CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Từ các phương pháp sử dụng nghiên cứu đã được lựa chọn trong luận án, cũng như số liệu tổng hợp được từ mẫu nghiên cứu, trong chương này tác giả mong muốn làm rõ quá trình thu thập và khảo sát, cũng như quá trình tính toán ra kết quả nghiên cứu cuối cùng. Từ đó, luận án sẽ trình bày kết quả nghiên cứu với độ tin cậy và khách quan cao hơn, nhằm đảm bảo ý nghĩa khoa học của luận án, phục vụ cho các công tác nghiên cứu tiếp theo sau này, cũng như làm tiền đề cho việc triển khai thuận lợi khi ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh.
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tác giả tiến hành gửi 350 bảng câu hỏi khảo sát đến các DNNVV và thu về được 303 bảng trả lời câu hỏi. Kết quả sau khi thu thập và loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu (vd. phiếu không điền đầy đủ thông tin ..vv..), còn lại 290 phiếu đạt yêu cầu.
Mục đích của đợt khảo sát là nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, do vậy đối tượng của đợt khảo sát này là các DNNVV đã, đang hoặc sẽ có khả năng vận dụng KTQT. Một vài số liệu thống kê mô tả ban đầu như sau:
4.1.1. Kết quả khảo sát về mối liên hệ giữa việc vận dụng KTQT và quy mô DN Để khảo sát nhằm xem xét liệu có hay không sự tác động giữa việc vận dụng KTQT trong DN với quy mô DN, tác giả sử dụng kiểm định Chi bình phương (Chi – square test). Ta có bảng định nghĩa các biến như sau:
Tên biến | Biến định tính | |
1 | QMO | Quy mô DN |
2 | KTQT | Siêu nhỏ = 1, Nhỏ = 2, Vừa = 3 Vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam |
Có = 1, Không = 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Ktqt Trong Dnnvv
- Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 13
- Phương Pháp Đo Lường Và Tính Toán Dữ Liệu
- Bước 3: Thực Hiện Kiểm Định Lại Chất Lượng Thang Đo Mới
- Thảo Luận Kết Quả Và Kiểm Định Mô Hình Các Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Ktqt Vào Các Dnnvv Việt Nam
- Đối Với Nhóm Các Nhân Tố Nhận Thức Của Người Chủ/điều Hành Doanh Nghiệp :
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Theo kết quả khảo sát sơ bộ ban đầu, tiến hành sử dụng kiểm định Chi bình phương (Chi – square test) ta có các kết quả như sau:
Van dung KTQT trong DNNVV Viet Nam * Quy mo doanh nghiep Crosstabulation
Quy mo | doanh nghiep | Total | ||||
Sieu nho | Nho | Vua | ||||
Van dung KTQT trong DNNVV Viet Nam Total | Khong Co | Count % within Quy mo doanh nghiep Count % within Quy mo doanh nghiep Count % within Quy mo doanh nghiep | 66 | 27 | 11 | 104 |
98,5% | 42,9% | 6,9% | 35,9% | |||
1 | 36 | 149 | 186 | |||
1,5% | 57,1% | 93,1% | 64,1% | |||
67 | 63 | 160 | 290 | |||
100,0% | 100,0% | 100,0% | 100,0% |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Kết quả kiểm định Chi-Square(Chi-Square Tests)
Value | df | Asymp. Sig. (2- sided) | |
Pearson Chi-Square | 174,104a | 2 | ,000 |
Likelihood Ratio | 201,953 | 2 | ,000 |
Linear-by-Linear Association | 171,524 | 1 | ,000 |
N of Valid Cases | 290 |
a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 22,59.
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Từ số liệu có được từ kiểm định Chi-Square, tác giả thống kê kết quả ban đầu như sau:
Bảng kết quả khảo sát về quy mô DN
Số lượng DN | % | |
DN siêu nhỏ | 67 | 23,1 |
DN nhỏ | 63 | 21,7 |
DN vừa | 160 | 55,2 |
Tổng cộng | 290 | 100 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Bảng kết quả khảo sát về thực trạng vận dụng KTQT trong DN
Số lượng DN | % | |
Không triển khai | 104 | 35,9 |
Có triển khai | 186 | 64,1 |
Tổng cộng | 290 | 100 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Kết luận:
+ Trong số 186 DNNVV Việt Nam xác nhận có vận dụng KTQT tại DN thì loại hình DN quy mô vừa chiếm tỷ trọng áp đảo đến 80,1% (tương ứng với 149 DN), kế tiếp là DN nhỏ với tỷ lệ 19,4% (tương ứng với 36 DN). Số DN siêu nhỏ có vận dụng KTQT chiếm tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn với tỷ lệ 0,5% (tương ứng với 1 DN).
+ Ngược lại trong số 104 DNNVV Việt Nam xác nhận không có vận dụng KTQT tại DN thì loại hình DN quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ trọng áp đảo đến 63,5% (tương ứng với 66 DN), kế tiếp là DN nhỏ với tỷ lệ 26% (tương ứng với 27 DN). Số DN vừa không có vận dụng KTQT chiếm tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn với tỷ lệ 10,5% (tương ứng với 11 DN).
Ngoài ra, theo kết quả khảo sát ở trên, giá trị Sig. = 0,00 < 0,01 nên kết luận là việc vận dụng KTQT và nhân tố quy mô DN có mối liên hệ với độ tin cậy 99%.
Như vậy trong các DNNVV hoạt động tại Việt Nam thì xu hướng thể hiện khá rõ mối liên hệ tỷ lệ thuận giữa quy mô DN và việc lựa chọn vận dụng KTQT như là công cụ quản lý theo chiều hướng là doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì nhu cầu và xu thế quản trị càng cao và phức tạp, nên việc lựa chọn KTQT như là phương tiện quản lý được nhiều doanh nghiệp chấp nhận.
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sử dụng mô hình nhân tố khám phá (EFA), với mô hình nghiên cứu gồm 8 thang đo của các biến độc lập (gồm 29 biến quan sát) và một thang đo biến phụ thuộc (gồm 5 biến quan sát).
Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 29 biến quan sát nên kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n = 290 > 50
+ 8 x 29 = 282 DNNVV phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả chọn 290 mẫu khảo sát sau khi đã làm sạch dữ liệu. Kết quả khảo sát lần lượt được trình bày qua các bước kế tiếp.
4.1.2.1. Bước 1: Thực hiện kiểm định chất lượng thang đo
Nunnally (1978), Perteson (1994) (theo Đinh Phi Hổ 2012) khi nhận xét về chất lượng thang đo có chỉ ra 2 tiêu chuẩn để thang đo được chấp nhận và đánh giá tốt là:
Thứ nhất, hệ số alpha của tổng thể > 0,6 và,
Thứ hai, hệ số tương quan biến tổng (corrected item – total correlation) > 0,3.
Trong trường hợp hệ số alpha của tổng thể < 0,6, thì lần lượt lựa chọn loại biến quan sát để thang đo đạt tiêu chuẩn.
Về mặt lý thuyết, thang đo có hệ số Cronbach Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Trong nghiên cứu này, khi kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha ta có kết quả như sau:
a. Cronbach Alpha của thang đo Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Alpha = 0,751 | ||||
SIZE1 | 6,28 | 1,768 | ,654 | ,604 |
SIZE2 | 6,81 | 1,351 | ,582 | ,693 |
SIZE3 | 6,34 | 1,824 | ,541 | ,711 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo quy mô doanh nghiệp (SIZE) được đo lường qua 3 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,751 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
b. Cronbach Alpha của thang đo Chi phí cho v,iệc tổ chức KTQT (COST) Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST), Alpha = 0,755 | ||||
COST1 COST2 | 3,28 3,34 | ,743 ,592 | ,610 ,610 | , , |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo Chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST) được đo lường qua 2 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,755 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
c. Cronbach Alpha của thang đo văn hóa doanh nghiệp (CULTURE) Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Thang đo văn hóa doanh nghiệp (CULT), Alpha = 0,694 | ||||
CULT1 | 7,06 | 1,823 | ,529 | ,587 |
CULT2 | 6,76 | 1,608 | ,639 | ,447 |
CULT3 | 6,64 | 1,567 | ,402 | ,777 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhân tố văn hóa doanh nghiệp (CULTURE) được đo lường qua 3 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,694 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
d. Cronbach Alpha của thang đo trình độ nhân viên kế toán doanh nghiệp (QUALIFICATION)
Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Thang đo trình độ nhân viên kế toán doanh nghiệp (QUAL), Alpha = 0,758 | ||||
QUAL1 | 11,43 | 2,606 | ,572 | ,693 |
QUAL2 | 11,29 | 2,879 | ,589 | ,684 |
QUAL3 | 11,20 | 3,150 | ,469 | ,744 |
QUAL4 | 11,31 | 2,734 | ,599 | ,676 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán doanh nghiệp (QUAL) được đo lường qua 4 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,758 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
e. Cronbach Alpha của thang đo Chiến lược kinh doanh (STRATEGY) Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Thang đoChiến lược kinh doanh (STRA), Alpha = 0,785 | ||||
STRA1 | 15,72 | 10,984 | ,485 | ,764 |
15,68 | 9,276 | ,673 | ,715 | |
STRA3 | 15,76 | 9,618 | ,601 | ,735 |
STRA4 | 15,67 | 10,118 | ,642 | ,727 |
STRA5 | 15,53 | 10,983 | ,488 | ,763 |
STRA6 | 15,71 | 11,487 | ,334 | ,799 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhân tố Chiến lược kinh doanh (STRA) được đo lường qua 6 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,785 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
f. Cronbach Alpha của thang đo mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN) Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Mức độ sở hữu của nhà nước (STAT), Alpha = 0,830 | ||||
STAT1 STAT2 | 3,57 3,80 | ,655 ,498 | ,717 ,717 | , , |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN) được đo lường qua 2 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,830 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
g. Cronbach Alpha của thang đo Thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION)
Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường (COMP), Alpha = 0.840 | ||||
COMP1 | 11,65 | 8,374 | ,590 | ,821 |
COMP2 | 10,96 | 9,220 | ,426 | ,861 |
COMP3 | 11,19 | 7,310 | ,730 | ,782 |
COMP4 | 11,47 | 7,648 | ,775 | ,771 |
COMP5 | 11,02 | 7,796 | ,711 | ,788 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường (COMP) được đo lường qua 5 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,840 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
h. Cronbach Alpha của thang đo nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION)
Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERC), Alpha = 0,839 | ||||
PERC1 | 11,57 | 3,056 | ,678 | ,793 |
PERC2 | 11,39 | 3,061 | ,637 | ,811 |
PERC3 | 11,45 | 2,961 | ,756 | ,759 |
PERC4 | 11,43 | 3,083 | ,620 | ,819 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERC) được đo lường qua 4 biến quan sát với kết quả phân tích đáp ứng độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,839 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.
k. Cronbach Alpha của thang đo Khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam (POSSIBILITY)
Bảng kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach Alpha nếu loại biến này | |
Thang đo Khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam (POSS), Alpha = 0,802 | ||||
POSS1 | 14,02 | 4,778 | ,638 | ,749 |
POSS2 | 14,08 | 4,585 | ,686 | ,733 |
POSS3 | 14,11 | 4,807 | ,575 | ,767 |
POSS4 | 13,99 | 5,183 | ,430 | ,811 |
POSS5 | 14,03 | 4,625 | ,612 | ,756 |
Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số
Ở bảng trên cho thấy, thang đo nhân tố Khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam (POSS) được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha) là 0,802 và có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Như vậy các biến quan sát trong thang đo đáp ứng độ tin cậy.
Kết luận: Qua công tác đo lường mức độ tin cậy sơ bộ của 9 thang đo thông qua đo lường hệ số Cronbach Alpha, tất cả các thang đo tập hợp các biến quan sát đều đáp ứng được độ tin cậy.
4.1.2.2. Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu này, phương pháp EFA dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau để rút gọn thành những nhân tố có nghĩa hơn. Cụ thể, khi đưa tất cả các biến thu thập được (29 biến độc lập) vào phân tích, các biến có thể có liên hệ với nhau. Khi đó, chúng sẽ được gom thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dưới dạng các nhân tố tác động đến mức độ thành công khi vận dụng KTQT trong các DNNVV hoạt động tại Việt Nam.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0, tiến hành kiểm định lần lượt tính thích hợp của EFA. Một trong các tiêu chí phải đảm bảo khi tiến hành phân tích EFA là lựa chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings). Đây là chỉ số biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA. Theo Hair và các cộng sự (2006, theo Đinh Phi Hổ 2012) Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0,7524. Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading < 0,3; nhưng biến đó phải có giá trị nội dung. Trường hợp các biến có Factor loadings không thỏa mãn điều kiện trên hoặc trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận ≤ 0,3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattern Matrix). Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định các giả thuyết được đưa ra thông qua kiểm định tương quan và hồi quy bội.
Trong nghiên cứu này, do số biến quan sát gồm 8 thang đo của nhân tố độc lập (gồm 29 biến quan sát) và một thang đo biến phụ thuộc (gồm 5 biến quan sát), với quy mô mẫu ≥ 100 và ≤ 350 nên tác giả chọn hệ số tải nhân tố (Factor loading) bằng 0,55 (Hair 2009, theo Đinh Phi Hổ 2012). Với kết quả KMO thu được bằng 0,790 (thỏa mãn tiêu chí 0,5 ≤ KMO ≤1), nên kết luận là phân tích yếu tố là thích hợp với dữ liệu