp luật quy định về việc không áp dụng hình phạt tử hình (Điều 40 BLHS năm 2015) hoặc hoãn chấp hành hình phạt tù (Điều 67 BLHS năm 2015).

Việc xác định người phạm tội có phải là phụ nữ có thai hay không là do người phụ nữ khai báo và chứng minh. Cơ quan tố tụng xác định bằng cách được hướng dẫn tại mục 2.3 mục 2 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua nhận biết bằng mắt thường, phân tích thông tin hoặc cần thiết thì căn cứ vào kết quả của cơ quan chuyên môn.

- Tình tiết “Người phạm tội là người từ đủ 70 tuổi trở lên” (điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Người đủ 70 tuổi là người cao tuổi đi kèm với sức khỏe không cao, tinh thần không được minh mẫn như người trẻ tuổi hơn. Nhưng không phải mọi trường hợp độ tuổi, sức khỏe và tinh thần đều làm giảm đi tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Quy định tình tiết giảm nhẹ này đơn thuần dựa trên tinh thần nhân đạo.

Trước đây, ở BLHS năm 1999 quy định tình tiết này là “người phạm tội là người già”. Các quy định “người già” sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Theo tài liệu Y sinh học quốc tế thì người già là người có độ tuổi từ 75 đến 89 tuổi. Tuy nhiên theo thể trạng, độ tuổi trung bình của Việt Nam thì độ tuổi được xác định theo thang độ tuổi này là không phù hợp. Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 xác định người già là người từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên cũng có trường hợp trên thực tế nhiều tòa án đã áp dụng Luật người cao tuổi năm 2009 quy định “Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” để xác định người già và áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS “người phạm tội là người già” cho người từ đủ 60 tuổi trở lên.

Việc quy định rò ràng ở độ tuổi được hưởng tình tiết giảm nhẹ là 70 tuổi tạo nên sự thống nhất và rò ràng, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trước đây trong áp dụng pháp luật.

- Tình tiết “Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt


nặng” (điểm p khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Những người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng là những người có sự khó khăn, hạn chế trong thực hiện các hoạt động trong cuộc sống thông thường và các sinh hoạt cá nhân tối thiểu phải có của một người bình thường. Xác định mức độ khuyết tật của một người căn cứ vào Luật người khuyết tật năm 2010. Trong phần giải thích từ ngữ tại Điều 2 nêu: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”. Mức độ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng trong Luật này được hướng dẫn tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ- CP như sau: “Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dòi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn…Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dòi, trợ giúp, chăm sóc.”

Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ khuyết tật của người phạm tội để làm cơ sở cho việc quyết định mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tình tiết giảm nhẹ này cũng là dựa trên nguyên tắc và tinh thần nhân đạo của pháp luật Việt Nam.

- Tình tiết “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” (điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015)

Năng lực trách nhiệm hình sự là cơ sở để xác định một người có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Bộ luật hình sự quy định tại Điều 8: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm ….mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự". Điều 21 BLHS năm 2015 quy định trường hợp loại trừ TNHS do không có năng lực trách


nhiệm hình sự: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự."

Tình tiết giảm nhẹ này quy định người có sự hạn chế nhất định về khả năng nhận thức cũng như điều kiển hành vi chứ không phải trường hợp mất hoàn toàn khả năng nhận thức, điều kiển hành vi. Người thực hiện hành vi phạm tội có thể vẫn nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng bản thân không điều khiển được bản thân thực hiện hoặc không thực hiện hành vi dẫn đến phạm tội. Hoặc trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội vẫn có nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng nhận thức không đầy đủ, có thể cho rằng nguy hiểm là không đáng kể nên thực hiện hành vi được BLHS quy định là tội phạm.

Mức độ giảm nhẹ được căn cứ vào tình trạng hạn chế, mức độ bệnh hay khả năng điều kiển hành vi thông qua kết luận của cơ quan có chuyên môn và những tài liệu, chứng cứ khác để Tòa án đánh giá, quyết định mức giảm nhẹ phù hợp.

- Tình tiết "Người phạm tội tự thú" (điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015) "Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành

vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện" được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Tình tiết giảm nhẹ "người phạm tội tự thú" được quy định tại điểm o khoản 1 Điều 36 BLHS năm 1999 và được giữ nguyên tại BLHS năm 2015.

Ngày 10/6/2002 Toà án nhân dân tối cao đã có Công văn số 81/2002 về việc giải đáp, hướng dẫn các vấn đề nghiệp vụ. Trong mục “Phân biệt việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp “tự thú” và trong trường hợp “đầu thú” như thế nào?” nội dung hướng dẫn như sau:

“Tự thú” là tự mình nhận tội và khai báo hành vi phạm tội của mình trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đẫ tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện, thì cũng được coi là

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí