Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 3

Những năm trở lại đây, hướng nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ tiếp cận khác nhau ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt là hướng tiếp cận văn học dựa trên quan điểm về giới. Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bằng nhiều con đường khác nhau, quan điểm giới được nhanh chóng du nhập và truyền bá vào Việt Nam. Sự xuất hiện phương pháp tiếp cận giới chính là bước đột phá quyết định sự phát triển mạnh mẽ và ấn tượng của khoa học nghiên cứu về con người và văn học.

Giới là đặc trưng văn hóa, xã hội và sinh thể của đời sống nam và nữ. Những đặc trưng sinh thể của con người thường ít biến đổi và tuân theo quy luật tự nhiên còn những đặc trưng văn hóa, xã hội thường biến đổi theo sự biến đổi của cấu trúc một xã hội nhất định và tuân theo quy luật xã hội. Điều này có nghĩa, theo quan điểm giới, về mặt xã hội, nam và nữ là hoàn toàn bình đẳng với nhau. Sự khác biệt của hai hiới chỉ là do nhân tạo, là do quan niệm, giáo dục, truyền thống và quyền lực chính trị của các thời đại tạo nên.

Quan điểm giới có nguồn gốc từ các lý thuyết nữ quyền xuất hiện và phát triển rất sôi động ở các xã hội phương Tây, bắt đầu từ giữa thế kỷ XX. Lý thuyết nữ quyền tạo nên các phong trào xã hội mạnh mẽ, đấu tranh chống lại sự thống trị của nam giới, phê phán quyết liệt chế độ áp bức phụ nữ, đòi quyền lợi cho phụ nữ, tạo lập bình đẳng giới. Có thể nêu một số lý thuyết nữ quyền có ảnh hưởng mạnh đến xã hội phương Tây thời gian qua là: nữ quyền tự do, nữ quyền mác-xit, nữ quyền xã hội chủ nghĩa, nữ quyền phúc lợi, nữ quyền triệt để, nữ quyền hiện sinh, nữ quyền phân tâm… và gần đây xuất hiện một số lý thuyết nữ quyền mới như: nữ quyền hậu hiện đại, nữ quyền da đen, nữ quyền phụ nữ thế giới thứ ba…

Nghiên cứu về quan điểm giới, đặc biệt là vấn đề về quan niệm nam tính – nữ tính đã được nhìn nhận trong rất nhiều công trình khảo luận ở châu Á như Phụ nữ Trung Quốc qua cái nhìn của người Trung Quốc (Chinese women through Chinese eyes) do Yu-ning Li chủ biên (1992); Nữ tính / Nam tính của người Trung Quốc (Chinese femininities / Chinese Masculinities: A reader) của Susan Brownell...

Hoặc một số các công trình khảo luận về cái nhìn đàn ông có ý nghĩa then chốt: Khoái cảm thị giác và Điện ảnh tự sự (Visual Pleasure and Narrative Cinema) của Laura Mulvey (1975) cung cấp tiền đề lý thuyết về “cái nhìn đàn ông” và mở đầu cho sự ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu điện ảnh cũng như những nghệ thuật biểu hiện khác; Sự biểu hiện của cái tôi trong văn học Trung Quốc (Expression of self in Chinese literature) của Richard C. Hessney, Robert E. Hegel, (1985) đem đến cách nhìn nhận mới, nhiều chiều nói chung và về văn học dưới góc nhìn về giới nói riêng.

Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, qua giao lưu và hội nhập, các lý thuyết nữ quyền từng bước được truyền bá vào Việt Nam và sự truyền bá này ngày càng mạnh mẽ và đa dạng. Xem xét quá trình và xu hướng nghiên cứu giới ở Việt Nam thời gian qua, chúng tôi thấy nghiên cứu về giới trong văn học Việt Nam cũng còn khá mới mẻ, đặc biệt là ở trong dòng văn học trung đại. Gần đây nhất là hoạt động khoa học hướng tới tọa đàm "Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn học Việt Nam đương đại" do Viện Văn học và Ban Nhà văn Trẻ - Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp, tổ chức vào tháng 10/2012 với các nội dung được thảo luận bao gồm Một số vấn đề lý thuyết về giới tính Một số gợi mở trong việc vận dụng lý thuyết về giới tính trong nghiên cứu văn học sử Việt Nam.

Về việc nghiên cứu giới trong văn học Việt Nam đã có một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến sự tác động của các quan niệm về giới với văn học trung đại như một phương pháp tiếp cận văn hóa học trong việc đánh giá và nhận định người phụ nữ, nhân vật anh hùng trong văn chương nho giáo. Tuy nhiên, việc ứng dụng cách tiếp cận về giới để để lí giải một tác phẩm văn học cụ thể, đặc biệt trong truyện thơ Nôm, vẫn chưa được nghiên cứu một cách triệt để. Mặt khác, truyện Lục Vân Tiêncũng được xem là đối tượng tạo nên dấu ấn mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, cụ thể là lựa chọn hướng tiếp cận mới mẻ này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài này là truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi là hệ thống các nhân vật nam trong truyện Nôm Lục Vân Tiên bao gồm hệ thống các nhân vật chính diện và nhân vật phản diện, quan điểm nho giáo về giới và lý thuyết giới…Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và phân loại ngữ liệu chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu vể kiểu nhân vật nam nhìn nhận theo lý thuyết giới trong toàn bộ hệ thống nhân vật truyện Lục Vân Tiên. Vì vậy, với đề tài này chúng tôi hy vọng mang đến một cái nhìn mới Nguyễn Đình Chiểu nói chung và về tác phẩm Lục Vân Tiên nói riêng. Ở đây chúng tôi xem xét các nhân vật trong tác phẩm tiểu thuyết của ông ở góc độ tiếp cận văn hóa cụ thể là lý luận giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi bước đầu khảo sát, tìm hiểu, đối chiếu tác phẩm để từ đó đánh giá khái quát về những quan niệm của ông về hệ thống nhân vật và kiểu nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 3

Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các lý thuyết, quan điểm nghiên cứu về văn hoá học, thi pháp học và các kiến thức liên ngành có liên quan đến việc nghiên cứu nhân vật và giới trong truyện Lục Vân Tiên.

Luận văn sử dụng lý thuyết về thi pháp học, vận dụng phương pháp nghiên cứu tác giả văn học để nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng các nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu như:

Phương pháp tiếp cận văn hóa học: chú trọng phân tích văn hóa từ phương diện lịch sử để giải thích mối liên hệ giữa tác giả Nguyễn Đình Chiểu và văn hóa Nam Bộ. Trên cơ sở đó lý giải hiện tượng Nguyễn Đình Chiểu lại chọn tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm diễn ngôn về anh hùng.

Phương pháp lịch sử: thông qua việc tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh xã hội, không gian văn hóa Nam Bộ, tư tưởng nho giáo và các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu để nhằm định vị tọa độ của ông trên tiến trình thơ văn trung đại.

Phương pháp khảo sát, phân loại, thống kê để tìm ra những chi tiết, ý nghĩa quan trọng, được lặp đi lặp lại như là dấu hiệu thi pháp riêng biệt của tác

giả. Thông qua đó, chúng tôi rút ra những nhận xét đánh giá mang tính khái quát, hệ thống về các kiểu nhân vật nam và quan niệm về con người trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: so sánh, bình luận, phân tích, và chứng minh…trong khoa học nghiên cứu văn học để làm rõ hơn về nội dung của đề tài.

5. Cấu trúc luận văn

Luận văn được chia làm 3 chương chính:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn văn học trung đại Việt Nam liên quan đến văn hóa ứng xủa giới.

Chương 2: Nhân vật nam trong Lục Vân Tiên từ góc nhìn của lý tưởng về người anh hùng và kẻ sĩ.

Chương 3: Nhân vật nam trong Lục Vân Tiên từ góc nhìn văn hóa ứng xử với phụ nữ.


CHƯƠNG 1:‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA ỨNG XỬ GIỚI


1.1. Lý luận về giới

Đã từ lâu, giới và vấn đề về giới đã không còn xa lạ trong dòng chảy của các lĩnh vực nghiên cứu. Giới cũng là một chủ đề ngày càng quen thuộc trong việc nhìn nhận, đánh giá quá trình phát triển của văn học nói chung và giải thích các tác phẩm văn học nói riêng. Như đã biết, trong quan niệm Phương Tây vốn tồn tại hai khái niệm giới tính (sex) và giới (gender). Về khái niệm giới (gender), xét về nguồn gốc lý thuyết, giới được đề cập lần đầu tiên từ nghiên cứu của Christin de Pisan (người Pháp, thế kỷ XV, 1364 – 1430). Lý thuyết này được tiếp tục nghiên cứu, phát triển vào thế kỷ XVII – XVIII bởi nữ văn sĩ người Anh – Aphra Behr (1640 – 1689) và Mary Astell (1666-1731), những lý luận gia nữ quyền đầu tiên [10, tr.12].

Dù vậy, như đã trình bày, thuật ngữ gender được bắt đầu sử dụng từ năm 1972. Về phương diện pháp lý quốc tế, thuật ngữ gender đã được sử dụng trong các văn kiện của Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Phi- lip- pin tháng 10/1998. Bản Khuôn khổ hội nhập phụ nữ trong APEC lần đầu tiên xác định khái niệm giới (gender) với ý nghĩa là “phản ánh những khác biệt trên bình diện xã hội giữa phụ nữ và nam giới, về vai trò, thái độ, hành vi và các giá trị” [45, tr.35]. Khái niệm giới tính (sex) là khái niệm chỉ sự khác biệt về sinh học giữa phụ nữ và nam giới, được xác định bởi gen; còn khái niệm giới lại được hình thành thông qua quá trình giáo dục, có thể thay đổi tùy theo điều kiện văn hóa thời đại. Như vậy, khái niệm giới với khái niệm giới tính (sex) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Về lịch sử nghiên cứu về giới tính giới ở Phương Tây cũng được ghi nhận qua nhiều công trình khác nhau của các học giả cũng như nhiều góc nhìn khác nhau xung quanh khái niệm giới giới tính.

Trong cuốn Sự thống trị của nam giới, Bourdieu cũng đã phân tích các mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn tồn tại ở nam giới và nữ giới ngày nay. Sự thống trị của nam giới của Pierre Bourdieu cũng cho rằng giới tính là sự khác biệt sinh học của cơ thể con người. Bourdieu cho rằng giới tính là sự khác biệt sinh học của cơ thể và xã hội để biện minh cho sự khác biệt giữa hai giới do xã hột kiến tạo và tự nhiên hóa (như phân công lao động). Người ta đã tìm ra sự biện minh cho địa vị xã hội của phụ nữ trong sự khác biệt về cơ thể của nam và nữ. Theo Bourdieu sự kiến tạo sinh học của thân thể nam và nữ cung cấp cơ sở cho quá trình tự nhiên hóa quan điểm cho rằng nam giới là trung tâm. Từ quan điểm đó mà sản sinh ra sự phân chia hoạt động tình dục, phân chia hoạt động theo giới tính và phân chia toàn bộ vũ trụ. Nhưng bản thân của sự tự nhiên ấy là một kiến tạo xã hội được tự nhiên hóa. Ông cho rằng: “Giới chỉ tồn tại trong những mối quan hệ, những hoạt động mang tính tượng trưng trong văn hóa và xã hội nhấn mạnh sự khu biệt này, ấn định đàn ông và đàn bà những dấu hiệu phù hợp với định nghĩa xã hội về đặc thù giới tính của họ, nhằm khuyến khích những tập quán phù hợp với đặc tính của họ, hay hạn chế cách xử sự không thích đáng, đặc biệt trong quan hệ với giới kia [28, tr.56].

Bên cạnh đó, lý thuyết giới “Gender Theory” (học thuyết giới) xuất hiện tại Mỹ trong thập niên 70, ảnh hưởng của nhà tư tưởng Pháp Michel Foucault và Jacques Derrida. Học thuyết về giới phủ nhận sự khác biệt giới tính tự nhiên giữa nam và nữ: “Mỗi người là trai hay gái, nam hay nữ, căn cứ trên cơ sở sinh học, cha mẹ dựa vào đó làm khai sinh cho con”. Thuyết phủ nhận sự khác biệt sinh học đó và cho rằng sự khác biệt nam và nữ là kết quả của văn hóa, nó là một cấu trúc xã hội. Nam hay nữ chẳng qua chỉ là những vai trò xã hội – văn hóa khác nhau do xã hội đề ra và có thể phá đổ. Thuyết cũng cho rằng mặt di truyền học không có vai trò trong hình thành căn cứ giới tính (identite sexulle) của mỗi người. Làm người nam hay nữ tùy thuộc vào sự lựa chọn chủ quan của mỗi cá

nhân. Lý thuyết này nhằm chống lại sự bất bình đẳng nam nữ phục vụ cho phong trào đấu tranh nhân sự việc chống phân biệt đối xử nam – nữ giới, người ta phủ nhận nền tảng sinh học giới tính.

Một cách tổng quát hơn, theo lý thuyết thân thể của mình Faucault cho rằng giới tính không chỉ là thuộc tính bên trong của tự nhiên mà còn là sản phẩm của hệ quyền lực đặc thù, chính những quan niệm định kiến trong xã hội đã hình thành nên ý thức về vấn đề giới tính, tức là hình thành nên sự khác biệt giữa đàn ông, đàn bà. Vì thế thông qua vấn đề thân thể con người, có thể nhận ra dấu ấn quyền lực xã hội, nhận ra sự phân chia đẳng cấp, sự áp bức, thống trị của nam giới và nữ giới. Lý luận thân thể Foucalt cũng cho rằng sự vận hành quyền lực trong xã hội thông qua thân thể con người. Vì thế, thông qua vấn đề thân thể con người, có thể nhận ra dấu ấn quyền lực xã hội, nhận ra sự phân chia đẳng cấp, nhận ra sự áp bức, sự thống trị của nam giới với nữ giới. Trong thời kỳ mẫu hệ, thân thể người phụ nữ lại có uy quyền hơn thân thể đàn ông nhưng trong chế độ phụ hệ thì thân thể đàn ông lại có uy quyền hơn thân thể phụ nữ. Điều này cho thấy, vấn đề “giới tính” là sản phẩm của quan hệ quyền lực. Như vậy, bản thân sinh lý, tự nhiên của đàn ông và đàn bà là không phân biệt đẳng cấp, nhưng chế độ chính trị, xã hội, quan niệm văn hóa, quan hệ quyền lực đã tạo nên sự bất bình đẳng về giới. Cũng trên cơ sở này, chủ nghĩa nữ quyền (thuyết bênh vực nữ giới) giải thích vì sao phụ nữ lại bị ràng buộc bởi những áp chế văn hóa truyền thống và cho rằng nam giới chiếm hữu ngôn ngữ nhân loại, dùng ngôn ngữ đem kẻ khác (bao gồm phụ nữ) khách thể hóa, để tiến hành khống chế với người này.

Ở Việt Nam, quan niệm về giới trước đây chưa có sự thống nhất. Có quan niệm cho rằng giới là khái niệm “chỉ cấu trúc về mặt văn hóa, về mặt xã hội của sự khác biệt về giới tính của nam và nữ”. Khi xét đến cấu trúc và văn hóa xã hội, thì khái niệm giới là sự khác biệt giữa nam và nữ trong cùng hộ gia đình, trong và giữa các nền văn hóa, là cấu trúc xã hội – văn hóa có thể thay đổi theo thời gian. Những khác biệt này được phản ánh trong các vai trò, trách nhiệm, khả năng tiếp cận nguồn lực, những sức ép, những ưu tiên, các nhu cầu nhận thức và

quan điểm…được thấy trong cả hai giới. Trong khi đó, quan niệm khác khẳng định giới “khái niệm của xã hội học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam giới và phụ nữ”. Quan niệm về giới còn được tiếp cận thông qua mối quan hệ giữa “phụ nữ trong phát triển”/WID hoặc “giới và phát triển”/GAD. Theo quan niệm GAD, thì “con người (cả nam và nữ) là trung tâm, hướng vào việc xóa bỏ bất bình đẳng giữa nam và nữ, trên cơ sở đáp ứng lợi ích của cả nam và nữ, trước hết là phụ nữ” [45, tr.67].

Ngoài ra cũng có nhiều quan niệm khác về giới, như “Giới là một thuật ngữ nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích”.

Thậm chí, khi ở Việt Nam do sự phức tạp trong việc chuyển ngữ trong Tiếng Việt“hai thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt trong các sách chuyên ngành và trên các phương tiện truyền thông đại chúng với các từ khác nhau như giới tính, giống, phái, giới”[45, tr. 75]. Theo đó, cần phân biệt giữa hai khái niệm giới tính tự nhiên (sex) hay khái niệm giới (gender) tức là đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội.

Nằm trong sự phân biệt giữa sex gender, trong Luật bình đẳng giới của Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 1/1/2007) phân biệt như sau “giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội” và “giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam và nữ” (điều 5, giải thích từ ngữ, Luật bình đẳng Giới, 2006). Cùng theo quan điểm này, tác giả Hoàng Bá Thịnh cũng phân biệt rõ “Giới tính (sex) đề cập đến những khác biệt sinh học căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, đặc biệt là cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản. Là sản phẩm sinh học được xác định về gien qua các cặp nhiễm sắc thể XY (trai) và XX( gái)” [44, tr. 56]. Giới (gender) là khái niệm không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trò và trách nhiệm, hành vi và sự mong đợi mà xã hội quy định cho mỗi giới. Những quy định xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí