Cơ Sở Lý Luận Về Việc Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Nộp Thuế Là Cá Nhân Cư Trú

đến trước khi Quốc Hội ban hành Luật thuế TNCN năm 2007, có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01/01/2009.

Với Luật thuế TNCN năm 2007, khái niệm “cá nhân cư trú” là sự kết hợp có chọn lọc giữa các yếu tố xác định đối tượng cư trú theo các hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia/vùng lãnh thổ và các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể là cá nhân “cư trú” phải đáp ứng một trong hai điều kiện là:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Điều kiện này được xác định trên cơ sở sự hiện diện của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các giấy tờ như hộ chiếu, thị thực, giấy thông hành v.v.

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Điều kiện này được xác định theo một trong ba yếu tố như sau:

(i) Cá nhân có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:

Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

(ii) Cá nhân có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế bao gồm cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở

nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

(iii) Cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế nhưng không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào. Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú. Cá nhân không đáp ứng điều kiện là cá nhân “cư trú” là cá nhân không cư trú theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, nếu so sánh với quy định về “đối tượng cư trú” theo các hiệp định song phương về tránh đánh thuế hai lần thì quy định về cá nhân “cư trú” thể hiện sự tương thích khá rõ với hai điều kiện hàng đầu là “Quốc gia nơi cá nhân có nhà ở” và “Quốc gia nơi cá nhân thường sống” khi xác định cá nhân có là đối tượng cư trú của quốc gia đánh thuế trong các hiệp định. Việc xác định một cá nhân có phải cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú có ảnh hưởng lớn, quyết định số thuế cá nhân phải nộp theo quy định của Luật thuế TNCN tại Việt Nam nói riêng pháp luật thuế của các quốc gia trên thế giới nói chung.

1.2.3.2 Cơ sở lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú

Bảo vệ người nộp thuế là cá nhân cư trú có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Nếu theo các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì bảo vệ người nộp thuế là cá nhân cư trú là để tránh cá nhân bị nộp thuế trùng đối với thu nhập mà người đó nhận được. Cụ thể là, nếu một cá nhân được xác định là cá nhân cư trú của một quốc gia tham gia ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì

người đó phải nộp thuế đối với thu nhập phát sinh trong và ngoài quốc gia đó, còn quốc gia còn lại tham gia ký kết Hiệp định tránh đánh thuế thì cá nhân là đối tượng nộp thuế là cá nhân không cư trú và theo đó chỉ phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh trên lãnh thổ quốc gia đó. Khi nộp thuế tại quốc gia mà cá nhân được xác định là cá nhân cư trú, cá nhân sẽ được trừ số thuế đã nộp ở quốc gia kia và mức thuế được trừ không quá số thuế TNCN mà người đó phải nộp.

Nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú được hiểu là phải bảo đảm cân bằng lợi ích của người nộp thuế là cá nhân cư trú và lợi ích của nhà nước. Theo thống kê của Bộ Tài chính thì Thuế TNCN đã góp phần đảm bảo huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Qua 3 năm thực hiện Luật thuế TNCN từ 2009 đến 2011, số thu thuế TNCN có sự tăng trưởng khá: số thu năm 2009 đạt 110% so với năm 2008, đạt 3,4% trong tổng số thu NSNN, bằng 0,87% GDP (năm 2009 Quốc Hội cho miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công, miễn thuế cả năm đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng vốn).

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn thu từ thuế TNCN giai đoạn 2009-2011



Chỉ tiêu

Số thuế (tỷ đồng)

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Ước năm

2011

I. Tổng số thuế

-

14.316,4

26.281,8

38.520,0

1. Thu từ tiền lương, tiền

công

12.225,0

9.868,9

18.289,7

28.825,0

2. Thu từ cá nhân kinh

doanh

-

674,7

1.932,7

2.257,0

3. Thu từ đầu tư vốn

-

4,8

642,0

1.348

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 5


4. Thu từ chuyển nhượng

vốn

-

3,7

188,7

161,0

5. Thu từ chuyển

nhượng, thừa kế bất động sản

-

2.880,0

4.153,6

4.472,0

6. Thu từ trúng thưởng

-

775,5

1.026,9

1.182,0

7. Thu từ bản quyền,

nhượng quyền thương mại

-

1,9

7,2

10,0

8. Thu từ quà biếu, quà

tặng (trừ bất động sản)

-

15,0

30,5

29,0

9. Thu khác

715,98

73,9

40,8

236

(Báo cáo tổng kết ba năm thi hành Luật thuế TNCN của Bộ Tài chính [2])

Montesquieu đã có một nhận định kinh điển về yêu cầu phải bảo đảm cân bằng lợi ích của người nộp thuế là cá nhân cư trú và lợi ích của nhà nước khi thu thuế như sau:

“Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai phần; phần lấy của dân và phần để lại cho dân.

Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp mà cần tính toán dân phải đóng góp cái gì. Nếu tính những gì người dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đóng góp thường xuyên ở mức ít nhất” [16, trang 20]

Theo quy định của luật thuế TNCN có thể thấy tỷ lệ người nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú chiếm tỷ lệ đa số trên tổng số người nộp thuế TNCN tại Việt Nam. Trong khi cá nhân cư trú thì phải nộp toàn bộ thuế cho mọi thu nhập phát sinh không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà cả ở nước ngoài (nếu có) thì cá nhân không cư trú chỉ phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy, bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế TNCN

là bảo đảm một trong các nguồn thu cơ bản cho NSNN. Thuế TNCN nói riêng và thuế thu nhập nói chung là một trong những sắc thuế tác động vào “túi tiền” của dân cư, là công cụ điều tiết thu nhập, giảm bớt khoảng cách giàu – nghèo giữa các giai tầng trong xã hội tác động nên việc một số đông dân cư bị tác động đến thu nhập, đời sống sẽ kéo theo nhiều vấn đề an sinh xã hội, an ninh trật tự phức tạp.

Cũng cần làm rõ là bảo vệ người nộp thuế là cá nhân cư trú không có nghĩa là không bảo vệ quyền lợi của cá nhân người nộp thuế là đối tượng không cư trú hoặc phân biệt đối xử với người nộp thuế là cá nhân không cư trú. Bản thân cá nhân không cư trú theo luật thuế TNCN Việt Nam thì cũng được bảo vệ bởi pháp luật thuế của quốc gia nơi họ đươc coi là cá nhân cư trú (bằng các quy định để tránh đánh trùng thuế như hoàn thuế, bù trừ thuế, v.v), pháp luật Việt Nam cũng không có sự phân biệt đối xử với các đối tượng này.

Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú được thể hiện thông qua các quy định về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; thu nhập chịu thuế; thu nhập miễn thuế, giảm thuế; cách xác định thu nhập tính thuế của người nộp thuế đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; kê khai và nộp thuế, v.v.

Nhìn chung, bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế nói chung và người nộp thuế là cá nhân cư trú nói riêng phải là chủ trương lâu dài xuyên suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện luật thuế TNCN từ trước tới nay, góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN, ổn định chính trị và trật tự xã hội, góp phần xây dựng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” theo Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng Sản Việt Nam.


Chương 2:

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ LÀ CÁ NHÂN CƯ TRÚ THEO LUẬT THUẾ TNCN VIỆT NAM

2.1 Luật thuế TNCN được xây dựng và hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú

2.1.1 Từ 1990 đến 2008

Trong 18 năm đầu tiên sau khi Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Hội đồng nhà nước ban hành năm 1990, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với những cá nhân được xác định là có thu nhập cao trong xã hội. Thuế TNCN có sự phân biệt giữa người có quốc tịch Việt Nam và người nước ngoài mà theo đó mức thu nhập chịu thuế khởi điểm của người nước ngoài cao hơn của người có quốc tịch Việt Nam. Một số điểm chung giữa hai nhóm đối tượng chịu thuế này là loại thu nhập chịu thuế và biểu thuế suất lũy tiến từng phần, biểu thuế lũy tiến từng phần chênh lệch mỗi bậc thuế là 10% áp dụng đối với thu nhập thường xuyên (công dân Việt Nam và người nước ngoài có mức thu nhập khởi điểm chịu thuế khác nhau) và biểu thuế lũy tiến từng phần chênh lệch mỗi bậc 5% áp dụng đối với thu nhập không thường xuyên, thuế suất ấn định cho một số thu nhập đặc thù như chuyền giao công nghệ, trúng thưởng xổ số.

Mặc dù góp phần tạo nguồn thu cho NSNN nhưng sau gần hai thập kỷ thực hiện và nhiều lần chỉnh sửa, pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã bộc lộ nhiều điểm bất cập mà Luật thuế TNCN cần phải khắc phục, cụ thể:

(i) Luật thuế TNCN mới cần phải thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực tài chính.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra: "Áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế,

bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển". Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ... Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”.

(ii) Ban hành Luật thuế TNCN nhằm thực hiện công bằng xã hội, tăng cường kiểm soát thu nhập và điều tiết, phân phối lại thu nhập, thu hẹp hợp lý sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế.

Khác với thuế tiêu dùng và thuế tài sản, thuế TNCN động viên một phần thu nhập của cá nhân, thể hiện nghĩa vụ cụ thể của công dân đối với đất nước. Công dân được hưởng những thành quả phát triển của đất nước: cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự,... thì đồng thời có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Thuế TNCN được xây dựng trên nguyên tắc "công bằng" và “khả năng nộp thuế” thể hiện: người có thu nhập thấp thì chưa nộp thuế, người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế cũng khác nhau. Thực hiện nộp thuế TNCN góp phần làm giảm hợp lý khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy mà thuế TNCN đã được nhiều nước áp dụng từ rất sớm, ngay từ khi nền kinh tế chưa phát triển, thu nhập của dân cư cũng chưa cao, điều kiện kiểm soát thu nhập còn rất hạn chế.

(iii) Ban hành Luật thuế TNCN góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Việc động viên thu nhập của cá nhân vào ngân sách nhà nước đang được thực hiện bởi ba văn bản pháp luật thuế: thu nhập của cá nhân kinh

doanh thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; thu nhập từ tiền lương tiền công, trúng thưởng xổ số, chuyển giao công nghệ v.v thực hiện theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Việc thực hiện chính sách thuế như nói trên trong thời gian qua là tương đối phù hợp, nên đã phát huy tác dụng trong quản lý và thu ngân sách.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tiếp theo, các cá nhân có thể có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau ngoài nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, không chỉ có người Việt Nam mà người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống, có thu nhập tại Việt Nam cũng ngày càng gia tăng nên việc tiếp tục áp dụng ba loại thuế nêu trên đối với thu nhập của cá nhân là không còn phù hợp. Do vậy, việc ban hành Luật thuế TNCN là để hoàn thiện một bước hệ thống chính sách thuế của nước ta, thống nhất một sắc thuế điều chỉnh nghĩa vụ thuế cho mọi thu nhập của cá nhân, góp phần khuyến khích cá nhân tích cực lao động, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.

2.1.2 Từ 2009 đến nay

Luật thuế TNCN 2007 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009 đã đánh dấu nhiều bước chuyển mình trong chế định về thuế TNCN. Nhiều quy định lần đầu tiên được ghi nhận trong luật như quy định về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú, quy định về giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc, giảm trừ tiền đóng các loại bảo hiểm, các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo trước khi tính thu nhập tính thuế của người nộp thuế; không phân biệt người nộp thuế là cá nhân có quốc tịch Việt Nam hay người nước ngoài…Cho đến nay Luật thuế TNCN 2007, được sửa đổi bổ sung năm 2012

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí