Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau - 9


Bảng tổng hợp trên cho thấy các giả thuyết của mô hình đều có ý nghĩa thống kê, tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và 5 nhân tố của mô hình.

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

So với kết quả nghiên cứu trước

So với các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này có điểm riêng là sau EFA, mô hình điều chỉnh gồm 2 mô hình.

Điểm phù hợp với các nghiên cứu trước là dấu của các hệ số β đều âm. Riêng bài của Trần Hữu Ái, 2015 có một hệ số dương là của nhân tố rào cản khuyến mãi thì bài nghiên cứu này không có nhân tố trên.

So với thực tiễn quản lý

Với một số đặc thù của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh; kết quả mô hình là phù hợp với thực tiễn quản lý ngành nghề mà tác giả tiếp cận được: khả năng phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp là thấp; đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh về giá, liên kết trong chuỗi giá trị, kênh phân phối, công tác xúc tiến thương mại,...đều còn thấp. Tất cả đúng là rào cản thương mại, rào cản marketing làm hạn chế kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 này trình bày kết quả xử lý phiếu khảo sát với các kỹ thuật: kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi qui.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Cụ thể, sau EFA, biến phụ thuộc được rút trích thành 2 nhóm. Và từ đó, mô hình hồi qui gồm mô hình 1 và mô hình 2.

Kết quả cuối cùng, với cả 2 mô hình thực nghiệm, 5 nhân tố tác động đều có ý nghĩa thống kê.

Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau - 9


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN LÝ VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết quả nghiên cứu

Kết quả của nghiên cứu này khẳng định rằng, đa phần các rào cản marketing tác động âm (-) đến kết quả xuất khẩu. Nghiên cứu cho thấy, kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp bị cản trở bởi các rào cản marketing (sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối và dịch vụ hậu cần). Thực tế, ngoài rào cản marketing còn rất nhiều trở ngại khác ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu (thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ, rào cản về kinh tế chính trị, thiếu thông tin thị trường xuất khẩu, khác biệt về văn hóa của mỗi quốc gia,…).

Nghiên cứu này mở rộng nghiên cứu trước đây (Leonidou, 1995; 2000) bằng cách kết hợp và đánh giá đồng thời tác động của các rào cản cản marketing (sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và dịch vụ hậu cần) đến kết quả xuất khẩu trong ngành thủy sản Việt Nam. Các yếu tố phân tích và mô hình đã được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy và hiệu ứng của các mô hình và giả thuyết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các rào cản sản phẩm đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou năm 1995; 2000). Trong số các rào cản marketing, rào cản sản phẩm cũng được tìm thấy là yếu tố dự báo mạnh giải thích cho việc giảm kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam. Một thực tế rõ ràng là hầu hết các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam chỉ xuất khẩu một số dòng sản phẩm như tôm, mực, cá, chả cá, cua, ghẹ, nghêu,…như là các sản phẩm đông lạnh sơ chế. Đặt biệt, hầu hết các sản phẩm được bán thông quan trung gian nước ngoài, không phải là người tiêu dùng cuối cùng. Điều này giới hạn khả năng trong việc phát triển sản phẩm mới cho thị trường nước ngoài của doanh nghiệp, mặc dù nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng rất đa dạng ở các quốc gia. Hơn nữa, chỉ có một vài doanh nghiệp bán sản phẩm của doanh nghiệp với nhãn mác và thương hiệu của họ, điều này phản sánh các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng còn yếu


kém trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam.

Nghiên cứu cho thấy một tác động tiêu cực của rào cản về giá đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou, 2000). Các rào cản về giá cũng được tìm thấy là quan trọng thứ hai dự đoán kết quả xuất khẩu trong ngành thủy sản. Trong những năm gần đây, cạnh tranh nguyên liệu đầu vào càng trở nên gay gắt bởi vì các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng tăng giá để thu gôm nguyên liệu. Ngoài ra, do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu khả năng cạnh tranh về giá, do các thủ tục pháp lý và chính sách của chính phủ nước sở tại để trợ cấp cho ngành công nghiệp địa phương. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí phát sinh trong việc thay đổi sản phẩm, chi phí hành chính cao hơn, giao thông vận tải kết nối với xuất khẩu, tăng thuế quan và lệ phí áp dụng khi thông quan hàng vào nước sở tại (Tersptra và Sarathy 2000).

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa các rào cản về phân phối đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou, 1995). Mặc dù sự tác động của rào cản về phân phối đến kết quả xuất khẩu yếu hơn so với rào cản về sản phẩm và rào cản về giá. Trong thực tế, hầu hết các thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam được các nước phát triển kênh phân phối nhiều lớp, hệ thống phân phối trực tiếp phổ biến, phạm vi và chất lượng của các dịch vụ được cung cấp bởi các thành viên phân phối khác nhau đáng kể giữa các quốc gia (Terpstra và Sarathy, 2000). Điều phức tạp của các hệ thống phân phối tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, chúng tôi chỉ biết một vài doanh nghiệp Việt Nam có đại lý ở nước ngoài chịu trách nhiệm giới thiệu và quảng bá sản phẩm của họ ở nước ngoài như: Công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú ở Tp.Cà Mau, Trong khi, hầu hết các sản phẩm xuất khẩu được phân phối trực tiếp bởi các trung gian ở các thị trường nước ngoài, người mà các doanh nghiệp rất khó kiểm soát do khoảng cách địa lý và văn hóa (Leonidou, 2004).


Trong thực tế, không nhiều doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam có thể thực hiện chiến lược xúc tiến của họ ở nước ngoài có hiệu quả. Những gì chúng ta có thể quan sát là chỉ có một vài doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của họ tại hội trợ triển lãm quốc tế, trên trang website của doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm và cung cấp thông tin hạn chế cho các khách hàng tiềm năng của họ, trong khi hầu hết các doanh nghiệp không có hoạt động quảng bá tại các thị trường ở nước ngoài do chi phí cao. Những thiếu sót này đặt các doanh nghiệp với nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Nghiên cứu cho thấy một hiệu ứng tiêu cực của rào cản về dịch vụ hậu cần đến kết quả xuất khẩu. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu trước đây (Leonidou,1995; 2000). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu đã liên tục tăng trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp là các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada, Úc và Hồng Kong,.. do khoảng cách địa lý giữa các quốc gia xa làm tăng chi phí vận chuyển cũng như giới hạn khả năng cung cấp sản phẩm của các doanh nghiệp. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp không có cơ sở kho bãi ở nước ngoài, do đó nhiều trường hợp cung cấp không đủ số lượng sản phẩm cho thị trường nước ngoài và việc giao hàng thường xuyên bị trễ, không đúng thời hạn đã được giao ước trên hợp đồng. Điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín và giảm kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

5.2. Hàm ý quản lý

Mặc dù nghiên cứu về kết quả xuất khẩu là phổ biến trên thế giới, nhưng việc lần đầu tiên chủ đề này được thực hiện mang tính định lượng trong ngành thủy sản Việt Nam làm cho nghiên cứu này có một ý nghĩa nhất định, mà góp phần củng cố và làm hoàn thiện hơn việc vận dụng lý thuyết về kết quả xuất khẩu vào giải thích hoạt động xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sản tại Cà Mau nói riêng.

Một số hàm ý cho công tác marketing và quản trị được đề xuất, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh cải thiện hoạt động marketing hơn là chú trọng vào khía cạnh đặc trưng doanh nghiệp. Hoạt động marketing trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, nếu doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu,


đồng thời phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và các dịch vụ phục vụ xuất khẩu phải đa dạng, phong phú đáp ứng được nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau vốn không đồng nhất về thói quen, sở thích do tính đa dạng về văn hóa. Một số hàm ý cho các nghiên cứu tương lai cũng được đưa ra. Đề tài này muốn khẳng định rằng, cách tiếp cận các thang đo lường sử dụng trong mô hình đề xuất đã mở ra những khả năng khắc phục những hạn chế của những nghiên cứu trước đó, cũng như tiềm năng mở rộng, tích hợp mô hình để nghiên cứu kết quả xuất khẩu.

Thứ nhất, nghiên cứu này có một số tác động đối với quản lý và tiếp thị trong ngành thủy sản. Điều đáng chú ý rằng tất cả các rào cản marketing ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả xuất khẩu bằng cách này hay theo cách khác. Mặc dù tầm quan trọng của mỗi loại rào cản là khác nhau, tuy nhiên các rào cản marketing đóng một vai trò nhất định đến kết quả xuất khẩu trong các mối quan hệ. Điều này có nghĩa là các nhà quản lý và các nhà làm marketing cần phải có một cái nhìn toàn diện về những hạn chế trong chiến lược marketing của doanh nghiệp và cải tiến hoạt động marketing của doanh nghiệp tốt hơn để tạo ra một chiến lược marketing tốt hơn. Chẳng hạn như trong một chiến lược, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nên bỏ qua sự cạnh tranh lẫn nhau trong ngành và chuyển hướng cạnh tranh đến các đối thủ nước ngoài. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các hoạt động nhất quán của các thành viên, cũng như xây dựng một cơ chế chia sẻ thông tin và các nguồn lực có thể là một giải pháp tốt để khắc phục những hạn chế của nguồn lực và các rào cảnmarketing.

Thứ hai, mặc dù tất cả các rào cản marketing đã được chỉ ra, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng nên ưu tiên những rào cản dựa trên tầm quan trọng của nó đến kết quả xuất khẩu (Leonidou, 2004). Theo đó, các doanh nghiệp nên tập trung hạn chế trước hết là rào cản về sản phẩm, sau đó rào cản về giá, rào cản về dịch vụ hậu cần, rào cản về phân phối và cuối cùng là rào cản xúc tiến. Đối với từng loại các rào cảnmarketing, các doanh nghiệp nên xác định nguyên nhân của vấn đề (Leonidou, 2004). Ví dụ, việc thiếu hiểu biết và thiếu thông tin về thái độ, sở thích và thói quen của người tiêu dùng có thể là nguyên nhân của việc sản xuất các sản phẩm không


đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Như vậy, một cuộc điều tra người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thể giúp giải quyết vấnđề.

Cuối cùng, như đã đề cập trong phần giới thiệu, ngành thủy sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là trong việc tạo công ăn việc làm và thu về số lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách trong Ngành thủy sản cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giảm tác động tiêu cực của các rào cản marketing. Họ cần tổ chức hội thảo, mở các khóa tập huấn, bài giảng, tài liệu đào tạo cho các doanh nghiệp làm thế nào để cải thiện chiến lược marketing của họ. Họ cũng có thể giúp các doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thông tin thị trường xuất khẩu, khách hàng tiềm năng, hoặc cách xâm nhập vào một thị trường mới. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng các công cụ khuyến khích xuất khẩu, chẳng hạn như hỗ trợ tài chính, hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, nên được sử dụng để giúp các doanh nghiệp để tăng kim ngạch xuất khẩu (Leonidou,2004).

Mặc dù đề tài đã giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế bao gồm: thủ tục lấy mẫu; chỉ tập trung nghiên cứu các rào cản marketing; các đặc trưng doanh nghiêp; đối tượng nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tại tỉnh Cà Mauvà một số các hạn chế nhỏ khác. Vì vậy các nghiên cứu tương lai cần khắc phục các hạn chế này.

Hạn chế trước tiên của nghiên cứu này liên quan đến đối tượng điều tra, rõ ràng rằng mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này làm hạn chế tính khái quát hóa các kết quả của mô hình, điều này yêu cầu phải lặp lại nghiên cứu tương tự cho một mẫu có tính đại diện hơn, cũng như cho các vùng nghiên cứu khác có các điều kiện tương đồng về tự nhiên, địa lý,…khác với nơi được lựa chọn trong nghiên cứu này, tỉnh Cà Mau.

Tiếp đến, như được đề cập ở phần giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tác động của các rào cản marketing và đặc trưng doanh nghiệp đến kết quả xuất khẩu, nên lượng thông tin chưa đầy đủ và phong phú. Hạn chế này làm giảm sức mạnh giải thích của mô hình. Do đó, hướng nghiên cứu tương lai nên mở


rộng thêm nội dung nghiên cứu như các yếu tố kinh tế vi mô, vĩ mô trong nước và quốc tế; lựa chọn thị trường xuất khẩu; rào cản về nguồn lực và rào cản về môi trường kinh doanh,...nhằm làm tăng thêm sức thuyết phục của mô hình.

Cuối cùng, ngôn ngữ là một rào cản rất lớn trong việc dịch nghĩa các tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt, do đó một số từ khi dịch sang tiếng Việt, về mặt ý nghĩa thì tương đương từ gốc nhưng làm cho người đọc rất khó nhận ra sự khác nhau trong cung bậc ngữ nghĩa giữa chúng.

5.3. Kiến nghị

Đối với Nhà nước:

Cần có chương trình hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, cải tiến kỷ thuật và tăng năng suất nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cao với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác.

Ban hành đầy đủ và đồng bộ các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn cho từng mặt hàng thủy sản xuất khẩu, qui định cấp đăng ký kiểu dáng, mẫu mã cho từng thị trường xuất khẩu và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Ngành thủy sản xây dựng một chiến lược thông tin một cách có hiệu quả để các doanh nghiệp có thông tin thị trường kịp thời, chủ động thích ứng với những xu hướng phát triển mới của thị trường quốc tế về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thủy sản, nhất là những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế. Đồng thời Ngành thủy sản cũng tăng cường chính sách hỗ trợ kinh phí cho các chương trình xúc tiến thương mại, phát triển và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam nói chung và thương hiệu của từng doanh nghiệp nói riêng như hỗ trợ về kỹ thuật, về chi phí,...Bên cạnh đó, Ngành thủy sản cũng phải tăng cường vai trò của các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, cung cấp các thông tin về thị trường, về khách hàng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

Đối với doanh nghiệp:


Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu các thị trường mới, bổ sung thêm thị trường truyền thống.

Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cấp máy mốc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật và chuỗi liên kết sản xuất lại với nhau giữa người sản xuất với doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thủy sản nếu muốn đạt được kết quả xuất khẩu cao thì cần nổ lực nhiều hơn trong việc tìm hiểu các rào cản marketing của từng thị trường xuất khẩu, thông tin thị trường xuất khẩu và nhu cầu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Các doanh nghiệp cần cải thiện về chất lượng sản phẩm, giá thành, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất, phân phối và dịch vụ hậu cần sao cho phù hợp với mỗi thị trường tăng cường xúc tiến thương

mại để hoạt động xuất khẩu bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024