nhân tố tác động để đảm bảo phù hợp với các đặc điểm của DNNVV Việt Nam.
(2) Để trả lời câu hỏi “những nhân tố nào tác động đến việc vận dụng KTQT của các DNNVV Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau?”, dựa trên kết quả thu thập được ở bước nghiên cứu tổng quát, luận án tiến hành kiểm tra lại mô hình đo lường, độ tin cậy của các biến trong mô hình thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính và kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó, dựa vào kết quả nghiên cứu thu được ở trên thông qua khảo sát đánh giá của DNNVV tại Việt Nam, luận án sẽ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của việc vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam.
3.1.2. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
+Xác định nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận án là xác định các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam. Từ đó tiếp tục kiểm định, đo lường mức độ tác động của từng nhân tố.
+ Lý thuyết nghiên cứu: dựa trên các lý thuyết nền tảng có liên quan đến việc vận dụng KTQT là lý thuyết bất định, lý thuyết đại diện, lý thuyết xã hội học và lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí; tác giả đồng thời tham khảo thêm các nghiên cứu trước của các tác giả trên thế giới có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong DNNVV.
+ Xây dựng mô hình nghiên cứu: từ việc xác định nội dung nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước kia, tác giả đồng thời tiến hành xin ý kiến chuyên gia. Sau đó tổng hợp và hiệu chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm của DNNVV Việt Nam và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án. Mô hình nghiên cứu đề xuất này sẽ được đem ra bàn luận để hoàn thiện về mặt nội dung trước khi kiểm định.
+ Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định tính: các kỹ thuật của phương pháp sẽ được áp dụng như kỹ thuật phỏng vấn sâu, kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện hơn mô hình nghiên cứu. Từ đó tiến hành tổng hợp và xây dựng các thang đo để làm cơ sở tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Những Khó Khăn, Thuận Lợi Khi Vận Dung Ktqt Tại Các Dnnvv Tại Việt Nam
- Một Số Lý Thuyết Nền Tảng Có Liên Quan Các Nhân Tố Tác Động Việc Vận Dụng Ktqt
- Áp Dụng Lý Thuyết Xã Hội Học Vào Việc Vận Dụng Ktqt
- Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 13
- Phương Pháp Đo Lường Và Tính Toán Dữ Liệu
- Bước 1: Thực Hiện Kiểm Định Chất Lượng Thang Đo
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
+ Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo đã xây dựng, tác giả tiến hành kiểm lại độ tin cậy của các thang đo (Cronbach Alpha), áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính.
Khung nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV VN
- Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các DNNVV VN và mối tương quan giữa chúng
Tổng quan nghiên cứu về vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng
Mô hình nghiên cứu
Thực trạng vận dụng KTQT trong các DNNVV VN
Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các DNNVV VN
Nghiên cứu tổng thể (Nghiên cứu định tính)
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
- Thảo luận với chuyên gia
- Hiệu chỉnh mô hình, hoàn thiện bảng câu hỏi và thang đo chính thức
Nghiên cứu kiểm định (Nghiên cứu định lượng)
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các DNNVV VN
- Khảo sát các DNNVV thông qua bảng câu hỏi để đo lường thực trạng vận dụng KTQT
- Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu
- Mô hình hồi quy phản ảnh mối tương quan giữa khả năng vận dụng KTQT và các nhân tố ảnh hưởng
3.1.3. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu gồm 3 bước:
Bước 1: Xây dựng thang đo:
Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với tổng hợp, xem xét đánh giá việc các thang đo đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây. Trong đó, nghiên cứu tài liệu là bước đầu tiên rất quan trọng của quá trình nghiên cứu, thông qua bước này để tìm hiểu những nghiên cứu trước đó của các tác giả trên thế giới vàViệt Nam, có liên quan đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV và các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, tổng hợp các ưu nhược điểm của các nghiên cứu trước nhằm xác định hướng đi của luận án cũng như đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Mặc dù những khái niệm hay việc đo lường tác động của các nhân tố đến khả năng vận dụng KTQT tại các DNNVV đã được nghiên cứu và kiểm định ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên để tiến hành xây dựng và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các DNNVV ở Việt Nam, một đất nước có nền kinh tế mới hội nhập, còn bỡ ngỡ ít nhiều trong vận dụng KTQT, thì việc thảo luận với chuyên gia nhằm sửa đổi các thang đo cho phù hợp với môi trường đặc thù của đất nước là rất quan trọng.
Bước 2: Nghiên cứu định tính:
Các thang đo trong nghiên cứu sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia (nhóm thảo luận gồm 09 chuyên gia). Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ được dùng cho nghiên cứu định lượng.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng:
Thang đo chính thức sau khi đã hiệu chỉnh thang đo nháp sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo sau khi kiểm định thang đo, các biến còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội.
Thang đo nháp
Cơ sở lý thuyết
Thảo luận nhóm (n = 9)
Nghiên cứu định lượng (n = 290)
Đo lường độ tin cậy Cronbach Alpha
Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam
Thang đo chính thức
-Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha biến tổng
-Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
Phân tích mô hình hồi quy đa biến
Kiểm tra phương sai trích Kiểm tra các nhân tố rút trích Loại các biến có mức tải nhân tố nhỏ
Phân tích nhân tố khám phá EFA
3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VẬN DỤNG KTQT TRONG DNNVV
Dựa vào các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước đây trên thế giới về các nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong DN nói chung và DNNVV nói riêng, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu bao gồm 10 nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam như sau: nhân tố thiết kế tổ chức phân quyền, nhân tố nguồn lực khách hàng, nhân tố tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư NN trong DN, nhân tố ngành nghề kinh doanh, nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường, nhân tố trình độ nhân viên kế toán DN, nhân tố quy mô DN, nhân tố văn hóa DN, nhân tố chiến lược DN, nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường.
Ngành nghề kinh doanh
Nhận thức về sự bất ổn của môi trường
Trình độ nhân viên kế toán DN
Quy mô DN
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư NN trong DN
Văn hóa DN
Nguồn lực khách hàng
Vận dụng KTQT
trong DNNVV tại Việt Nam
Chiến lược DN
Thiết kế tổ chức phân quyền
Mức độ
c h
ạnh tran
của thị trường
Nguồn: NCS tổng hợp
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành Phỏng vấn sâu để tìm hiểu các chủ đề cụ thể xoay xung quanh việc xác định các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam, nhằm thu thập đến mức tối đa thông tin về chủ đề đang nghiên cứu. Từ đó tác giả có thể hiểu biết sâu về một số vấn đề và tình huống cụ thể, thông qua đó có thể đem lại một cách nhìn sâu sắc về hiện tượng đang quan tâm. Để thực hiện điều này, tác giả tiến hành thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực KTQT. Thành phần tham dự các cuộc thảo luận cũng như khảo sát gồm 09 chuyên gia, là những người có kinh nghiệm trong việc vận dụng KTQT trong các DN như kế toán trưởng, giám đốc tài chính, tổng giám đốc, chuyên viên tư vấn, những người tham gia giảng dạy lâu năm về KTQT trong các trường đại học …. với các tiêu chí cụ thể như sau:
(i) Về kinh nghiệm: ít nhất đạt một trong các yêu cầu sau:
+ Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc ở các lĩnh vực liên quan đến KTQT, KTTC hoặc quản lý doanh nghiệp;
+ Kinh nghiệm công tác hoặc giảng dạy, nghiên cứu sâu về KTQT trên 10 năm.
+ Đã từng có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở các cương vị quản lý như KTT, GĐTC, TGĐ …
+ Đã từng chịu trách nhiệm hoặc tư vấn về việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.
(ii) Về trình độ: ít nhất đạt một trong các yêu cầu sau:
+ Cử nhân trở lên đối với chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp;
+ Tiến sỹ trở lên đối với chuyên gia làm công tác nghiên cứu, giảng dạy kế toán tại các trường đại học.
Phụ lục 3: Danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận
Việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được tác giả chuẩn bị từ trước nhằm yêu cầu các chuyên gia cho biết ý kiến về các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV Việt Nam. Sau khi tổng hợp ý kiến chuyên gia, tác sẽ sẽ tiến hành đối chiếu với các kết quả tổng hợp nghiên cứu có liên quan trên thế giới và sẽ thảo luận với các chuyên gia để đi đến thống nhất cao về việc bổ sung, hiệu chỉnh và giữ lại những nhân tố được cho là phù hợp nhất đối với đặc thù của các DNNVV Việt Nam cũng như môi trường văn hóa, bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam. Cuối cùng tác giả sẽ tổng hợp các ý kiến và gửi email cho các thành viên tham dự để thống nhất ý kiến lần cuối, từ đó làm cơ sở để hoàn thiện các thành phần của bảng câu hỏi cũng như thang đo các nhân tố. Bảng câu hỏi nhằm đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam trước khi gửi đến các DN để khảo sát sẽ được tham khảo ý kiến các chuyên gia một lần nữa để kiểm tra lại và thống nhất về ngôn ngữ trình bày. Tất cả các biến quan sát trong bảng câu hỏi (thành phần thang đo) đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với việc lựa chọn số 1 là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu và việc lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.
3.3.2. Kết quả thảo luận chuyên gia
Sau khi trao đổi bằng các kỹ thuật phỏng vấn sâu và xin ý kiến chuyên gia, kết quả thảo luận về mô hình đề xuất ban đầu về các nhân tố tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam và các tiêu chí đo lường được tổng hợp như sau:
- Nhân tố quy mô DN: theo các chuyên gia nhận xét thì nhân tố quy mô tác động đến vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam cả về khả năng lẫn nội dung. Thực tế cho thấy tại Việt Nam tỷ lệ các DN nhỏ và siêu nhỏ vận dụng KTQT rất thấp, hoặc nếu có vận dụng cũng chỉ xoay quanh các công cụ kỹ thuật truyền thống đơn giản. Tỷ lệ vận dụng KTQT tăng hơn đối với các DN vừa. Điều này có thể diễn giải theo xu hướng là một khi DN lớn mạnh về mặt quy mô như doanh số bán hàng tăng, hay là mở rộng thị trường dẫn đến số lượng nhân viên tăng hoặc phát triển kinh doanh thêm ngành nghề làm số lượng phòng ban tăng thêm thì dẫn đến nhu cầu đòi hỏi cần phải có các quy chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, các công cụ quản lý kinh tế phù hợp hơn; đây là cơ sở để DNNVV có thể mạnh dạn vận dụng các công cụ KTQT, cũng như mạnh dạn vận dụng các công cụ kỹ thuật phức tạp hơn nhằm có được các thông tin hỗ trợ quá trình ra quyết định tốt hơn. Kết quả thảo luận cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên thế giới như Klaus Flacke và Klaus Segbers (2005), Khaled Abed Hutaibat (2005).
Ngoài ra theo các chuyên gia thì quy mô DN có thể diễn giải dưới ba biến bao gồm doanh thu, số lượng nhân viên và số lượng phòng ban, chi nhánh. Một biến quan sát khác là tổng số vốn hoạt động bình quân của DN không phù hợp với nghiên cứu vì khi qua trao đổi với các chuyên gia, hầu hết có nhận định chung là trong thực tế tại Việt Nam, quy định về nguồn vốn hoạt động còn nhiều lỏng lẻo (ngoại trừ một số ngành nghề kinh doanh mang tính đặc thù cao) nên tính trung thực, chính xác khi kê khai đăng ký không cao, do đó biến quan sát này không có ý nghĩa nghiên cứu trong thực tiễn.
- Nhân tố chi phí cho việc tổ chức KTQT: đây là nhân tố mới theo đề xuất của các chuyên gia dựa vào tình hình thực trạng vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy một nhân tố làm các DNNVV ngần ngại và nói không với
việc vận dụng KTQT là yếu tố chi phí tổ chức KTQT: đầu tư về một bộ phận KTQT chuyên biệt vừa tốn kém về tài nguyên con người, vừa tốn kém về máy móc, trang thiết bị và các chi phí phát sinh có liên quan khác như chi phí đến từ các công ty, tổ chức tư vấn, chi phí lương tăng thêm vv ...
- Nhân tố văn hóa DN: trong các nghiên cứu gần đây về các DNNVV Việt Nam có đề cập đến nhân tố văn hóa DN được xem như là một phao cứu sinh cho DN lúc gặp khó khăn khủng hoảng. Điều này nói lên phần nào tầm quan trọng của văn hóa DN trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra cũng đã phản ánh được xu hướng quan tâm đến việc xây dựng văn hóa tại các DN. Và theo các chuyên gia thì việc vận dụng KTQT chịu ảnh hưởng bởi văn hóa DN thể hiện khi vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT đòi hỏi có sự hiểu biết và đồng thuận từ các phòng ban, nhân viên trong DN. Bên cạnh đó sự hỗ trợ chia sẻ thông tin qua lại lẫn nhau giữa các nhân viên, giữa cấp trên và cấp dưới cũng là tiền đề tốt cho việc vận dụng KTQT.
Điều này cũng tương thích với các nghiên cứu trước đây của Alper Erserim (2012) đã chỉ ra rằng các biến quan sát của nhân tố văn hóa DN có tác động đến khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV bao gồm văn hóa hỗ trợ và văn hóa quản lý theo mục tiêu. Và nét đặc trưng văn hóa gia đình trong hầu hết các DNNVV Việt Nam cũng tương đồng với văn hóa hỗ trợ và văn hóa quản lý theo mục tiêu. Điều này được các chuyên gia bàn luận và thể hiện chi tiết như:
Văn hóa hỗ trợ thể hiện qua cách hỗ trợ qua lại lẫn nhau giữa các phòng ban, bộ phận trong DN; hay là hỗ trợ từ cấp trên đối với cấp dưới, hay là hỗ trợ giữa các đồng nghiệp với nhau trong công việc …
Văn hóa quản lý theo mục tiêu thường thể hiện qua sự đồng thuận cao trong mục tiêu chung, thể hiện qua sự đồng thuận về mục tiêu chung của toàn thể DN hay sự đồng thuận của các cá nhân về mục tiêu chung của từng phòng ban, bộ phận … Ngoài ra nó cũng thể hiện qua sự tôn trọng và tuân thủ các mục tiêu, quy định trong DN.
- Nhân tố trình độ nhân viên kế toán DN: nguồn lực nhân sự luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự thành bại của các DN nói chung và DNNVV Việt Nam nói riêng. Do đó vận dụng KTQT vào DNNVV tất nhiên cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực nhân sự, mà cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Đây là