- Tất cả hệ số tương quan giữa các biến độc lập <80%; như vậy, không có dấu hiệu tự tương quan giữa các biến độc lập (hệ số tương quan <80%).
4.3.2. Phân tích hồi quy
Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy. Phân tích hồi quy không chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát, mà còn suy rộng mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Ngoài ra phương pháp thực hiện hồi quy nhằm xác định vai trò quan trọng của từng nhân tố trong việc đánh giá các rào cản ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau.
Theo kết quả hồi quy Enter, các hệ số hồi quy được ước lượng theo bảng sau:
Mô hình 1: Khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu
Bảng 4.15: Hệ số hồi qui và kiểm định mô hình – khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu
Mô hình | R | R2 | R2 hiệu chỉnh | Sai số chuẩn của ước lượng | Kiểm định phần dư |
1 | .777a | .604 | .598 | .48215 | 1.841 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xác Định Cỡ Mẫu, Thu Thập Dữ Liệu Xác Định Tổng Thể Mẫu
- Trị Giá Hàng Hóa Xuất – Nhập Khẩu Toàn Tỉnh Cà Mau Giai Đoạn 2011- 2015 (Đvt: Triệu Usd)
- Kết Quả Xoay Nhân Tố - Biến Độc Lập Rotated Component Matrixa
- Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau - 9
- Đặc Điểm Kt - Xh Liên Quan Tỉnh Cà Mau Đến Hoạt Động Chế Biến, Xuất Khẩu Thủy Sản
- Dàn Ý Đặt Vấn Đề Thảo Luận Nhóm (Về Các Nhân Tố Tác Động Đến Kết Quả Xuất Khẩu Thủy Sản Của Doanh Nghiệp Tại Tỉnh Cà Mau)
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)
Từ kết quả bảng 4.15 tóm tắt mô hình với mức ý nghĩa 5%, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.598 có nghĩa là 59.8% biến thiên của các rào cản ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu được giải thích bởi các biến trong mô hình, trong trường hợp này các biến “các rào cản về sản phẩm, rào cản về giá, rào cản về xúc tiến, rào cản về phân phối, rào cản về hậu cần” đưa vào ảnh hưởng 59.8% sự thay đổi về khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, còn lại 40.2% là do biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp với mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.16: Phân tích phương sai ANOVA
Mô hình | Tổng bình phương | Bậc tự do Df | Bình phương trung bình | Giá trị thống kê F | Mức ý nghĩa Sig | |
1 | Hồi quy | 121.776 | 5 | 24.355 | 104.766 | .000b |
Còn lại | 79.970 | 344 | .232 | |||
Tổng | 201.746 | 349 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)
Từ kết quả phân tích phương sai ANOVA bảng 4.16 cho ta thấy giá trị thống kê kiểm định F = 104.766 và mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập được, có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu.
Bảng 4.17: Kết quả mô hình hồi quy bội
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | Giá trị t | Mức ý nghĩa Sig. | Đo lường đa cộng tuyến | ||||
B | Độ lệch chuẩn | Beta | Độ chấp nhận | VIF (Hệ số phóng đại phương sai) | ||||
1 | Hằng số | 5.977 | .135 | 44.227 | .000 | |||
F_SP | -.129 | .031 | -.158 | -4.118 | .000 | .783 | 1.277 | |
F_CT | -.248 | .030 | -.324 | -8.277 | .000 | .754 | 1.327 | |
F_GIA | -.196 | .032 | -.244 | -6.182 | .000 | .739 | 1.353 | |
F_HC | -.154 | .032 | -.189 | -4.836 | .000 | .758 | 1.319 | |
F_PP | -.166 | .031 | -.206 | -5.348 | .000 | .780 | 1.282 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)
Kết quả phân tích hồi quy bảng 4.17 không có nhân tố nào bị loại bỏ do Sig kiểm định T của từng biến độc lập đều < 0.05 và hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10. Như vậy, tác giả có thể kết luận rằng không có đa cộng tuyến xảy ra.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu là: “rào cản về sản phẩm, rào cản về chiêu thị/xúc tiến, rào cản về giá, rào cản về hậu cần, rào cản về phân phối”. Nhìn chung mức độ quan trọng đối với các nhân tố rào cản tác động đến khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu là khác nhau, đều này được thể hiện thông qua tầm quan trọng của các hệ số Beta trong phương trình hồi quy. Tóm lại kết quả cho thấy nhân tố rào cản về xúc tiến/chiêu thị có tác động lớn nhất, tiếp theo là nhân tố rào cản về giá, rào cản về phân phối, rào cản về hậu cần và cuối cùng là rào cản về sản phẩm.
Từ đó, mô hình hồi qui thực nghiệm cuối cùng như sau:
Khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Rào cản về phát triển sản phẩm (β1= -0.158)
Rào cản về xúc tiến/chiêu thị (β2= - 0.324)
Rào cản về giá (β3= - 0.244)
Rào cản về hậu cần (β4= - 0.189)
Rào cản về phân phối (β5= - 0.206)
Hình 4.3: Mô hình hồi quy thực nghiệm – Mô hình 1
(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)
Trong đó:
+ β1 = - 0.158: khi biến nhân tố rào cản về phát triển sản phẩm có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về phát triển sản phẩm tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu giảm đi 1 lượng bằng 0.158 sai số chuẩn của nó.
+ β2 = -0.324: khi biến nhân tố rào cản về xúc tiến/chiêu thị có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về xúc tiến/chiêu thị tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả
năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu giảm đi 1 lượng bằng 0.324 sai số chuẩn của nó.
+ β3 = -0.244: khi biến nhân tố rào cản về giá có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về giá tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu giảm đi 1 lượng bằng 0.244 sai số chuẩn của nó.
+ β4 = -0.189: khi biến nhân tố rào cản về hậu cần có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về hậu cần tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu giảm đi 1 lượng bằng 0.189 sai số chuẩn của nó.
+ β5 = - 0.206: khi biến nhân tố rào cản về phân phối có quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về phân phối tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu giảm đi 1 lượng bằng 0.206 sai số chuẩn của nó.
Ngoài ra:
Hệ số xác định hiệu chỉnh của mô hình (R2 hiệu chỉnh) = 59.8% phản ảnh 5 nhân tố của mô hình giải thích được 59.8% sự thay đổi Khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Như vậy, ngoài các yếu tố nêu trên, khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập đến.
Hệ số này cũng phản ảnh mức độ phù hợp của mô hình là 59.8%.
Mô hình 2: Sức cạnh tranh và thị phần
Bảng 4.18. Hệ số hồi qui và kiểm định mô hình - Sức cạnh tranh và thị phần
Mô hình | R | R2 | R2 hiệu chỉnh | Sai số chuẩn của ước lượng | Kiểm định phần dư |
1 | .758a | .574 | .568 | .53213 | 1.763 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)
Từ kết quả bảng 4.18 tóm tắt mô hình với mức ý nghĩa 5%, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.568 có nghĩa là 56.8% biến thiên của các rào cản ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và thị phần được giải thích bởi các biến trong mô hình, trong trường hợp này các biến “các rào cản về sản phẩm, rào cản về giá, rào cản về xúc tiến, rào cản về phân phối, rào cản về hậu cần” đưa vào ảnh hưởng 56.8% sự thay đổi về sức cạnh tranh và thị phần, còn lại 43.2% là do biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp với mức ý nghĩa 5%.
Bảng 4.19: Phân tích phương sai ANOVA
Mô hình | Tổng bình phương | Bậc tự do Df | Bình phương trung bình | Giá trị thống kê F | Mức ý nghĩa Sig | |
1 | Hồi quy | 131.433 | 5 | 26.287 | 92.832 | .000b |
Còn lại | 97.408 | 344 | .283 | |||
Tổng | 228.841 | 349 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)
Từ kết quả phân tích phương sai ANOVA bảng 4.19 cho ta thấy giá trị thống kê kiểm định F = 92.832 và mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập được, có ý nghĩa về
mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc sức cạnh tranh và thị phần.
Bảng 4.20: Kết quả mô hình hồi quy bội
Hệ số chưa chuẩn hóa | Hệ số chuẩn hóa | Giá trị t | Mức ý nghĩa Sig. | Đo lường đa cộng tuyến | ||||
B | Độ lệch chuẩn | Beta | Độ chấp nhận | VIF (Hệ số phóng đại phương sai) | ||||
1 | Hằng số | 6.163 | .149 | 41.320 | .000 | |||
F_SP | -.150 | .035 | -.172 | -4.328 | .000 | .783 | 1.277 | |
F_CT | -.193 | .033 | -.236 | -5.831 | .000 | .754 | 1.327 | |
F_GIA | -.232 | .035 | -.271 | -6.628 | .000 | .739 | 1.353 | |
F_HC | -.212 | .035 | -.244 | -6.030 | .000 | .758 | 1.319 | |
F_PP | -.150 | .034 | -.174 | -4.366 | .000 | .780 | 1.282 |
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)
Kết quả phân tích hồi quy bảng 4.20 không có nhân tố nào bị loại bỏ do Sig kiểm định T của từng biến độc lập đều < 0.05 và hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10. Như vậy, tác giả có thể kết luận rằng không có đa cộng tuyến xảy ra.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh và thị phần là: “rào cản về sản phẩm, rào cản về chiêu thị/xúc tiến, rào cản về giá, rào cản về hậu cần, rào cản về phân phối”. Nhìn chung mức độ quan trọng đối với các nhân tố rào cản tác động đến sức cạnh tranh và thị phần là khác nhau, đều này được thể hiện thông qua tầm quan trọng của các hệ số Beta trong phương trình hồi quy. Tóm lại kết quả cho thấy nhân tố rào cản về giá có tác động lớn nhất, tiếp theo là nhân tố rào cản về hậu cần, rào cản về xác tiến/chiêu thị, rào cản về phân phối và cuối cùng là rào cản về sản phẩm.
Từ đó, mô hình hồi qui thực nghiệm cuối cùng như sau:
Sức cạnh tranh và thị phần của các DN thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Rào cản về phát triển sản phẩm (β1= - 0.172)
Rào cản về xúc tiến/chiêu thị (β2= - 0.236)
Rào cản về giá (β3= - 0.271)
Rào cản về hậu cần (β4= - 0.244)
Rào cản về phân phối (β5= - 0.174)
Trong đó:
Hình 4.4: Mô hình hồi quy thực nghiệm – Mô hình 2
(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)
+ β1 = - 0.172: khi biến nhân tố rào cản về phát triển sản phẩm có quan hệ ngược chiều với sức cạnh tranh và thị phần, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về phát triển sản phẩm tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì sức cạnh tranh và thị phần giảm đi 1 lượng bằng 0.172 sai số chuẩn của nó.
+ β2 = - 0.236: khi biến nhân tố rào cản về xúc tiến/chiêu thị có quan hệ ngược chiều với sức cạnh tranh và thị phần, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về xúc tiến/chiêu thị tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì sức cạnh tranh và thị phần giảm đi 1 lượng bằng 0.236 sai số chuẩn của nó.
+ β3 = - 0.271: khi biến nhân tố rào cản về giá có quan hệ ngược chiều với sức cạnh tranh và thị phần, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về giá tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì sức cạnh tranh và thị phần giảm đi 1 lượng bằng 0.271 sai số chuẩn của nó.
+ β4 = - 0.244: khi biến nhân tố rào cản về hậu cần có quan hệ ngược chiều với sức cạnh tranh và thị phần, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về hậu cần tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì sức cạnh tranh và thị phần giảm đi 1 lượng bằng 0.244 sai số chuẩn của nó.
+ β5 = - 0.174: khi biến nhân tố rào cản về phân phối có quan hệ ngược chiều với sức cạnh tranh và thị phần, khi các yếu tố khác được giữ nguyên thì nếu rào cản về phân phối tăng 1 lượng bằng 1 sai số chuẩn thì sức cạnh tranh và thị phần giảm đi 1 lượng bằng 0.174 sai số chuẩn của nó.
Ngoài ra:
Hệ số xác định hiệu chỉnh của mô hình (R2 hiệu chỉnh) = 56.8 % phản ảnh 5 nhân tố của mô hình giải thích được 56.8% sự thay đổi Sức cạnh tranh và thị phần của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Như vậy, ngoài các yếu tố nêu trên, Sức cạnh tranh và thị phần còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập đến.
Hệ số này cũng phản ảnh mức độ phù hợp của mô hình là 56.8%.
4.3.3. Kiểm định mô hình Kiểm định đa công tuyến
Bảng hệ số hồi qui cho thấy: giá trị VIFđều <10 .
Bảng Ma trận tương quan cho thấy: các hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều <0.8
Ta có thể kết luận không có dấu hiệu đa cộng tuyến trong mô hình.
Kiểm định các giả thuyết:
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết | Giá trị p | Kết quả kiểm định | |
H1 | Rào cản về phát triển sản phẩm | 0.00<0.05 | Bác bỏ Ho: y & x có tương quan |
H2 | Rào cản về xúc tiến | 0.00<0.05 | Bác bỏ Ho: y & x có tương quan |
H3 | Rào cản về giá | 0.00<0.05 | Bác bỏ Ho: y & x có tương quan |
H4 | Rào cản về các dịch vụ hậu cần | 0.00<0.05 | Bác bỏ Ho: y & x có tương quan |
H5 | Rào cản về kênh phân phối | 0.00<0.05 | Bác bỏ Ho: y & x có tương quan |
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết quả hệ số hồi qui)