38
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu ngành
Đơn vị tính: %
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 06/2014 | |
GDP | 5.4 | 6.4 | 6.2 | 5.2 | 5.4 | 5.18 |
Tỷ lệ nợ xấu ngành | 2.2 | 2.6 | 3.07 | 4.08 | 3.61 | 4.17 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Vận Dụng Các Nhân Tố Tác Động Nhằm Hạn Chế Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Tình Hình Chung Về Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Xây Dựng Mô Hình Hồi Qui Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Ngân
- Đánh Giá Những Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo tài chính Agribank)
Nhìn vào biểu đồ 2.7 ta thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế và mức độ gia tăng nợ xấu của ngành. Đặc biệt, vào giai đoạn 2010-2011 GDP giảm từ 6.4% xuống 6.2% thì nợ xấu lúc đó tăng từ 2.6% lên mức 3.07%. Điều này phù hợp với những bằng chứng về mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu.
Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu ngành
7
6
5
4
3
2
1
0
GDP
Tỷ lệ nợ xấu ngành
(Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo tài chính Agribank)
Lạm phát
Theo Khemraj và Pasha (2009) ; Fofack (2005) giữa lạm phát trong nền kinh tế và nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Còn theo Nkusu (2011) đã cho rằng mối quan hệ này có thể cùng chiều hay ngược chiều.
Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, môi trường kinh tế vĩ mô khó khăn làm giảm khả năng trả nợ của người vay. Tình trạng lạm phát cao, chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã đẩy doanh nghiệp vào tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém. Năm 2009, 2010 lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên đến năm 2011 lạm phát vẫn tăng lên 18.58%. Năm 2011 là thời điểm hội tụ và
39
bùng nổ nhiều sức ép lạm phát từ nhiều nguyên nhân, tác động từ độ trễ của việc giai đoạn thực hiện cung tín dụng và tiền tệ mở rộng năm 2010.
Bảng 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) bình quân và tỷ lệ nợ xấu
Đơn vị tính: %
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
CPI | 6.88 | 9.19 | 18.58 | 9.21 | 6.60 |
Tỷ lệ nợ xấu | 2.60 | 3.75 | 6.10 | 5.80 | 6.54 |
( Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và báo cáo tài chính Agribank)
Biểu đồ 2.8: Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ nợ xấu
30.00
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0.00
Nợ xấu (%)
CPI (%)
2009 2010 2011 2012 2013
(Nguồn: Tổng cục thống kê và báo cáo tài chính Agribank)
Nhìn vào biểu đồ 2.8 có thể thấy, lạm phát và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Năm 2011 được coi là đỉnh điểm của lạm phát, theo đó nợ xấu cũng tăng lên vượt bậc. Sang năm 2012, chỉ số CPI giảm mạnh, nợ xấu cũng phần nào giảm theo. Năm 2013 là năm khó khăn nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011-2012. Như vậy, phù hợp với một số nghiên cứu đưa ra ở chương 1 giữa lạm phát trong nền kinh tế và nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với nhau.
Biến động lãi suất
Nkusu (2011) cho rằng nợ xấu có mối tương quan cùng chiều với lãi suất; còn Adebola, Yusoff, và Dahalan( 2011); Louzis, Vouldis và Metaxas (2011); Berge và Boye(2007) có mối tương quan giữa lãi suất cho vay và khoản nợ xấu.
40
Tình hình lãi suất biến động liên tục theo chiều hướng tăng từ năm 2008 đã khiến cho khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Năm 2009, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, NHNN đã tăng cao lãi suất nhằm bù đắp sự mất giá của đồng tiền, và hạn chế việc cho vay theo chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Cụ thể, đầu tháng 5/2011, có thời điểm huy động VND lên đến 20%/năm, lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn lên 16,5-20%/năm, cho vay phi sản xuất từ 25-28%/năm. Khi lãi suất tăng cao, khách hàng phải gánh chịu thêm một khoản chi phí nữa, cộng thêm tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng rất dễ rơi vào khủng hoảng nợ. Cho nên tỷ lệ nợ xấu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ tình hình biến động của lãi suất. Biểu đồ 2.9 đã thể hiện mối quan hệ này. Năm 2011, lãi suất tăng cao nhất, đồng thời tỷ lệ nợ xấu của Agribank cũng tăng lên đỉnh điểm 6.10%, giảm dần trong từ năm 2012.
Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, Với mức độ và tần suất điều chỉnh giảm lãi suất như trên, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể, gây tác động tích cực cho nền kinh tế, cụ thể là: Mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013. Đây là dấu hiệu tốt cho việc giảm tỷ lệ nợ xấu trong tương lai.
Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa biến động lãi suất và tỷ lệ nợ xấu
20%
18%
16%
14%
12%
10%
8%
6%
4%
2%
0%
18
16
14
13
10
6.10
5.40
6.54
Lãi suất
Tỷ lệ nợ xấu
2.60
3.75
2009
2010
2011
2012
2013
(Nguồn: Báo cáo hàng tháng của NHNN và báo cáo tài chính Agribank)
41
Khung pháp lý
Hoạt động ngân hàng là một trong lĩnh vực hoạt động luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, việc quy định các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, các quy định của pháp luật về phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trước đây còn nhiều bất cập, cần hoàn thiện. Hiện nay, các nội dung liên quan đến kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng đã được điều chỉnh tương đối toàn diện; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ là các quyết định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thông tư do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Theo đó, NHNN đang tiếp tục đánh giá tác động của Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN Việt Nam về việc phân loại nợ đối với nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; gia hạn nợ và Thông tư số 09/2013/TT-NHNN ngày 20/03/2014 bổ sung một số điều từ thông tư 02/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.3.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng
Nhân tố từ phía Ngân hàng tác giả nghiên cứu ở khía cạnh qui mô ngân hàng, quản lý tín dụng, tăng trưởng tín dụng, hệ thống thông tin, rủi ro đạo đức.
Qui mô ngân hàng
Nghiên cứu của Salas và cs (2002) qui mô ngân hàng quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ xấu. Còn theo kết quả nghiên cứu của Louzis D.P và cs (2012) cho kết quả ngược lại, tức qui mô ngân hàng quan hệ thuận với nợ xấu. Xem xét thực tế của Agribank thì có xu hướng nợ xấu và qui mô ngân hàng quan hệ thuận chiều với nhau. Mỗi năm, tổng tài sản của Agribank đều tăng nhưng khối lượng nợ xấu cũng tăng theo và chiếm tỷ trọng từ 2-4%, cao nhất là năm 2013 chiếm tỷ trọng đến 5% (Bảng 2.7).
42
Bảng 2.7: Qui mô ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tổng tài sản | 470,000 | 524,000 | 560,000 | 617,859 | 705,365 |
Nợ xấu | 9,207 | 15,553 | 27,052 | 27,866 | 34,701 |
Nợ xấu/ tổng tài sản | 2% | 3% | 4.8% | 4.5% | 4.9% |
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính Agribank)
Quản lý tín dụng
Berger và DeYoung (1997) cho rằng nhân tố quản lý yếu kém đã tác động tiêu cực đến nợ xấu. Quản lý tín dụng của Agribank được xem xét dựa trên 2 phương diện là xếp hạng tín dụng và qui trình tín dụng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của Agribank dùng để làm cơ sở theo dõi tình hình hoạt động, năng lực tài chính, khả năng vay- trả nợ của khách hàng. Cơ sở dữ liệu này được quản lý khá chặt chẽ, được cập nhật liên tục nhằm giúp cán bộ tín dụng đưa ra quyết định hợp lý. Thông tin về khách hàng sẽ được thu thập từ các nguồn chủ yếu: hồ sơ khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin CIC. Agribank xếp khách hàng thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Qui trình xếp hạng tín dụng như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng. Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng,thông tin từ CIC…
Bước 2: Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Đặc biệt đối với những chỉ
43
tiêu phi tài chính phải được sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng. Trong XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi.
