Hình 4.3 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa
Một cách khảo sát khác là thực hiện biểu đồ Q-Q Plot. Biểu đồ Q-Q Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn. Những giá trị kỳ vọng này tạo thành một đường chéo. Các điểm quan sát thực tế sẽ tập trung sát đường chéo nếu dữ liệu có phân phối chuẩn. Kết quả cho thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên có thể kết luận giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.
Hình 4.4 Biểu đồ Q-Q Plot
4.5 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính
Kiểm định Independent – samples t-test được thực hiện để xem xét xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không giữa nam và nữ có khác nhau không.
Với kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai ở bảng 4.12, giá trị sig trong kiểm định Levene là 0.007 nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa nam và nữ khác nhau. Do đó, nghiên cứu sử dụng kết quả kiểm định t ở phần giả thuyết phương sai không bằng nhau. Do đó, nghiên cứu có thể kết luận rằng đối tượng là nữ giới sẽ có xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không cao hơn so với nam giới. Điều này có thể được giải thích rằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên số lượng nam và nữ không cân bằng dẫn đến có sự sai lệch. Bên cạnh đó, nữ giới có đặc điểm thể trạng không bằng nam giới nên thường có xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không làm phương thức di chuyển.
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định t-test về khác biệt giữa nam và nữ trong xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không
Xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không | Giới tính | N | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn |
Nam | 209 | 3.7512 | .60123 | .04159 | |
Nữ | 150 | 4.0883 | .42285 | .03453 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Biến Nghiên Cứu
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Cronbach’S Alpha
- Thống Kê Mô Tả Các Biến Trong Phân Tích Hồi Quy
- Hoàn Toàn Không Đồng Ý 2: Không Đồng Ý 3: Bình Thường 4: Đồng Ý 5: Hoàn Toàn Đồng Ý
- Kiểm Định Cronbach ‘S Alpha
- Các nhân tố ảnh hưởng đến ý xu hướng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hành khách bằng hàng không - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Kiểm định mẫu độc lập
Xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không | |||
Giả thuyết phương sai bằng nhau | Giả thuyết phương sai không bằng nhau | ||
Kiểm định Levene cho sự bằng nhau của phương sai | F | 7.321 | |
Ý nghĩa | .007 | ||
Kiểm định t cho sự bằng nhau của giá trị trung bình | t | -5.899 | -6.237 |
Df | 357 | 356.872 | |
Ý nghĩa (2 đuôi) | .000 | .000 | |
Khác biệt trung bình | -.33714 | -.33714 |
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi
Kỹ thuật phân tích phương sai (Analysis of variance – ANOVA) được thực hiện để xem xét xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không dựa theo độ tuổi có khác nhau hay không.
Bảng 4.13 Kiểm định sự đồng nhất của phương sai
df1 | df2 | Ý nghĩa | |
.545 | 3 | 355 | .652 |
Bảng 4.14 Phân tích Anova
Tổng các chênh lệch bình phương | Df | Chênh lệch bình phương bình quân | F | Ý nghĩa | |
Giữa các nhóm | 1.614 | 3 | .538 | 1.734 | .160 |
Nội bộ nhóm | 110.140 | 355 | .310 | ||
Tổng | 111.755 | 358 |
Bảng 4.13 cho biết kết quả kiểm định phương sai. Với mức ý nghĩa 0.652 có thể kết luận phương sai của xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không giữa các nhóm tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích Anova được sử dụng tốt. Bảng 4.14 trình bày kết quả phân tích Anova. Với mức ý nghĩa quan sát
0.16 > 0.05. Do đó không có sự khác biệt về xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không giữa các nhóm tuổi.
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định Anova theo các tiêu chí khác như thu nhập và trình độ học vấn. Tuy nhiên, tất cả các kiểm định này đều không có ý nghĩa thống kê hay diễn đạt theo cách khác là không có sự khác biệt (xem phụ lục 7) TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương bốn trình bày đặc điểm của đối tượng khảo sát, kết quả thống kê mô tả các biến quan sát, kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy, dò tìm các vi phạm và kiểm định sự khác biệt. Ở bước kiểm định Cronbach’s Alpha, 29 biến quan sát ban đầu vẫn được giữ nguyên không có sự thay đổi. Sau đó, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố EFA, các biến quan sát giữ nguyên không có sự thay đổi.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Các yếu tố độ tin cậy và giá trị thương hiệu đều tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Bốn biến không có ý nghĩa thống kê là cơ sở vật chất, giá vé, thái độ phục vụ, và sự thuận tiện. Trong đó, yếu tố độ tin cậy tác động mạnh nhất và yếu tố giá trị thương hiệu tác động yếu nhất
Kiểm định independent sample t-test cho thấy rằng đối tượng là nữ giới sẽ có xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không cao hơn so với nam giới. Điều này có thể
được giải thích rằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên số lượng nam và nữ không cân bằng dẫn đến có sự sai lệch. Bên cạnh đó, nữ giới có đặc điểm thể trạng không bằng nam giới nên thường có xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không làm phương thức di chuyển.
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định Anova theo các tiêu chí khác như độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn. Tuy nhiên, tất cả các kiểm định này đều không có ý nghĩa thống kê hay diễn đạt theo cách khác là không có sự khác biệt.
CHƯƠNG NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Mục đích của chương này là tóm tắt lại quá trình nghiên cứu. Từ những kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các kiến nghị.
5.1 Kết luận
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không, đồng thời xem xét mức độ tác động của các nhân tố này đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không.
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu. Tác giả đã xây dựng được bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 29 biến quan sát sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và 4 biến sử dụng thang đo định danh nhằm tìm hiểu thông tin của đối tượng khảo sát. Sau đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng và thu về 359 bảng câu hỏi hoàn chỉnh để đưa vào phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội, dò tìm các vi phạm và kiểm định sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, và học vấn.
Ở bước kiểm định Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố đều có giá trị lớn hơn 0.6 và giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Do đó, nghiên cứu giữ lại tất cả các biến quan sát. Kết quả phân tích phản ánh các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu có mối tương quan khá chặt chẽ với nhau. Vì vậy, thang đo có tính tin cậy khá cao. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích EFA cho các biến độc lập và kết luận mô hình lý thuyết ban đầu vẫn giữ nguyên. Cuối cùng, mô hình được đưa vào phân tích hồi quy. Các yếu tố độ tin cậy và giá trị thương hiệu đều tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Bốn biến không có ý nghĩa thống kê là cơ sở vật chất, giá vé, thái độ phục vụ, và sự thuận tiện. Trong đó, yếu tố độ tin cậy tác động mạnh nhất và yếu tố giá trị thương hiệu tác động yếu nhất
Kiểm định independent sample t-test cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm về giới tính đối với xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không. Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định Anova theo các tiêu chí như độ tuổi, thu nhập và trình độ học vấn. Tuy nhiên, tất cả các kiểm định này đều không có ý nghĩa thống kê hay diễn đạt theo cách khác là không có sự khác biệt.
5.2 Kiến nghị
Độ tin cậy
Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không (hệ số beta chuẩn hóa là 0.629). Khách hàng càng có niềm tin về hãng hàng không sẽ dễ dàng đưa ra các quyết định lựa chọn. Do đó, công ty trong lĩnh vực hàng không cần thực hiện các biện pháp như sau để gia tăng niềm tin của người tiêu dùng:
Liên kết đường link với trang web của cục hàng không.
Tham gia chương trình đánh giá an toàn hàng không quốc tế của cục hàng không liên bang Hoa Kỳ. Chương trình này tập trung vào đánh giá năng lực giám sát an toàn của quốc gia, không đánh giá năng lực của người khai thác tàu bay có kế hoạch mở đường bay trực tiếp đến Hoa Kỳ của quốc gia đó.
Niêm yết các thủ tục hành chính rõ ràng ở các phương tiện thông tin đại chúng.
Liên kết với bên thứ ba như ngân hàng trong vấn đề thanh toán trực tuyến.
Giá trị thương hiệu
Yếu tố giá trị thương hiệu cũng là yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn dịch vụ hàng không (hệ số chuẩn hóa là 0.173). Giá trị thương hiệu của công ty hàng không được xem là một trong những nhân tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì lòng trung thành của khách hàng. Giá trị thương hiệu của công ty hàng không càng cao sẽ giúp cho khách hàng trung thành hơn. Giá trị thương hiệu giúp cho các quyết định lựa chọn trở nên dễ dàng hơn.
Do đó, các nhà quản trị cần tiếp tục nâng cao giá trị thương hiệu cho công ty hàng không của mình thông qua các chương trình marketing hướng đến khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, các công ty hàng không cũng cần tập trung vào sự khác biệt – điểm mạnh vốn có của chính mình. Chẳng hạn hãng VietJet Air vốn nổi tiếng cung cấp mức giá rẻ.
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này chỉ tiến hành phát bảng câu hỏi tại thị trường TP.HCM. Khả năng mang lại kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu được thực hiện trên một khu vực
thị trường lớn hơn. Nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Do đó, mẫu sẽ không mang tính đại diện cho người tiêu dùng.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là nghiên cứu xu hướng lựa chọn trong những lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng những phương tiện khác như tàu hỏa, xe bus để xem có sự khác biệt hay không.