Phương Pháp Đo Lường Và Tính Toán Dữ Liệu


Trình độ nhân viên kế toán DN

Chiến lược kinh doanh DN

Văn hóa DN

Mức độ sở hữu của nhà nước

Chi phí tổ chức KTQT

Vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam

Mức độ cạnh tranh của thị trường

Nhận thức về

Quy mô DN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

KTQT của

ng

Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - 14

ười chủ/người

điều hành DN


Nguồn: NCS tổng hợp

3.3.3. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu


Từ mô hình nghiên cứu ở trên, kết hợp với phần bàn luận và thống nhất ý kiến với các chuyên gia tác giả đề xuất 08 giả thiết cần phải kiểm định, bao gồm:

Giả thiết H1 - Các DN có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao.

Giả thiết H2 - Khi vận dụng KTQT nếu yêu cầu về đầu tư chi phí tổ chức KTQT càng thấp thì khả năng vận dụng KTQT thành công càng cao.

Giả thiết H3 - Các DN có văn hóa DN hỗ trợ mạnh thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.

Giả thiết H4 - Các DN có nhân viên kế toán được đào tạo có chứng chỉ nghề hoặc bằng cấp kế toán chuyên nghiệp thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.

Giả thiết H5 - Các DN có chiến lược kinh doanh linh hoạt thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.


Giả thiết H6 - Các DN có tỷ lệ sở hữu nhà nước không quá bán hoặc đại diện vốn nhà nước không nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt như giám đốc, kế toán trưởng thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.

Giả thiết H7 - Các DN hoạt động trong thị trường có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.

Giả thiết H8 - Các DN có người chủ/người điều hành DN có hiểu biết về KTQT, đánh giá cao tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT thì khả năng vận dụng KTQT thành công cao hơn.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

3.4.1. Xây dựng thang đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu đã có trong nước và trên thế giới. Các thang đo này được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các DNNVV tại Việt Nam dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia, có 08 thang đo trong nghiên cứu này lần lượt như sau:

+ Thang đo 1 - Quy mô DN bao gồm 3 biến quan sát như sau:


Thang đo quy mô DN và các biến (nội dung câu hỏi)

(Klaus Flacke and Klaus Segbers, 2005; Khaled Abed Hutaibat, 2005)

Doanh thu

Số luợng nhân viên

Số lượng các phòng ban, chi nhánh

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 2 - Chi phí cho việc tổ chức KTQT bao gồm 2 biến quan sát như sau:


Thang đo chi phí cho việc tổ chức KTQT và các biến (nội dung câu hỏi)

(Tổng hợp từ ý kiến chuyên gia)

Yêu cầu chi phí về đầu tư công nghệ phục vụ việc tổ chức KTQT

Yêu cầu chi phí tư vấn từ các tổ chức/chuyên gia về tổ chức KTQT

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 3 - Văn hóa DN bao gồm 3 biến quan sát như sau:


Thang đo văn hoá DN và các biến (nội dung câu hỏi)

(Alper Erserim 2012)

Sự hỗ trợ từ các nhà quản trị đối với nhân viên trong doanh nghiệp

Sự hỗ trợ lẫn nhau từ các nhân viên trong các phòng ban trong doanh nghiệp

Sự đồng thuận về mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 4 – Trình độ của nhân viên kế toán DN bao gồm 4 biến quan sát như sau:


Thang đo trình độ của nhân viên kế toán DN và các biến (nội dung câu hỏi)

(Ismail and King, 2007; McChlery et al., 2004)

Nhân viên kế toán có trình độ từ trung cấp, cao đẳng nghề

Nhân viên kế toán có trình độ từ cử nhân kế toán trở lên

Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp trong nước (kế toán trưởng, giám đốc tài chính)

Nhân viên kế toán có các chứng chỉ về kế toán chuyên nghiệp quốc tế (ACCA, CMA …)

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 5 - Chiến lược kinh doanh bao gồm 6 biến quan sát như sau:


Thang đo chiến lược kinh doanh và các biến (nội dung câu hỏi)

(Tuan Zainun Tuan Mat, 2010)

Tạo sự thay đổi về thiết kế và nhanh chóng giới thiệu sản phẩm ra thị trường

Cung cấp sản phẩm với chất lượng cao

Sự sẵn có của hàng hóa (hệ thống phân phối rộng)

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng

Sản xuất theo yêu cầu giao hàng

Sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng

Nguồn: NCS tổng hợp


Thang đo mức độ sở hữu của nhà nước và các biến (nội dung câu hỏi)

(Tổng hợp từ ý kiến chuyên gia)

Mức độ sở hữu của nhà nước trong DN không quá 49%

Đại diện phần vốn của nhà nước trong DN không nắm giữ các vị trí quản trị chủ chốt như giám đốc/kế toán trưởng/chủ tịch HĐQT …

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 7 - Mức độ cạnh tranh của thị trường bao gồm 5 biến quan sát như sau:


Thang đo mức độ cạnh tranh của thị trường và các biến (nội dung câu hỏi)

(Tuan Zainun Tuan Mat, 2010)

Mức độ của các hành động cạnh tranh của các đối thủ

Mức độ cạnh tranh về các kênh phân phối/marketing

Mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu

Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường

Mức độ cạnh tranh về giá cả

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 8 – Nhận thức về KTQT của người chủ/người điều hành DN bao gồm 4 biến quan sát như sau:


Thang đo Nhận thức về KTQT của người chủ/người điều hành DN và các biến (nội dung câu hỏi)

(Tổng hợp từ ý kiến chuyên gia)

Người chủ/người điều hành DN đánh giá cao về tính hữu ích các công cụ kỹ thuật KTQT

Người chủ/người điều hành DN có hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT

Người chủ/người điều hành DN có nhu cầu cao về việc vận dụng KTQT

Người chủ/người điều hành DN chấp nhận mức chi phí cao trong việc đầu tư vận dụng KTQT

Nguồn: NCS tổng hợp


+ Thang đo 9 – Khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam bao gồm 5 biến quan sát như sau:

Thang đo khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV tại Việt Nam và các biến (nội dung câu hỏi)

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chi phí (costing system)

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT dự toán (budgeting system)

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT đánh giá hiệu suất (performance evaluation system)

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT hỗ trợ quá trình ra quyết định (decision support system)

Khả năng vận dụng các kỹ thuật KTQT chiến lược (strategic management system)

Nguồn: NCS tổng hợp

3.4.2. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu và sau đó phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 phục vụ cho việc phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu và chạy hồi quy tuyến tính bội.

+ Kiểm định sự khác biệt của các tham số, mô hình: sử dụng các kiểm định như kiểm định t, kiểm định F, sig để xác định sự khác biệt của các tham số trung bình và mô hình có ý nghĩa.

+ Kiểm định chất lượng thang đo: sử dụng kiểm định Cronbach Anpha để xác định chất lượng thang đo xây dựng.

+ Phân tích nhân tố khám phá EFA: sử dụng kiểm định KMO, Bartlett và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.

+ Phân tích hồi quy tuyến tính: sử dụng các kiểm định của các hệ số hồi quy, mứcđộ phù hợp của mô hình, sự tương quan, và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

3.4.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng

+ Phương pháp thu thập dữ liệu: quá trình nghiên cứu cụ thể sẽ được tiến hành kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp kết hợp với gửi bảng câu hỏi qua bưu điện, email. Việc chọn


mẫu được tiến hành theo phương pháp phi xác suất thuận tiện, có nghĩa là tác giả chọn các đối tượng có thể tiếp cận được có hiểu biết và liên quan đến việc vận dụng KTQT. Phương pháp chọn mẫu này hiện nay khá phổ biếnvì điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông (Trần Tiến Khai, 2012, 207 - 208).

+ Cỡ mẫu: để sử dụng công cụ phân tích EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n ≥ 50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình. Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 29 biến nên kích thước mẫu nghiên cứu chính thức n ≥ 50 + 8 x 29 = 282 là phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Do vậy trong nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu từ 290 DN với mỗi phiếu khảo sát cho một DN.

+ Đối tượng khảo sát: đối tượng khảo sát là các Giám đốc tài chính, Giám đốc điều hành hoặc các trưởng phòng ban, Kế toán trưởng, kế toán viên, chuyên viên KTQT và những người có khả năng tham gia trực tiếp trong công tác KTQT của doanh nghiệp.

3.4.4. Mô hình hồi quy

Trên cơ sở các giả thuyết và các biến được trình bày ở phần trên, luận án đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa “Khả năng vận dụng KTQT và các nhân tố tác động khả năng vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam” theo phương trình hồi quy như sau:

POSSi= α + β1SIZEi + β2COSTi + β3CULTi+ β4QUALi + β5STRAi + β6STATi

+ β7COMPi + β8PERCi

Trong đó:


- POSS: Khả năng vận dụng KTQT của công ty mẫu thứ i

- α: Hằng số (constant term)

- βi: Hệ số các biến giải thích

- εi: Phần dư (Residual)

Các biến SIZEi, COSTi, CULTi, QUALi, STRAi, STATi, COMPi và PERCi lần lượt là các biến Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Chi phí cho việc tổ chức KTQT (COST), văn hoá DN (CULTURE), Trình độ nhân viên kế toán trong DN (QUALIFICATION), Chiến lược doanh nghiệp (STRATEGY), Mức độ sở hữu của nhà nước (STATE OWN), Mức độ cạnh tranh của thị trường (COMPETITION) và Nhận thức của người chủ/điều hành doanh nghiệp (PERCEPTION) của doanh nghiệp thứ i.

Phần dư được sử dụng để đo lường sự chính xác của mô hình, phản ánh mối quan hệ thật sự giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc hoặc giữa các biến độc lập với nhau. Đây là một biến ngẫu nhiên độc lập, nó đại diện cho các biến (hay nhân tố) có ảnh hưởng đến biến quan sát mà vì một số lý do nào đó nghiên cứu chưa xem xét đến nên không đưa vào mô hình (như biến nguồn lực khách hàng, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trong DN …). Nếu mô hình phân tích được thiết lập phù hợp thì giá trị phần dư sẽ rất nhỏ, ngược lại thì nghiên cứu đã bỏ qua những biến có ảnh hưởng đáng kể hoặc trong mô hình có những biến không phù hợp.

Ngoài ra, khi thiết lập mô hình hồi quy tuyến tính đa biến trên, luận án sẽ làm rõ có sự xuất hiện của hiện tượng đa cộng tuyến hay không.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3



Chương 3 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu nhằm để đánh giá thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua hai bước cơ bản: (i) nghiên cứu định tính nhằm khám nhân tố mới, hiệu chỉnh mô hình và thang đo; (ii) nghiên cứu định lượng nhằm xác định thang đo và đánh giá sơ bộ thang đo.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực KTQT – bao gồm các giáo viên giảng dạy lâu năm KTQT ở các trường đại học, các giám đốc tài chính, kế toán trưởng các DN đã từng áp dụng hoặc có kinh nghiệm triển khai KTQT.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện với mẫu ban đầu là 350 phiếu khảo sát cho 350 DNNVV tại Việt Nam, sau đó làm sạch dữ liệu để đảm bảo cỡ mẫu là 290 phiếu khảo sát hợp lệ.

Chương 3 cũng đề cập tới việc sẽ xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính phản ánh mối tương quan giữa các nhân tố tác động và mức độ tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.

Nhìn chung, chương 3 đã phần nào thể hiện một cách tổng quát về phương pháp nghiên cứu của luận án. Các kết quả thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu trên sẽ được trình bày rõ trong kết quả của chương 4 tiếp theo trong luận án của NCS.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí