Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 14

Lúc này, Vân Tiên mới nhớ ra Kiều Nguyệt Nga, có thể nói ngay sau lần đầu gặp gỡ, chỉ có Nguyệt Nga coi chàng là ý trung nhân còn Vân Tiên thì đã quên nàng từ lâu:

Vân Tiên nghe nói hỡi ôi!

Chạnh lòng nghĩ lại một hồi giây lâu Hỏi rằng: Nàng ấy ở đâu?

Đặng con đến đó đáp câu ân tình

Chàng không hề động lòng với Nguyệt Nga như giữa đàn ông với đàn bà mà “Tiên rằng: Cảm nghĩa Nguyệt Nga/Tôi xin qua đó thăm cha nàng cùng”. Thậm chí chưa gặp mặt nàng, sau này khi đánh giặc xong Cốt Đột, chẳng qua lạc đường, tìm được Nguyệt Nga một cách ngẫu nhiên, khi biết rằng mình chính là người được Nguyệt Nga tạc tượng, khi Nguyệt Nga thổ lộ:

Nguyệt Nga khép nép thưa qua: Người trong bức tượng tên là Vân Tiên

Chàng đã về chốn Cửu Tuyền Thiếp lăm trọn đạo, tránh miền gió trăng

Lúc này, khi biết được tâm tình của Nguyệt Nga thủy chung với mình, lúc này Lục Vân Tiên mới quyết:

Vân Tiên nghe nói hỏi phăng Chồng là tên ấy, vợ là tên chi?

…Vân Tiên vội vã xuống quỳ vòng tay Thưa rằng: may gặp nàng ở đây,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Xin đền ba lạy sẽ bày nguồn cơn Để lời thệ hải minh sơn,

Mang ơn trước phải đền ơn cho rồi

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 14

Hành động của Lục Vân Tiên khi gặp lại Kiều Nguyệt Nga không phải là sự nhớ nhung giữa nam và nữ mà là “lạy” vì ân tình, vì nghĩa của Kiều Nguyệt Nga. Trước hết là sự mang ơn đối với việc Nguyệt Nga sang giúp. Việc đầu tiên chàng làm khi gặp lại Nguyệt Nga là “lạy”, có thể thấy Vân Tiên vì nghĩa mà

cảm kích chứ không hề yêu. Qua đó, càng tô đâm tính khắc kỷ trong mối quan hệ của chàng với phụ nữ. Nếu là một anh hùng vì nghĩa thì Lục Vân Tiên quả là hoàn hảo trọn vẹn nhưng nếu xét về phương diện tình lang thì chàng không phù hợp, thiếu đi sự hào hoa, lãng mạn cần có của một quân tử. Con người Lục Vân Tiên là con người của đạo lý chứ không phải với tư cách của con người cá nhân. Lục Vân Tiên luôn giữ khoảng cách, không có sự nhớ nhung với người con gái thủy chung. Ngay cả đến hôn nhân, Lục Vân Tiên cũng hết sức bị động:

Tiên rằng: nàng tính thế nào?

Nàng rằng: Anh hãy về trào tâu lên Ngỏ nhờ lượng cả bề trên,

Lịnh tha tội trước mới nên về nhà

Nếu như hành động dẹp bọn Phong Lai, Lục Vân Tiên không “tính thiệt so hơn” và nhắc lại câu nói “kiến nghĩa bất vi” mà hành động xả thân vì việc nghĩa, không đắn đo suy nghĩ, thì trong hôn nhân chàng bị động bấy nhiêu, và dường như đó là việc nên làm. Hành động của Lục Vân Tiên tuân theo mẫu hình thánh nhân quân tử mà Khổng Tử, Nguyễn Đình Chiểu đề cao. Vấn đề bản năng tình dục của nam giới được thể hiện thông qua sự ham mê sắc đẹp của phụ nữ được kiềm chế. Bàn về bản năng tình dục của con người, nho giáo quan niệm đưa “khắc kỷ” vào nội hàm phạm trù nhân của con người “Khắc kỷ phụ lễ vi nhân”, đó là tiết dục, nghiêm khắc trong việc coi trọng sắc đẹp của người phụ nữ là một phẩm chất không thể thiếu được trong đối với bậc thánh nhân quân tử. Trong đạo nhân không hề có sự dung hòa với sắc đẹp. Sắc đẹp là điều tối kỵ trong chương trình hành động của anh hùng quân tử. Điều này giải thích tại sao, Lục Vân Tiên “cố tình” không quay mặt nhìn Nguyệt Nga:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái ta là phận trai.

Và thậm chí chàng còn thấy khó chịu trước tấm lòng cảm kích của Nguyệt Nga:

- Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn Nguyệt Nga liếc thấy càng nhìn nết na

- Vân Tiên khó ngồi làm thinh Chữ ân buộc lại chữ tình lây dây

Than rằng đó khéo trêu đây Ơn kia đã mấy của này rất sang

Mục đích của chàng là đi thi, chuyện giúp nàng Nguyệt Nga chỉ là chuyện qua đường, Vân Tiên không nghĩ đến chuyện gái trai để ảnh hưởng đến lý tưởng phò vua, giúp nước của mình. Dẹp giặc xong, Vân Tiên “trả nghĩa” cho Nguyệt Nga bằng hai cách, một là “quỳ lạy” nàng, hai là lấy nàng làm vợ. Đây có lẽ là một cách trả ơn đặc biệt nhất mà Lục Vân Tiên dành cho Kiều Nguyệt Nga. Qua đó, nhân vật Lục Vân Tiên trở thành nhân vật mang màu sắc nho giáo rõ rệt, các phát ngôn và hành động của chàng đều lấy đạo đức nho giáo làm gốc. Bản năng tình dục được nho giáo quy định khá rõ ràng, để chống lại hành động mang tính bản năng của con người trong văn hóa cổ đại đã hình thành thuyết cấm dục với ba mệnh đề đó là (1) tồn thiên lí, diệt nhân dục; (2) nam nữ thụ thụ bất thân (3) vạn ác dâm vi thủ (vạn điều ác, dâm đứng đầu). Sách Lễ Kí quy định “nam nữ thụ thụ bất thân”, “nam nữ đại phòng”. Nho giáo phản đối ý dâm đề xướng chính dâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, chống lại bản năng tình dục vì cho rằng nó hại cho thánh nhân. Có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu vẫn chịu ảnh hưởng trong cách xây dựng nhân vật mẫu hình người anh hùng của văn hoá phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng. Nhân vật Lục Vân Tiên có cái dáng dấp của nhân vật Quan Vân Trường ( Quan Vũ) trong truyện Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Quan Vân Trường cũng luôn thể hiện thái độ của người anh hùng khắc kỉ, đạo mạo trước phụ nữ. Khi Tào Tháo truyền lệnh thu binh về Hứa Xương, Quan Vân Trường thỉnh nhị tẩu lên xe, tự mình đi theo hộ vệ. Khi quân đến trạm dịch, Tào Tháo truyền quân đóng lại nghỉ ngơi, lại truyền Quan Vân Trường ở chung một nhà với nhị tẩu là Cam Phu nhân và My Phu nhân, hai bà vợ của Lưu Bị, tức là hai chị dâu của Quan Võ. Đêm ấy, Quan Võ cầm đuốc đứng trước cửa nhà suốt đêm để canh cho hai chị dâu an giấc, đồng thời lấy Thanh Long đao chém sạt một góc tường để người ngoài nhìn vào thấy

