lực lượng nòng cốt trong việc triển khai và vận dụng KTQT, nên nếu trình độ chuyên môn về KTQT không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc vận dụng KTQT trong DNNVV sẽ không thực hiện được, hoặc thực hiện nhưng không hiệu quả.
Kết quả bàn luận này tương thích với nghiên cứu trước đây của Ismail and King (2007), McChlery et al. (2004). Theo kết quả này thì trình độ nhân viên kế toán càng cao dẫn đến khả năng thành công cao khi vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Xét về khía cạnh này hầu hết các chuyên gia đều đồng tình, tuy nhiên khi vận dụng vào môi trường Việt Nam thì vấn đề trình độ của nhân viên kế toán DN được đo lường như thế nào lại cần phải xem xét kỹ lưỡng. Do vậy bên cạnh hệ thống bằng cấp do các trường Đại học, Cao đẳng (chuyên nghiệp và dạy nghề) phát hành thì các chứng chỉ nghề nghiệp đặc thù của ngành kế toán như chứng chỉ Kế toán trưởng, CPA, ACCA, CMA
…vv.. cũng cần được đưa vào xem xét thêm. Vì vậy kết quả thảo luận thống nhất sử dụng các biến quan sát liên quan đến bằng cấp bao gồm bằng cử nhân, chứng chỉ trung cấp, cao đẳng nghề trong nước và chứng chỉ kế toán – kiểm toán quốc tế để phục vụ đo lường trình độ nhân viên kế toán trong DN.
- Nhân tố chiến lược kinh doanh: một đặc điểm của DNNVV là có cơ cấu gọn nhẹ nên có khả năng điều chỉnh giá cả linh hoạt, sản phẩm có thể chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng (thị trường ngách) về số lượng, mẫu mã, thời gian …Do đó chiến lược kinh doanh dựa vào sự linh hoạt được coi là một trong những vũ khí lợi hại nhất của các DNNVV, đặc biệt trong những năm gần đây khi các DN phải đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi. Điều này theo các chuyên gia sẽ tác động tới việc vận dụng KTQT về mặt nội dung lựa chọn các công cụ kỹ thuật hỗ trợ để có thể theo đuổi chiến lược kinh doanh linh hoạt nói trên. Và ở chiếu tác dụng trở lại thì khi lựa chọn chiến lược kinh doanh linh hoạt, DNNVV sẽ phát sinh nhu cầu cao về vận dụng KTQT, làm tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng KTQT trong DN.
Theo nghiên cứu trước đây của Tuan Zainun Tuan Mat (2010) thì chiến lược kinh doanh linh hoạt có thể diễn giải, đo lường qua các hành động như sau: tạo sự thay đổi về thiết kế sản phẩm và nhanh chóng giới thiệu ra thị trường; sản xuất hàng hóa, dịch vụ chuyên biệt theo yêu cầu của khách hàng; mức độ sẵn có của hàng hóa (hệ thống phân phối rộng); chất lượng của việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng; DN có thể nhanh chóng thay đổi sản lượng sản xuất; DN cung cấp sản phẩm với chất lượng cao;
DN sản xuất theo yêu cầu giao hàng. Đối với thang đo này các chuyên gia đồng ý sử dụng các biến quan sát có sẵn và không có ý kiến hoặc bổ sung thêm.
- Nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước: đây cũng là nhân tố mới theo đề xuất của các chuyên gia dựa vào tình hình thực trạng vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam. Mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong DNNVV nhưng đa phần các DNNVV do nhà nước sở hữu đều có quy mô vừa, do đó xu hướng hiện nay là chuyển giao quyền sở hữu của nhà nước cho tư nhân qua quá trình cổ phần hóa. Do tư duy quản lý bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế bao cấp, cũng như sự quan liêu, cứng nhắc trong quản lý kinh tế làm cho việc vận dụng KTQT trong các DN thuộc sở hữu nhà nước gặp nhiều khó khăn. Chỉ khi chuyển giao quyền quản lý cho bộ phận kinh tế tư nhân, do yêu cầu cao về quản trị DN thì các DN có sự tham gia của vón góp nhà nước mới có thể linh hoạt vận dụng các công cụ quản trị hiện đại, trong đó có các công cụ kỹ thuật của KTQT. Và đi kèm với việc chuyển giao quyền sở hữu từ nhà nước sang tư nhân, đồng thời vời việc chuyển giao quyền quản lý, ra quyết định tại một số vị trí chủ chốt, đứng đầu trong DN cho bộ phận tư nhân như giám đốc, kế toán trưởng … Do đó các chuyên gia gợi ý sử dụng các biến quan sát như tỷ lệ góp vốn của nhà nước không vượt quá bán, không có người thuộc cơ quan nhà nước điều phối quản lý DN tại các vị trí chủ chốt của DN …
- Nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường và nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường: các chuyên gia đều đồng ý quan điểm rằng đối với môi trường kinh doanh càng cạnh tranh và bất ổn thì các DNNVV Việt Nam càng cần phải vận dụng các công cụ kỹ thuật của KTQT nhằm dự báo, tập hợp thông tin để ra quyết định phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra nếu mức độ cạnh tranh càng cao đòi hỏi kỹ thuật vận dụng càng phức tạp. Điều này cũng tương thích với nghiên cứu trước đây của Tuan Zainun Tuan Mat (2010), trong đó mức độ cạnh tranh của thị trường có thể diễn giải, đo lường qua mức độ của các hành động cạnh tranh như sau: cạnh tranh về giá, cạnh tranh trong việc phát triển sản phẩm mới, cạnh tranh về các kênh phân phối/marketing, cạnh tranh về thị phần/doanh thu, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc thị trường và các hành động cạnh tranh của các đối thủ. Đối với thang đo này các chuyên gia nhận xét các biến quan sát tương đối phù
hợp với đặc điểm kinh doanh Việt Nam, vì vậy đồng ý không có ý kiến hoặc bổ sung thêm.
Tuy nhiên đối với nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường, các chuyên gia đồng tình quan điểm rằng nhân tố này thực ra có nét tương đồng và phần nào thể hiện (hay chịu sự tác động) của nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường. Điều này có thể diễn giải theo xu hướng là khi mức độ cạnh tranh của thị trường càng cao, DN sẽ hoạt động kinh doanh khó khăn hơn và làm cho bản thân các người chủ DN cảm nhận thị trường bất ổn ở mức độ cao hơn, tuy nhiên nhân tố này mang nặng tính cảm quan từ phía người chủ DN. Ngoài ra, nhân tố nhận thức về sự bất ổn của môi trường cũng có thể chịu sự tác động từ các yếu tố khác như sự mâu thuẫn về sắc tộc, đảng phái chính trị, chiến tranh … Tuy nhiên thực tế này lại không phù hợp đối với tình hình hiện tại của Việt Nam, do đó có thể gộp chung hai nhân tố này và đo lường thông qua duy nhất nhân tố đại diện là nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường.
- Nhân tố nhận thức về KTQT của người chủ/người điều hành DN: đây cũng là nhân tố mới theo đề xuất của các chuyên gia dựa vào tình hình thực trạng vận dụng KTQT tại các DNNVV Việt Nam. Do bối cảnh kinh tế của Việt Nam mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thời gian sau này, nên hầu hết các DNNVV chưa làm quen với KTQT mà chỉ tập trung vào KTTC theo các yêu cầu, mệnh lệnh của cơ quan quản lý hơn là nhu cầu quản trị thực tế của DN. Do đó việc vận dụng KTQT khó thành công hoặc thậm chí không thể vận dụng nếu người chủ/người điều hành DN không hiểu biết về lợi ích do việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT mang lại. Và chính sự hiểu biết về các công cụ kỹ thuật KTQT mới giúp cho người chủ/người điều hành DN phát sinh nhu cầu về việc vận dụng KTQT vào DN mình, giúp họ đánh giá cao về tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật KTQT và không ngần ngại trong việc bỏ chi phí đầu tư vào việc vận dụng KTQT.
- Nhân tố thiết kế tổ chức phân quyền: theo đặc thù cơ cấu tổ chức của các DNNVV, đặc biệt là các DN nhỏ và siêu nhỏ thì hầu hết đều chọn hình thức quản lý tập quyền, ngoài ra việc lựa chọn hình thức quản lý còn bị ảnh hưởng bởi nhân tố văn hoá doanh nghiệp. Do đó các chuyên gia đề xuất loại bỏ việc đo lường nhân tố này riêng biệt, thay vào đó có thể xem xét ảnh hưởng của nhân tố này phần nào qua thang đo văn hoá doanh nghiệp đã đề cập ở trên.
- Nhân tố nguồn lực khách hàng: qua khảo sát thực tế cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, hầu hết đều đồng tình rằng thực tế tại Việt Nam gần như không thể tiến hành xác định và đo lường được các tiêu chí về mức độ mạnh yếu đối với nguồn lực khách hàng. Do đó việc đo lường tác động của nhân tố này đến khả năng vận dụng KTQT tại các DNNVV tại Việt Nam là không khả thi, nên loại bỏ nhân tố này ra cuộc khảo sát.
- Nhân tố tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại trong DN: theo kết quả thống kê của Tổng cục thống kê (2014) về tình hình sản xuất của DN có vốn đầu tư nước ngoài giao đoạn 2000 – 2013 thì chỉ có khoảng 17% là DN liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra theo đặc điểm đầu tư thì hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài có yêu cầu rất khắt khe về tính minh bạch tài chính khi đầu tư vào các DN Việt Nam, vốn đầu tư lớn, điều đó có nghĩa là tỷ lệ DNNVV tham gia liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không đáng kể. Do đó hầu hết các chuyên gia đều đồng ý loại bỏ nhân tố này khi kiểm định tác động đến việc vận dụng KTQT trong các DNNVV tại Việt Nam.
- Nhân tố ngành nghề kinh doanh (hay các nhân tố kỹ thuật sản xuất) tiên tiến (ATM), kỹ thuật quản trị toàn diện(TQM), kỹ thuật quản trị Just in time … theo lý thuyết ngẫu nhiên cũng như các công trình nghiên trước đây của các tác giả Khaled Abed Hutaibat (2005), Tuan Zainun Tuan Mat (2010), Abdel-Kader and Luther, R.(2008) đó là các nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Tuy nhiên đặc thù của những doanh nghiệp này là hoạt động trong các lĩnh vực áp dụng nhiều về công nghệ tiên tiến như một số ngành nghề đặc thù dược, hóa chất … Tuy nhiên đối với đa số các DNNVV tại Việt Nam vì nhiều yếu tố như công nghệ, quy mô vốn, trình độ quản lý … nên không tham gia vào các ngành nghề nêu trên. Vì vậy nhân tố này được các chuyên gia đề xuất loại bỏ ra vì không mang tính đại diện cao.
- Nhân tố khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam: theo các chuyên gia khả năng vận dụng KTQT trong các DN nói chung và các DNNVV nói riêng thể hiện ở khả năng vận dụng các nội dung KTQT, hay việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT. Do đó các biến quan sát của nhân tố (thang đo) này sẽ được thể hiện qua các
phần hành KTQT, bao gồm các công cụ kỹ thuật đặc trưng như các công cụ kỹ thuật KTQT chi phí, đánh giá hiệu suất, dự toán, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược.
Sau khi tổng hợp các hiệu chỉnh, bổ sung và thay đổi thì kết quả được trình bày trong bảng như sau:
Bảng tổng hợp kết quả thảo luận với các chuyên gia
Kết quả thảo luận | Ghi chú | ||||
Nhân tố ảnh hưởng | Nghiên cứu gốc | Nhân tố ảnh hưởng | Giả thuyết nghiên cứu | Cách thức đo lường | |
Thiết kế tổ | Tuan Zainun | Loại bỏ | Loại bỏ | Hình thức | |
chức phân | Tuan Mat (2010) | phân quyền | |||
quyền | cao không phù | ||||
hợp và chiếm | |||||
thiểu số trong | |||||
các DNNVV | |||||
Nguồn lực | Tuan Zainun | Loại bỏ | Loại bỏ | Không khả thi | |
khách hàng | Tuan Mat (2010) | khi đánh giá | |||
hay đo lường | |||||
nguồn lực | |||||
khách hàng | |||||
của các | |||||
DNNVV | |||||
Tỷ lệ sở hữu | Tuan Zainun | Loại bỏ | Loại bỏ | Hình thức liên | |
của nhà đầu tư | Tuan Mat (2010) | doanh giữa | |||
ngoại trong | các nhà đầu tư | ||||
DN | ngoại và | ||||
DNNVV Việt | |||||
Nam chiếm tỷ | |||||
lệ rất thấp | |||||
Ngành nghề | Khaled Abed | Loại bỏ | Loại bỏ | Ngành nghề | |
kinh doanh | Hutaibat (2005), Tuan | kinh doanh | |||
(hay các nhân | Zainun Tuan | tiên tiến đòi | |||
tố kỹ thuật sản | Mat (2010), Abdel-Kader | hỏi công nghệ | |||
xuất) tiên tiến | and Luther, | cao không phổ | |||
(ATM), kỹ | R.(2008) | biến trong các |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Lý Thuyết Nền Tảng Có Liên Quan Các Nhân Tố Tác Động Việc Vận Dụng Ktqt
- Áp Dụng Lý Thuyết Xã Hội Học Vào Việc Vận Dụng Ktqt
- Xây Dựng Mô Hình Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Ktqt Trong Dnnvv
- Phương Pháp Đo Lường Và Tính Toán Dữ Liệu
- Bước 1: Thực Hiện Kiểm Định Chất Lượng Thang Đo
- Bước 3: Thực Hiện Kiểm Định Lại Chất Lượng Thang Đo Mới
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
DNNVV | |||||
Nhận thức về sự bất ổn của môi trường | Tuan Zainun Tuan Mat (2010) | Hiệu chỉnh | Hiệu chỉnh | Kết hợp đo lường cùng nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường | |
Trình độ nhân | Ismail and | Đồng ý | Nhân viên kế | Các cấp độ | |
viên kế toán | King (2007), McChlery et | toán sở hữu | của các bằng | ||
DN | al. (2004) | các bằng cấp, | cấp, chứng chỉ | ||
chứng chỉ | nghề, chứng | ||||
nghề, chứng | chỉ kế toán | ||||
chỉ kế toán | chuyên nghiệp | ||||
chuyên nghiệp | |||||
sẽ làm tăng | |||||
khả năng vận | |||||
dụng KTQT | |||||
trong DNNVV | |||||
Việt Nam | |||||
Quy mô DN | Klaus Flacke | Đồng ý | Quy mô DN | Doanh thu, số | |
và Klaus Segbers | càng lớn sẽ | vốn, số lượng | |||
(2005), | làm tăng khả | nhân viên, số | |||
Khaled Abed Hutaibat | năng vận dụng | phòng ban, chi | |||
(2005) | KTQT trong | nhánh | |||
DNNVV Việt | |||||
Nam | |||||
Văn hóa DN | Alper Erserim | Đồng ý | Trong DN có | Văn hoá hỗ | |
(2012) | nền văn hóa | trợ; văn hoá | |||
hỗ trợ/ văn | quản lý theo | ||||
hóa quản lý | mục tiêu | ||||
theo mục tiêu | |||||
sẽ làm tăng | |||||
khả năng vận |
dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam | |||||||
Chiến lược kinh doanh | Tuan Zainun Tuan Mat (2010) | Đồng ý | DN vận dụng chiến lược kinh doanh linh hoạt sẽ làm tăng khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam | Sự linh hoạt của chiến lược kinh doanh | |||
Mức độ cạnh | Tuan Zainun | Đồng ý | DN hoạt động | Mức độ cạnh | |||
tranh | của thị | Tuan Mat (2010) | trong môi | tranh của đối | |||
trường | trường kinh | thủ, thị phần, | |||||
doanh có mức | giá cả, sản | ||||||
độ cạnh tranh | phẩm | ||||||
càng cao sẽ | |||||||
làm tăng khả | |||||||
năng vận dụng | |||||||
KTQT trong | |||||||
DNNVV Việt | |||||||
Nam | |||||||
Chi | phí cho | Các | chuyên | Đồng ý | Yêu cầu về chi | Yêu cầu về chi | |
việc | tổ chức | gia | bổ sung | phí tổ chức | phí đầu tư | ||
KTQT | mới | KTQT trong | công nghệ, tư | ||||
DN càng thấp | vấn … | ||||||
sẽ làm tăng | |||||||
khả năng vận | |||||||
dụng KTQT | |||||||
trong DNNVV | |||||||
Việt Nam | |||||||
Mức | độ sở | Các | chuyên | Đồng ý | Yêu cầu về chi | Yêu cầu về chi | |
hữu | của nhà | gia | bổ sung | phí tổ chức | phí đầu tư | ||
nước | trong | mới | KTQT trong | công nghệ, tư | |||
DNNVV | DN càng thấp | vấn … |
sẽ làm tăng khả năng vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam | ||||||
Nhận thức về | Các | chuyên | Đồng ý | Người | Hiểu biết về | |
KTQT của | gia | bổ sung | chủ/người | KTQT, đánh | ||
người | mới | điều hành DN | giá cao về tính | |||
chủ/người | có hiểu biết về | hữu ích của | ||||
điều hành DN | KTQT sẽ làm | các công cụ kỹ | ||||
tăng khả năng | thuật KTQT, | |||||
vận dụng | có nhu cầu | |||||
KTQT trong | cao về vận | |||||
DNNVV Việt | dụng KTQT, | |||||
Nam | chấp nhận chi | |||||
phí đầu tư cao | ||||||
cho KTQT |
Như vậy từ mô hình nghiên cứu ban đầu, sau khi thảo luận xin ý kiến các chuyên gia mô hình nghiên cứu đã được hiệu chỉnh lại bao gồm 08 nhân tố tác động việc vận dụng KTQT trong DNNVV Việt Nam như sau: nhân tố quy mô doanh nghiệp, chi phí tổ chức KTQT, nhân tố văn hóa doanh nghiệp, nhân tố trình độ nhân viên kế toán doanh nghiệp, nhân tố chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nhân tố mức độ sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp, nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường và nhân tố nhận thức về KTQT của người chủ/người điều hành doanh nghiệp.