Bước 3: Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.
Căn cứ kết quả từ hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng.
Bảng 2.8: Phân loại nợ và xếp hạng tín dụng
Phân loại nợ | Nhóm nợ | |
AAA,AA,A | Nợ đủ tiêu chuẩn | Nhóm 1 |
BBB,BB | Nợ cần chú ý | Nhóm 2 |
B | Nợ dưới tiêu chuẩn | Nhóm 3 |
CCC,CC | Nhóm 4 | |
C | Nợ nghi ngờ | Nhóm 5 |
D | Nợ có khả năng mất vốn | Nhóm 5 |
( Nguồn: Sổ tay tín dụng của Agribank)
Bên cạnh đó, Agribank còn xây dựng một qui trình tín dụng hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi giúp cán bộ tín dụng biết được trách nhiệm của mình đề có thái độ đúng mực trong công việc. Và cũng là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điểu chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, từng khâu trong quy trình tín dụng cũng tiềm ẩn nguy cơ tạo ra rủi ro tín dụng.
44
LẬP HỒ SƠ TÍN DỤNG
PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
QUYẾT ĐỊNH TÍN DỤNG
1 2
3
THANH LÝ KHI HỢP
ĐỒNG KẾT THÚC
GIÁM SÁT VÀ THU NỢ
GIẢI NGÂN
5 4
Hình 2.1: Quy trình tín dụng
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Agribank)
Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt khoản vay thường xảy ra sai phạm: đánh giá sai khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng nhận hối lộ từ khách hàng, khách hàng không cung cấp thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn, gian lận có liên quan đến giá trị tài sản thế chấp.
Giai đoạn giải ngân và theo dõi việc sử dụng vốn vay: khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn, tài sản đảm bảo không được quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc khách hàng bán tài sản đảm bảo gây thiệt hại cho ngân hàng.
Giai đoạn thanh lý khi kết thúc hợp đồng cũng tiềm ẩn những sai phạm. Khi các khoản nợ xấu phát sinh, nhà quản lý ngân hàng có thể có động cơ che đậy tình trạng tài chính của khách hàng nhằm tránh việc trích lập dự phòng hoặc đáp ứng những quy định khác từ cơ quan quản lý. Ngoài ra, việc bán các tài sản phát mại có thể không được quản lý chặt chẽ dẫn tới tổn thất cho ngân hàng
Như vậy có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều sai phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Để ngăn chặn các sai phạm này, ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ với các thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên tục. Ngoài ra, công tác kiểm toán, thanh tra hoạt động ngân hàng cần được chú trọng để kịp thời phát hiện các sai phạm xảy ra.
45
Tăng trưởng tín dụng
Trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều ngân hàng cạnh tranh mạnh mẽ ở thị phần cho vay, điều này mang lại mức tăng trưởng tín dụng cao. Các NHTM cho vay quá mức thường được xem là chỉ số quan trọng tác động đến các khoản nợ xấu
Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và Nợ xấu
Đơn vị tính: tỷ đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | |
Tăng trưởng tín dụng | 354,112 | 414,755 | 443,476 | 480,453 | 530,600 |
Nợ xấu | 9,207 | 15,553 | 27,052 | 27,866 | 34,701 |
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên Agribank)
Biểu đồ 2.10: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và Nợ xấu
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000
100,000
-
Nợ xấu
Tăng trưởng tín dụng
2009 2010 2011 2012 2013
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính Agribank)
Giai đoạn 2011-2012, ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì hậu quả của tình trạng tăng trưởng mạnh mẽ với các điều kiện tín dụng được nới lỏng quá mức trước đó. Hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra để giảm bớt tín dụng, nhưng cũng bởi thế tổng lợi nhuận Agribank năm 2012 đã sụt giảm rõ rệt so với năm 2011. Sang năm 2013, mức độ tăng trưởng tín dụng đạt mức 10.44% và nợ xấu