rõ lòng quang minh chính đại của mình. Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm Thuỷ hử của Thi Nại Am, cũng được ngợi ca bởi tấm lòng trong sạch không bị rung động trước sắc đẹp Phan Kim Liên. Anh trai Võ Tòng tên Võ Đại Lang làm nghề bán bánh hấp, là người lùn, dung mạo xấu xí nhưng có vợ là Phan Kim Liên rất đẹp nhưng cũng rất đa tình. Nhân dịp Võ Tòng về thăm anh, Phan Kim Liên thấy hình dung tuấn kiệt, mấy lần đòi tư thông với Võ Tòng nhưng đều bị cự tuyệt. Sau đó Võ Tòng có việc phải đi xa, Phan Kim Liên ở nhà lựa lúc Võ Đại Lang đi bán bánh, tư thông với tên nhà giàu Tây Môn Khánh. Việc bị Võ Đại Lang phát hiện, hai người bày mưu rồi giết hại Võ Đại Lang. Vài ngày sau khi Võ Đại chết, Võ Tòng quay về, nghe tin dữ liền đi báo quan. Nhưng quan sợ uy thế của Tây Môn Khánh, không dám xử. Thế là Võ Tòng, trước tiên tìm tới nhà giết chết Tây Môn Khánh cho hả giận, rồi mới tự mình đi tìm chứng cứ điều tra. Tính chất khắc kỷ ấy còn thể hiện ở thái độ lạnh lùng khi trừng trị Phan Kim Liên trước sự chứng kiến của 3 người hàng xóm, chàng ép Phan Kim Liên khai nhận tội rồi mổ bụng, cắt đầu ả, đem ruột và đầu lên tế vong linh anh trai mình. Lục Vân Tiên không có cái lạnh lùng như Võ Tòng nhưng chàng luôn giữ một khoáng cách nhất định. Nhìn chung, các nhân vật như Lục Vân Tiên hay Võ Tòng, Quan Vân Trường đều chịu sự chi phối của một quan niệm chung mang tính chất văn hoá hoá về nhân cách đó là luôn biết chế ngự, khắc phục bản năng. Chính yếu tố này mà tình yêu trong truyện Lục Vân Tiên kém phần lãng mạn.

Trái ngược với Lục Vân Tiên, trước cái đẹp, nhân vật phản diện như Bùi Kiệm lại có cách nhìn khác. Sở dĩ có sự phân biệt này bởi nho giáo chia người đàn ông thành hai loại người, đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân. Khổng Tử nói: “Người quân tử rành về điều nghĩa, kẻ tiểu nhân rành về điều lợi”(Luận Ngữ, IV). Hành động chi phối kẻ tiểu nhân đó là lợi, đó là lợi ích về quyền, chức, sắc dục, sống…Trong đó, tính dục (sắc giới) là phương diện kiêng kị của những người quân tử. Đối với tư tưởng nho giáo, tính dục chỉ được nhắc đến trên phương diện thụ thai con cái, đặc biệt là con trai vì có con trai để nối dõi tông đường, làm vẻ vang dòng họ và cúng giỗ ông bà, tổ tiên cha mẹ. Trong Kinh Lễ,

chương hôn nghĩa, việc hôn lễ là việc vô cùng quan trọng, là sự kết hợp của hai gia đình với nhau, trên để thờ tông miếu, dưới để truyền nối cho đời sau, nên người quân tử rất coi trọng nó. Khổng Tử đã từng cho rằng đức là thuộc tính của con người, nhưng sắc mạnh hơn rất nhiều: “Khổng Tử than rằng: ta chưa thấy ai háo đức bằng háo sắc”. (Luận ngữ, IX:17). Nữ sắc là điều đầu tiên người quân tử phải cảnh giác: “Khổng Tử nói: người quân tử có ba điều phải răn ngừa: lúc còn trẻ, huyết khí chưa ổn định, cần răn ngừa về nữ sắc”. (Luận ngữ. XVI:7). Trên quan điểm đó, nho giáo cho rằng năng lượng nam tính của nho gia bị hao tổn nếu phung phí trong tính dục hôn nhân - điều này có điểm tương đồng với chủ trương của Ðạo giáo - và rằng đàn ông có thể bị kiệt quệ thể lý, suy thoái đạo đức nếu để cho mình miệt mài trong sinh hoạt tính dục. Tứ Thư của nho giáo ghi lại rất nhiều ý tưởng cảnh giác người trẻ tuổi, thậm chí bậc quân tử đối với vấn đề sắc dục. Hơn nữa, sự mê đắm sắc dục của người cai trị, kể cả một quốc chủ, có thể được nêu lên như một lý do chính đáng để truất quyền kẻ đó.

Tính dục trong hôn nhân chỉ để có người nối dõi. Tính dục ngoài hôn nhân là đại tội, phải chặn đứng mọi “nguy cơ”. Thế nên quan hệ giữa nam và nữ, thậm chí giữa vợ chồng cũng phải theo đúng khuôn phép cực kỳ nghiêm ngặt. Kinh Lễ, chương Nội tắc viết: “Là đàn ông không nên bàn việc trong phòng khuê (tức việc của đàn bà), là phụ nữ không được bàn việc bên ngoài (tức việc của đàn ông). Nói chung, từ cái nhìn thiên vị nam giới trong kinh sách của nho giáo và qua các tác phẩm của Nho gia, sinh hoạt tính dục được xem là một vấn đề quá độ.

Trong truyện Lục Vân Tiên, Bùi Kiệm trước hết là một kẻ tham sắc. Bởi đó là bản tính “dâm” đàn ông. Từ chỗ dâm đến chỗ Bùi Kiệm bất chấp cả tình nghĩa. Dù hắn biết Kiều Nguyệt Nga là vợ chưa cưới của Vân Tiên nhưng vẫn buông lời cám dỗ:

Hay chi như vãi ở chùa

Một căn cửa khép bốn mùa lạnh tanh, Linh đinh một chiếc thuyền tình,

Mười hai bến nước biết mình vào đâu

Ai từng mặc áo không bâu

Ăn cơm không đũa ăn trầu không cau Nàng sao chẳng nghĩ trước sau

Giữ ôm bức tượng bấy lâu thiệt mình

Bùi Kiệm khi mới gặp Nguyệt Nga, bản tính đàn ông của Bùi Kiệm đã khiến y không thể làm ngơ trước nhan sắc của nàng:

Từ khi thấy mặt Nguyệt Nga, Đêm đêm trằn trọc phòng hoa mấy lần

Đến khi buông lời ngon ngọt với Nguyệt Nga:

Kiệm rằng: Nàng nói sai rồi,

Ai từng bán đắt mà ngồi chợ trưa?

Làm người trong cõi gió mưa, Bảy mươi mấy mặt người xưa thế nào

Chúa xuân còn ở vườn đào, Ong qua bướm lại biết bao nhiêu lần

Chúa đông ra khỏi vườn xuân Hoa tàn nhụy rữa như rừng bỏ hoang

Bùi Kiệm trong tác phẩm này có lẽ là có hành động mang tính của con người trong đời thường và chân thực nhất, chứ không cách điệu nhiều như những nhân vật khác trong tác phẩm. Thế giới của Bùi Kiệm là thế giới của đam mê, phong lưu của tình dục. Thông qua nhân vật Bùi Kiệm, Nguyễn Đình Chiểu muốn lên án thói dâm ô, hưởng lạc của tên này. Bùi Kiệm khuyên Nguyệt Nga tội gì mà thủ tiết với Vân Tiên vì đời người ngắn ngủi:

Ba xuân dẫu hết, ngàn vàng khôn mua

Cha Bùi Kiệm cũng một giọng để dỗ dành Nguyệt Nga lấy con mình:

Tới đây duyên đã bén duyên Trăng thanh gió mát cắm thuyền đợi ai,

Nhớ câu: xuân bất tái lai

Ngày nay hoa nở, e mai hoa toàn

Đây là triết lý của cha con Bùi Kiệm trong xã hội nho giáo, đó là triết lý sống gấp, Bùi Kiệm cũng có cái lý của mình, thế nhưng những ham muốn đời thường đặt trong bối cảnh nho giáo bấy giờ thì đó lại là hành động đáng lên án. Có thể thấy, trong truyện Lục Vân Tiên, tất cả những gì thuộc về bản thể con người như ham muốn, dục vọng đố kị, ghen ghét đều trở thành đối tượng đáng lên án, là cái xấu trong mắt các nhà nho. Trong các nhân vật nam giới thì Bùi Kiệm là kẻ duy nhất động lòng trước sắc đẹp của Nguyệt Nga:

Từ ngày thấy mặt Nguyệt Nga Đêm đêm trằn trọc phòng hoa mấy lần

Ứng xử của Bùi Kiệm trước một người con gái có sắc đẹp:

Nguyệt Nga là gái Kiều công

Tuổi vừa mười tám má hồng đương xinh Nàng đã có sắc khuynh thành,

Lại thêm rất bực tài tình hào hoa

Hắn còn lấy sách Thánh hiền ra để bào chữa cho lập luận của mình để đạt mục đich:

Kiệm rằng: đã biết sử kinh,

Sao không soi xét để mình ngồi không Hồ -dương xưa mới góa chồng

Còn mơ nhan sắc Tống công cũng vừa Hạ Cơ lớn nhỏ đều ưa

Sớm đưa Doãn Phủ, tối ngừa Trần quân..

Bùi Kiệm là một trí thức thuộc làu kinh sử nhưng nhưng lại có chút phong lưu, những gì hắn biết lại là những chuyện trái với đạo nghĩa, đó là chuyện Hạ Cơ, chuyện Lữ Hậu, Võ hậu…dâm đãng thời cổ kim. Điều quan trọng là thái độ của Nguyễn Đình Chiểu đối với Bùi Kiệm có lẽ là xem thường, liệt hắn vào hàng tiểu nhân dâm ô. Trái ngược với Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực mang dáng dấp của một thánh nhân quân tử thì ở Bùi Kiệm lại mang dáng dấp của một con người trần thế, có những khát khao, ham muốn trần thế bản năng của nam giới và phá vỡ vòng cương tỏa của Nho giáo. Trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu,

bản năng thân xác là xấu, là ác cho nên đáng bị chê trách và nên Bùi Kiệm bị xếp vào danh sách những nhân vật phản diện làm nguy hại đến đạo đức, nhân cách của con người. Lời nói của Bùi Kiệm lại động chạm đến ý thức của nho giáo:

Cứ trong sách vở nói ra

Một đời sung sướng cũng qua một đời Ai ai cũng ở trong trời,

Chính chuyên chắc nết chết thời cũng ma Người ta chẳng lấy người ta

Người ta đâu lấy những là tượng nhân?

Nếu ở thời Nguyễn Du, thì Bùi Kiệm có lẽ được xem là nhân vật biết thưởng thức cái đẹp, chưa chắc bị xếp vào hệ thống những nhân vật phản diện hoàn toàn một chiều. Chữ “dâm ô” có lẽ đúng khi được dùng để chỉ những người như Bùi Kiệm trong giai đoạn văn học này. Thế nhưng, cũng một mẫu hình như Bùi Kiệm, chính nhân vật Thúc Sinh của Truyện Kiều, mối tình Thúc Sinh – Thúy Kiều được giới thiệu trân trọng không kém mối tình Kim Trọng - Thúy Kiều. Đó được xem là bản năng tính dục của đàn ông.

Một trường hợp khác, biểu trưng cho ứng xử của nam giới mà ta phải kể đến là hành động nghĩa hiệp cứu người không cần trả ơn một cách khí khái được lặp lại một lần nữa ở nhân vật Hớn Minh. Hớn Minh cũng được biết tới là một anh hùng khảng khái nhưng cũng bỏ thi để cứu một người con gái qua đường:

Đi vừa tới huyện Loan minh,

Gặp con quan huyện Đặng Sinh là chàng Giàu sang ỷ thế nghinh ngang,

Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghĩ

Hớn Minh có dáng dấp của một nhân vật lạ thường:

Xa xem mặt mũi đen x́ ì,

Mình cao sồ sộ dị kì rất hung.

... Vân Tiên biết lẽ chính tà, Hễ người dị tướng ắt là tài cao.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí