Đặc Điểm Kt - Xh Liên Quan Tỉnh Cà Mau Đến Hoạt Động Chế Biến, Xuất Khẩu Thủy Sản


TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, niên giám Thống Kê từ năm 2011-2016.

Hà Văn Sơn chủ biên (2011) , “Thống kê ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế”, NXB thống kê.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1 và 2”, NXB Hồng Đức,TP.HCM

Ngô Bình &Nguyễn Khánh Trung (2009), “Marketing đương đại”, NXB Đại Học Quốc Gia Tp.Hồ ChíMinh

Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinhdoanh”, NXBLao Động.

Nguyễn Thị Kim Anh (2009), “Giáo trình quản trị chiến lược”, dùng cho học viên cao học, NXB khoa học và kỹthuật

Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau (2016), Các báo cáo tổnghợp.

UBND tỉnh Cà Mau (2015), Qui hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Cà Mau đến2020.

UBND tỉnh Cà Mau (2015), Rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể thủy sản tỉnh Cà Mau đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

Các Websites: http://en.wikipedia.org/wiki/Export_performancehttp://www.vasep.com.vn http://www.vietfish.com.vn


CÁC TÀI LIỆU TIẾNG ANH


Baldauf, A., Cravens, D. W., and Wagner, U. (2000), “Examining determinants of export performance in small open economies,” Journal of World Business, Vol. 35 No. 1, pp.61-79.

Carneiro, J., Da Rocha, A., and Da Silva, A. (2006), “The export performance construct: development of a new measurement model and guidelines for validation,” Proceedings of the Annual Meeting of the Academy of International Business, Beijing, China, 48.

Leonidou, L. C. (1995), “Empirical research on export barriers: Review, assessment, and synthesis,” Journal of International Marketing, Vol. 3 No. 1, pp. 29- 43.

Leonidou, L. C. (2000), “Barriers to export management: An organizational and internationalization analysis,” Journal of International Management, Vol. 6 No. 2, pp. 1-28.

Leonidou, L. C. (2004), “An analysis of the barriers hindering small,” Journal of Small Business Management, Vol. 42 No. 3, pp.279-302.

Morgan, N. A., Kaleka, A., and Katsikeas, C. S. (2004), “Antecedents of export venture performance: A theoretical model and empirical assessment,” Journal of Marketing, Vol. 68 No. 1, pp.90-108.

Philip Kotler (2011), Quản trị marketing, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội


PHỤ LỤC 1


KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHẾ BIẾN , XUẤT KHẨU THỦY SẢN TẠI TỈNH CÀ MAU


1. Đặc điểm KT - XH liên quan tỉnh Cà Mau đến hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản

Vị trí địa lý

Cà Mau là tỉnh ven biển cực Nam của Tổ quốc nằm trên bán đảo Cà Mau thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 350 km, cách Thủ đô Hà Nội 2.085 km, ba mặt giáp biển, phía Bắc giáp các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu; phía Nam và phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; có chiều dài bờ biển 254 km (107 km bờ biển Đông, 147 km bờ biển Tây) và một ngư trường rộng lớn hơn 100.000 km2 thuộc đặc quyền khai thác của Việt Nam; có điểm cực bắc: 9033’ vĩ bắc (thuộc xã Biển Bạch huyện Thới Bình), điểm cực nam: 8030’ vĩ bắc (thuộc xã Viên An huyện Ngọc Hiển) theo đường chim bay từ bắc tới nam 100 km; điểm cực đông: 105024’ kinh đông (thuộc xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi), điểm cực tây: 104043’ kinh đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển), từ đông sang tây 68 km.

Cà Mau là một bán đảo nối liền với đất liền, có hình dáng một mũi tàu đang rẽ sóng ra khơi; với vị trí địa lý tự nhiên khá đặc biệt: có ba mặt tiếp giáp biển, Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặng xuống mặt biển Tây vào buổi chiều.

Với vị trí như vậy, Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, môi trường với cả nước Việt Nam. Đây là vùng đất mới bồi tụ, nổi tiếng cả nước, thậm chí cả vùng Đông Nam Á. Được hình thành bởi 2 dòng hải lưu ở biển Đông và vịnh Thái Lan, đón nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp dần theo năm tháng tạo nên. Vì là vùng đất do phù sa lắng đọng, bồi cao dần, nên độ cao không chênh lệch mấy so với mặt nước biển; phần lớn đất đai là đồng ruộng lầy trũng và có nhiều rừng thiên nhiên ngập nước rộng lớn như rừng tràm U Minh hạ,


rừng đước Năm Căn… rừng ngập nước Cà Mau đứng thứ hai thế giới về tầm quan trọng và diện tích; có nhiều loại cây, thảm thực vật quý hiếm, không phải tỉnh nào cũng có. Đặc điểm này là ưu thế của Cà Mau so với cả nước và vùng ĐBSCL, từ đó tạo ra lợi thế về trồng trọt và nuôi trồng thủy sản rất lớn. Lợi thế này cho phép Cà Mau phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ven bờ, ngoài khơi với quy mô và tốc độ cao hơn các địa phương khác của ĐBSCL (đầu thế kỷ XX Cà Mau có trên 300 ngàn ha rừng, đã trải qua sự tàn phá của chiến tranh, nhất là của chất độc hóa học, nạn cháy rừng cùng với sự tác động vô ý thức của con người, đến năm 1976 còn 196,59 ngàn ha và đến nay Cà Mau chỉ còn lại gần 97,4 ngàn ha).

Đến năm 2015 Cà Mau có 01 thành phố và 08 huyện gồm 101 xã, phường, thị trấn; với diện tích đất tự nhiên là 5.294,87 km2, đứng thứ 2 so với các tỉnh vùng ĐBSCL, sau Kiên Giang. Đất đai màu mỡ, thích hợp với các loại cây lương thực, cây ăn trái và nhiều loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế. Cơ cấu phân bố các loại đất: đất nông nghiệp chiếm 65,83%; đất lâm nghiệp 21,56%; đất ở 1,2%; đất chuyên dùng 5,36% và đất chưa sử dụng chiếm 6,06%.

Điều kiện tự nhiên

Thời tiết Cà Mau chia ra 2 mùa mưa nắng rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình cả năm 2014 là 27,70C; giờ nắng cả năm 2.195,8 giờ, lượng mưa cả năm 2.065,7 mm, chế độ thủy triều vùng gần biển lên xuống nhanh, những vùng xa biển lên xuống chậm nhưng không gây lũ, độ ẩm trung bình 81%, gió mùa Tây Nam nói chung thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Bão lũ tuy có nhưng không nhiều và không lớn.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Cà Mau đan xen chằng chịt chiếm khá nhiều diện tích tự nhiên, trong đó có nhiều sông lớn, nước sâu dẫn phù sa bồi đắp và tạo nên mạng lưới giao thông thủy như các sông Tam Giang, Gành Hào, Bảy Háp, Sông Đốc, Cái Tàu, Trèm Trẹm,… với tổng chiều dài khoảng 7.000 km. Hầu hết các sông lớn, sâu, tiếp giáp với biển nên rất thuận tiện cho giao thông đường thủy,


có điều kiện cho tàu vận tải biển và tàu đánh cá có thể vào sâu trong nội địa… từ đó mức độ nhiễm mặn của đất cũng khá cao, sông ở Cà Mau phần lớn chỉ có nước ngọt vào những tháng mùa mưa, nhưng do nhân dân biết ngăn mặn, giữ ngọt nên đã nuôi trồng nhiều cây, con hệ sinh thái ngọt rất phong phú.

Về xã hội

Dân số trung bình năm 2015 có 1.218.821 người, tăng 1,12 lần so với 1976, tốc độ tăng dân số trung bình 1,95%/năm. Cơ cấu dân số thành thị chiếm tỷ trọng 22,57%, nông thôn 77,43%. Dân tộc chủ yếu là người Kinh, dân tộc thiểu số là người Hoa, người Khơmer, Tày, Chăm, Nùng, Mường,… và một số dân tộc khác. Mật độ dân số chung của tỉnh năm 2015 là 230 người/km2, thấp nhất vùng ĐBSCL. Là vùng đồng bằng ven biển nhưng Cà Mau vẫn là vùng đất rộng người thưa, bình quân ruộng đất trên 1 nhân khẩu, 1 lao động cao nhất vùng ĐBSCL.

Tổng số lao động năm 2015 có 596,7 ngàn người, tăng 1,49 lần so với năm 1976 (do tăng cơ học và tăng tự nhiên). Cơ cấu lao động trong độ tuổi theo ngành nghề, chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản. Trình độ học vấn, ngành nghề, trình độ đào tạo, đạt mức trung bình của vùng. Tập quán, kinh nghiệm canh tác và kỹ năng nghề nghiệp của lao động Cà Mau được tích lũy qua nhiều thế hệ thuộc loại khá cao so với các tỉnh khác, nhất là kỹ năng lao động nghề trồng lúa và đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản. Qua đó có thể khẳng định nguồn lao động tại tỉnh Cà Mau dồi dào, luôn đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn. Tuy nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động của tỉnh còn tương đối thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đạt 10%, đội ngũ lao động, cơ cấu chưa hợp lý và còn thiếu, nhất là cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật. Chính sách thu hút nguồn nhân lực thực hiện chưa tốt. Tình trạng thiếu việc làm còn cao, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị chiếm 2,51% năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc (Nguồn: NGTK 2015 của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau).

Về kinh tế


Cà Mau có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch. Trong đó ngành nông, lâm, thủy sản chiếm trên 31% giá trị sản lượng xuất khẩu.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) tỉnh Cà Mau của năm 2015 khoảng 43.097,996 (tỷ đồng) trong đó ngành nông, lâm, thủy sản đạt 13.388,619 tỷ đồng (tương đương 31,07%), ngành công nghiệp, xây dựng đạt 12.550,362 tỷ đồng (tương đương 29,12%) và ngành dịch vụ đạt 15.542,349 tỷ đồng (tương đương36,06%). Riêng thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 1.616,666 tỷ đồng (tương đường 3,75%).

2. Một số dữ liệu

Bảng 1: Tổng GDP (theo giá thực tế) và cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011-2015 phân theo thành phần kinh tế (Đvt: tỷ đồng)

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Nông, lâm,

thủy sản

11.032,512

12.474,161

12.933,159

13.413,179

13.388,619

Công nghiệp,

XD

10.452,570

12.093,030

11.170,619

12.284,686

12.550,362

Ngành dịch vụ

6.972,177

8.378,862

12.647,124

14.339,240

15.542,349

Tổng GDP

28.457,512

32.946,053

36.750,902

40.037,105

41.481,330

Cơ cấu (%)






Nông, lâm,

thủy sản

38,8

37,86

35,19

33,50

32,28

Công nghiệp,

XD

36,7

36,71

30,39

30,68

30,25

Ngành dịch vụ

24,5

25,43

34,42

35,82

37,47

Tổng cơ cấu

(%)

100%

100%

100%

100%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp tại tỉnh Cà Mau - 10

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Cà Mau năm 2016)


Tình hình xuất, nhập khẩu trên địa bàn do xuất khẩu tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2011 - 2014 và từ năm 2015 tình hình xuất khẩu có dấu hiệu phát triển chậm lại do ảnh hưởng khan hiếm nguồn nguyên liệu sản xuất. Năm 2011 xuất siêu 911,652 triệu USD, năm 2015 xuất siêu 961,319 triệu USD (Nguồn: NGTK tỉnh Cà Mau năm 2015). Thặng dư thương mại trong thời gian qua góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống người dân nhưng cũng phản ánh mức đầu tư của các doanh nghiệp vào tỉnh còn hạn chế nên nhu cầu nhập khẩu, nhiên vật liệu và máy móc thiết bị hiện đại chưa nhiều. Các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh là thủy sản chế biến, còn nhập khẩu chủ yếu là các tư liệu sản xuất như gia vị tẩm, ốp, hóa chất trong chế biến thực phẩm, tôm nguyên liệu.

Bảng 2: Trị giá hàng hóa xuất – nhập khẩu toàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011- 2015 (ĐVT: triệu USD)

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Kim ngạch xuất khẩu

911,652

888,292

1.043,238

1.335,904

965,641

Kim ngạch nhập khẩu

87,254

50,383

62,573

151,809

196,853

(Nguồn: NGTK tỉnh Cà Mau năm 2016)

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN Thuận lợi

- Cà Mau có điều kiện thuận lợi về vị trí, điều kiện tự nhiên nên nuôi trồng và khai thác thủy sản được đẩy mạnh tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho hoạt động chế biến và xuấtkhẩu.

- Chế biến thủy sản là một trong những ngành có tỷ lệ VA/GO tương đối cao so với các ngành công nghiệp khác. Chế biến thủy sản đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn và còn nhiều hứahẹn.

- Năng lực chế biến lớn, máy móc thiết bị được đầu tư mới hơn, hiện đại hơn, sản phẩm phong phú và đa dạng, chất lượng được nâng cao và chuyển dần từ dạng thô sang sản phẩm giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thịtrường.


- Công tác xúc tiến tương mại, mở rộng thị trường được quan tâm mặc dù ngành gặp phải không ít nhiều khó khăn từ những, rào cản marketing, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, rào cản thuế quan, các vụ kiện chống bán phá giá,…nhưng ngành thủy sản Cà Mau vẫn đứng vững trên thị trường, hiện sản phẩm thủy sản Cà Mau đã có mặt trên 100 quốc gia trên thếgiới.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp chế biến như Hòa Trung, Khánh An, Năm Căn, Sông Đốc,…đã được vận hành hiệu quả và tiếp tục có những đầu tư mở rộng hoặc cải tạo để đáp ứng nhu cầu đầu tư pháttriển.

- Cơ chế chính sách và môi trường đầu tư ngày một hoàn thiện và theo hướng khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Các doanh nghiệp quốc doanh dần được cổ phần hóa khiến hoạt động ngành thủy sản tỉnh hoạt động hiệu quảhơn.

Khó khăn

- Nguyên liệu tuy dồi dào nhưng công tác bảo quản sau thu hoạch chưa tốt nên chất lượng không cao, đặc biệt là sản phẩm từ khai thác. Nuôi trồng thủy sản còn phân tán và nhiều khu vực nuôi tự phát nên chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu xuấtkhẩu.

- Tuy chất lượng sản phẩm xuất khẩu đã được cải tiến nhiều nhưng tỷ trọngsảnphẩm thô còn lớn, hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do trình độ quản lý còn thấp, hạn chế trong tổ chức, nắm bắt, tiếp cận thị trường, thiếu nguồn lao động được đào tạo nghề bài bản và nguyên nhân quan trọng khác là phần lớn các doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ sản xuất củ, lạc hậu, hạn chế về kinh phí đầu tư thay thế và cải tiến công nghệ, hệ thống quản lý chưa đồng bộ, nhận thức về công tác tiêu chuẩn chất lượng, phát triển thương hiệu chưa cao.

- Hiệu quả xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của ngành thủy sản tỉnh do còn một tỷ trọng nhất định sản phẩm phải qua trung gian. Hạn chế này không chỉ của các doanh nghiệp của tỉnh, mà còn là của tất cả các doanh nghiệp trongngành.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí